Ths.BS Phan Nguyễn Hoàng Vân


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

ThS.BS PHAN NGUYỄN HOÀNG VÂN

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn

Quản lý thai kỳ được xem là một bước quan trọng giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, nhằm đảm bảo cả hai mẹ con luôn được khỏe mạnh và an toàn trong suốt thời gian mang thai. Để đảm bảo thể trạng người mẹ và sự phát triển của bé luôn tốt thì người mẹ cần có một kế hoạch quản lý thai kỳ khoa học và có sự theo sát của các bác sĩ chuyên môn.

Quản lý thai kỳ và 9 cột mốc khám thai quan trọng
Quản lý thai kỳ và 9 cột mốc khám thai quan trọng

1. Tầm quan trọng của quản lý thai kỳ

Quản lý thai kỳ là quá trình giám sát và chăm sóc sức khỏe cho thai phụ và thai nhi từ khi thụ thai cho đến khi sinh. 

Quá trình này được thực hiện bởi các chuyên gia sản khoa, nhằm theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp khác nhau.

Trong suốt thời gian mang thai, các thông tin cần được theo dõi trong quán trình quản lý thai kỳ cho người mẹ bao gồm:

  • Các chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của mẹ như: huyết áp, cân nặng, nhịp tim, chức năng hô hấp,…
  • Thực hiện một số xét nghiệm như đường huyết, công thức máu, các bệnh truyền nhiễm,…
  • Tiền sử bệnh lý nội ngoại khoa của thai phụ (nếu có).
  • Theo dõi diễn biến của các bệnh mãn tính hoặc bệnh nền nếu thai phụ có từ trước như tiểu đường, huyết áp, tim mạch, thận,… và các bệnh lý mới xuất hiện sau khi mang thai như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật,…
Quản lý thai kỳ là quá trình giám sát và chăm sóc sức khỏe cho thai phụ và thai nhi
Quản lý thai kỳ là quá trình giám sát và chăm sóc sức khỏe cho thai phụ và thai nhi

Những thông tin về sức khỏe thai nhi bao gồm:

  • Ngày dự sinh (dựa trên chu kỳ kinh nguyệt cuối và siêu âm thai nhi ở tuần thứ 12)
  • Ước tính tuổi của thai nhi
  • Các chỉ số cơ thể của thai nhi như đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng,…
  • Làm các xét nghiệm sàng lọc các dị tật của thai nhi
  • Ngôi thai, tình trạng nước ối, tình trạng nhau thai và dây rốn
  • Kiểm tra các chỉ số sức khỏe của mẹ và thai nhi cần được ghi lại đầy đủ để làm cơ sở cho các lần khám sau và khi sinh nở. 
  • Thông qua quá trình thăm khám này, bác sĩ sản khoa có thể theo dõi và nắm bắt tình hình sức khỏe của mẹ, phát hiện sớm và kiểm soát các bệnh lý liên quan. 
  • Ngoài ra, việc quản lý thai kỳ còn có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho quá trình sinh nở, giúp kiểm soát và nâng cao cảnh giác với các biến chứng sản khoa không muốn có.

2. Các cột mốc khám thai quan trọng mà ba mẹ cần lưu ý

Thăm khám định kỳ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của việc quản lý thai kỳ tự nhiên. Dưới đây là các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần biết để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh:

2.1 Lần đầu tiên khám thai vào tuần 5 – 8

Đây là lần khám vô cùng quan trọng đối với cả mẹ và bé. Các thai phụ nên đi khám từ tuần thứ 5 – tuần thứ 8 ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu mang thai như trễ kinh, que thử thai 2 vạch hoặc các triệu chứng sớm của thai kỳ.

Lần quản lý thai kỳ lần này, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu thực hiện một số kiểm tra và xét nghiệm ngay từ lần khám đầu tiên này, đó là:

  • Đo cân nặng và chiều cao để tính chỉ số BMI của mẹ, đánh giá tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Nếu chỉ số BMI quá cao, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách kiểm soát cân nặng để hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
  • Kiểm tra huyết áp để xem mẹ bầu có bị tăng huyết áp hay không, điều này sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật.
  • Siêu âm để xác định vị trí phôi thai để loại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra hormone hCG trong trường hợp siêu âm không rõ túi thai hoặc có xuất hiện dấu hiệu bất thường.
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh dựa trên kết quả siêu âm hoặc ngày đầu của kỳ kinh gần nhất.
  • Khai thác tiền sử bệnh của mẹ và gia đình để dự phòng các nguy cơ không may xảy ra như sảy thai, sinh non, tiền sản giật, hoặc các bệnh lý di truyền như Down, nứt đốt sống, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu bổ sung các vitaminkhoáng chất cần thiết, cung cấp chế độ ăn uống khoa học và tư vấn về lối sống lành mạnh cũng như những điều cần tránh trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Dựa vào các dấu hiệu có thai người mẹ nên đi khám và kiểm tra sức khoẻ
Dựa vào các dấu hiệu có thai người mẹ nên đi khám và kiểm tra sức khoẻ

2.2 Thai kỳ tuần 8 – 10

Nếu trong lần khám đầu tiên, bác sĩ chưa thấy phôi thai làm tổ hoặc chưa nghe được tim thai, mẹ bầu sẽ được hẹn khám lại vào tuần thứ 8 – 10. Lần này, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện hơn về phôi thai, bao gồm siêu âm tim thai.

2.3 Thai kỳ tuần 11 – 13

Đây là thời điểm quan trọng của quá trình quản lý thai kỳ, mục đích là để phát hiện và tầm soát dị tật thai nhi. Trong quá trình quản lý thai kỳ, bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên thăm khám đúng lịch.

Theo ThS.BS Phan Nguyễn Hoàng Vân – Giám đốc Chuyên môn, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn chia sẻ, trong khoảng thời gian 11 – 13 tuần mới có thể tiến hành đo độ mờ da gáy chính xác, từ đó mới phát hiện các dị tật bẩm sinh như Down, Edward, Patau và các bất thường hình thái học khác. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu để tầm soát các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể.

Nếu hình ảnh siêu âm thể hiện sự bất thường về cấu trúc của thai nhi hoặc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể cao, bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện các thủ thuật xâm lấn như sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối để xác định chính xác tình trạng nhiễm sắc thể của thai nhi.

Khám thai từ tuần 11 - 13 mục đích là để phát hiện và tầm soát dị tật thai nhi
Khám thai từ tuần 11 – 13 mục đích là để phát hiện và tầm soát dị tật thai nhi

2.4 Thai kỳ 16-18 tuần

Bước vào giai đoạn này, mẹ bầu cần thực hiện các kiểm tra thông thường như đo cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi. 

Nếu lần quản lý thai kỳ trước, mẹ vẫn chưa được làm xét nghiệm máu để tầm soát các bất thường về nhiễm sắc thể, lần này mẹ sẽ được thực hiện Triple Test – một xét nghiệm máu nhằm sàng lọc các bệnh lý ở thai nhi. 

Ngoài ra, gia đình có thể lựa chọn làm xét nghiệm NIPT để có kết quả chính xác hơn. Phương pháp này sẽ hiệu quả với những mẹ có tiền sử sinh non hoặc có yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ chỉ định đo chiều dài kênh cổ tử cung.

2.5 Thai kỳ 20 – 24 tuần

Thai nhi được 20 – 24 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra hình thái thai nhi, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, sứt môi và dị dạng cơ quan nội tạng. 

Bác sĩ cũng sẽ đo chiều dài cổ tử cung để tầm soát dấu hiệu sinh non. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ khuyến nghị chọc ối để kiểm tra chính xác hơn. 

Mẹ bầu cũng sẽ được tiêm mũi vắc xin ngừa uốn ván đầu tiên vào giai đoạn này.

Trong quá trình quản lý thai kỳ người mẹ sẽ thường siêu âm để kiểm tra thai nhi
Trong quá trình quản lý thai kỳ người mẹ sẽ thường siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai nhi

2.6 Thai kỳ 24 – 28 tuần

Tại mốc quản lý thai kỳ lần này, mẹ bầu sẽ tiếp tục các kiểm tra lâm sàng như những lần khám trước để theo dõi sự phát triển của thai nhi. 

Bác sĩ sẽ siêu âm để theo dõi sự tăng trưởng của bé, kiểm tra lượng nước ối và vị trí của nhau thai. 

Một xét nghiệm quan trọng trong giai đoạn này là nghiệm pháp dung nạp glucose để phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt và sử dụng insulin nếu cần thiết. 

Ngoài ra, nếu thai nhi hơn 27 tuần, mẹ sẽ tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván. Mẹ bầu bị viêm gan B sẽ được xét nghiệm máu để xác định cần điều trị để giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.

2.7 Thai kỳ 28 – 32 tuần

Ở giai đoạn này, ngoài các kiểm tra lâm sàng thường quy, mẹ bầu sẽ được siêu âm hình thái học để phát hiện các bất thường khởi phát muộn ở trẻ như đầu nhỏ, bất thường ở hệ thần kinh TW, kiểm tra tim thai và kích thước thai nhi.

2.8 Thai kỳ 32 – 36 tuần

Mẹ bầu không nên bỏ lỡ mốc khám thai ở tuần này, mục đích của việc khám thai giai đoạn này là để kiểm tra ngôi thai và sự phát triển của thai nhi. 

Vào giai đoạn này, mẹ bầu sẽ khám thai mỗi hai tuần một lần. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, có thể thực hiện thêm các xét nghiệm khác nếu cần thiết.

Quản lý thai kỳ vào tuần 32 - 36 mẹ bầu phải khám hai lần trong tuần
Quản lý thai kỳ vào tuần 32 – 36 mẹ bầu phải khám hai lần trong tuần

2.9 Thai kỳ 36 – 40 tuần

Đây là giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ hẹn tái khám mỗi tuần để bác sĩ đánh giá sức khỏe thai thông qua siêu âm và đo tim thai. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung và khung chậu của mẹ để tiên lượng khả năng sinh ngả âm đạo.

3. Lựa chọn nơi quản lý thai kỳ uy tín, chất lượng tại Tp Hồ Chí Minh

Những lý do mẹ bầu nên chọn Bệnh viện HTSS & NH SG để quản lý thai kỳ
Những lý do mẹ bầu nên chọn Bệnh viện HTSS & NH SG để quản lý thai kỳ
Quy trình quản lý thai lỳ toàn diện đặc biệt dành cho thai IUI/IVF
Quy trình quản lý thai lỳ toàn diện đặc biệt dành cho thai IUI/IVF

Phòng siêu âm hiện đại tại Bệnh Viện HTSS & Nam Học Sài Gòn | Địa điểm siêu âm thai tốt HCM

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là Bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, điều trị phụ khoađiều trị nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

🗓 Cập nhật lần cuối: 08:51 06/06/2024