Lạc nội mạc tử cung và những điều cần lưu ý
Tư vấn chuyên môn Bài Viết
BSCKII. LÝ THÁI LỘC
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn
Bệnh lý lạc nội mạc tử cung được xem là căn bệnh không còn quá xa lạ với phụ nữ. Bệnh nhân thường phải mất từ 3 – 10 năm để phát hiện ra bệnh, bởi triệu chứng thường không rõ rệt. Do đó, bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ một số thông tin liên quan về bệnh lý này.
1. Thế nào là lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một trong các bệnh phụ khoa khá phổ biến ở nữ giới và hiện nay rất nhiều người mắc phải. Đây là bệnh lý mà tình trạng nội mạc tử cung phát triển ở ngoài buồng tử cung và một số vị trí khác ở trong vùng chậu. Người bình thường thì lớp niêm mạc sẽ bong ra ở trong kì kinh nguyệt và sẽ được tái tạo lại sau khi chu kì kinh kết thúc. Còn lạc nội mạc tử cung xảy ra, khi lớp niêm mạc sẽ không đi ra ngoài theo máu kinh mà chúng ở lại trong tử cung hoặc đi ngược lại lên buồng trứng, dẫn đến việc viêm nhiễm và gây đau đớn.
Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng, nhưng nó lại phát triển âm thầm. Do đó, những trường hợp được phát hiện khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng. Dựa theo số liệu thống kê trên toàn thế giới, có khoảng 6 đến 10% nữ giới mắc bệnh, nhưng trên thực tế thì con số này có thể cao hơn do người bệnh không biết mình đang mắc phải nên không đi thăm khám kịp thời. Bệnh này nếu không được phát hiện sớm để có hướng điều trị kịp thời thì có thể gây ung thư hoặc vô sinh.
2. Nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung
Cho đến thời điểm hiện tại, thì không một ai biết rõ nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, lạc nội mạc tử cung xảy ra là do một số nguyên nhân sau:
✅Kinh nguyệt bị xuất huyết ngược: Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Các mô kinh nguyệt chảy ngược vào ống dẫn trứng và đọng lại trên các cơ quan vùng chậu, sau đó sinh sôi, phát triển.
✅Do di truyền: Nếu người thân của bạn đang hoặc có tiền sử về bệnh lý này thì khả năng di truyền qua bạn và cả những thế hệ sau này.
✅Những vấn đề liên quan hệ thống miễn dịch: Khi hệ miễn dịch bị lỗi thì sẽ không nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung đang phát triển bên ngoài tử cung.
✅Do nội tiết tố: Trong một số trường hợp do nồng độ Estrogen tăng cao, thì đây cũng được cho là nguyên nhân gây ra bệnh lý lạc nội mạc tử cung.
✅Ảnh hưởng sau phẫu thuật: Bệnh nhân đã từng làm các phẫu thuật ở vùng bụng, như mổ lấy thai hoặc cắt bỏ tử cung, cũng sẽ dễ khiến các mô nội mạc tử cung hình thành và phát triển.
3. Dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung
Triệu chứng của bệnh lý lạc nội mạc tử cung ở mỗi người biểu hiện không giống nhau. Ở một số phụ nữ thì biểu hiện bằng những triệu chứng ở mức độ nhẹ, nhưng người khác lại có thể xuất hiện các dấu hiệu từ trung bình đến nặng. Những dấu hiệu thường gặp của bệnh bao gồm:
Triệu chứng phổ biến nhất mà ai cũng trải qua đó là đau. Phụ nữ bị mắc bệnh phải đối mặt với nhiều cơn đau khác nhau, chẳng hạn:
✔️Đau bụng kinh: Cơn đau có thể trở nên nặng dần theo thời gian.
✔️Đau mạn tính vùng lưng dưới và vung xương chậu.
✔️Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Đây được gọi là cơn đau “sâu”, khác với cảm giác đau ở phía ngoài quan hệ.
✔️Đau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong thời kỳ hành kinh. Trong một số trường hợp, bạn sẽ thấy máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu.
✔️Đau chân: bệnh lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng một phần đến các dây thần kinh kết nối với khớp háng, hông và chân làm cho việc di chuyển trở nên khó khăn. Chân của bạn sẽ gặp một số vấn đề, khiến bạn có thể đi khập khiễng hoặc phải nghỉ ngơi thường xuyên.
✔️Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
✔️Gặp các vấn đề về tiêu hóa trong thời gian hành kinh, gồm tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, buồn nôn.
4. Những đối tượng dễ mắc lạc nội mạc tử cung
Bệnh lý lạc nội mạc ở tử cung đều có khả năng xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào có kinh nguyệt, song nó còn phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 40. Người có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao hơn, nếu:
- Chưa bao giờ có con.
- Ngày kinh kéo dài hơn 7 ngày.
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới 27 ngày.
- Gia đình có người bị lạc nội mạc cổ tử cung.
- Gặp một vấn đề sức khỏe làm ngăn cản dòng chảy bình thường của máu kinh ra khỏi cơ thể trong kỳ kinh nguyệt.
5. Các biến chứng của lạc nội mạc tử cung
Theo một số bài báo khoa học thì lạc nội mạc tử cung không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng vô cùng nặng nề. Đặc biệt ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như sức khỏe sinh sản của người bệnh:
- Bệnh gây ra những cơn đau dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh, đồng thời làm rối loạn kinh nguyệt của người bệnh.
- Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu.
- Đây là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh.
- Bệnh nhân có thể bị ung thư khi bệnh không được điều trị đúng lúc.
- Khi nội mạc đi lạc quá nhiều và tích tụ bên trong cơ thể mà không thoát được ra ngoài, chúng sẽ có thể đi vào các cơ quan khác như buồng trứng, bàng quang dẫn đến những hậu quả khó đoán trước.
6. Phân loại lạc nội mạc tử cung
Dựa vào vị trí khởi phát mà lạc nội mạc tử cung được chia làm ba loại:
- Tổn thương phúc mạc bề ngoài: Đây được xem là loại phổ biến nhất. Bạn sẽ thấy xuất hiện tổn thương trên màng bụng, theo giải phẫu học thì đây là một màng mỏng che phủ mặt trong ổ bụng, các tạng trong khoang bụng và khoang chậu.
- U nội mạc tử cung: Loại u này gây tổn thương buồng trứng. Đây là những u nang sẫm màu, chứa đầy chất lỏng, chúng hình thành sâu trong buồng trứng của người bệnh. Chúng có thể làm hỏng các mô khỏe mạnh xung quanh.
- Nội mạc tử cung xâm nhập: Loại này phát triển dưới lớp phúc mạc và gây tổn thương đến các cơ quan gần tử cung, chẳng hạn như ruột, bàng quang. Theo thống kê, có khoảng 1 – 5% phụ nữ gặp tình trạng này.
7. Các giai đoạn của bệnh lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung được chia thành 4 giai đoạn chính, đó là:
- Giai đoạn I – đây là giai đoạn rất nhẹ: Xuất hiện một vài mô cấy nhỏ trên các cơ quan hoặc mô lót vùng chậu, vùng bụng.
- Giai đoạn II – giai đoạn nhẹ: Có nhiều mô cấy hơn so với giai đoạn I. Chúng nằm sâu hơn trong mô và có xuất hiện một số mô sẹo.
- Giai đoạn III – giai đoạn trung bình: Có khá nhiều mô cấy sâu, đồng thời xuất hiện u nội mạc tử cung và các mô sẹo xung quanh buồng trứng hoặc vòi tử cung.
- Giai đoạn IV – giai đoạn nặng: Đây được xem là giai đoạn lan rộng nhất. Có nhiều mô cấy sâu và kết dính dày, kèm theo mô sẹo dính xung quanh buồng trứng, vòi tử cung, giữa tử cung và phần dưới của ruột.
Sự phân các chia giai đoạn của bệnh lạc nội mạc cổ tử cung không dựa trên mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng. Ví dụ, bệnh ở giai đoạn I, có thể gây đau dữ dội, nhưng có một số phụ nữ ở giai đoạn IV lại không có triệu chứng gì.
8. Phương pháp chẩn đoán lạc nội mạc tử cung
Dựa trên các triệu chứng mà bệnh nhân mô tả mà bác sĩ có thể nghi ngờ người bệnh đó đang mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Để chẩn đoán chính xác hơn, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số bước sau:
- Khám vùng chậu: Bác sĩ sẽ dùng cảm quang, sờ thấy u trong tiểu khung, di động hạn chế hoặc dính hoặc đau khi di động.
- Chẩn đoán bằng hình ảnh: Siêu âm, chụp CT hoặc MRI giúp các hình ảnh chi tiết về các cơ quan sinh sản hơn.
- Thực hiện nội soi ổ bụng: Mục đích xác định được vị trí và mức độ tổn thương của các u nội mạc tử cung. Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác bệnh nhân có mắc bệnh hay không.
- Sinh thiết: Bác sĩ tiến hành nội soi ổ bụng để lấy một mẫu mô, sau đó mang đi xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
9. Cách phòng bệnh lạc nội mạc tử cung
Bệnh lạc nội mạc tử cung không chừa một ai. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh bằng cách giảm nồng độ hormone Estrogen trong, thông qua:
- Nhờ bác sĩ tư vấn về các phương pháp ngừa thai bằng cách sử dụng nội tiết tố, chẳng hạn như sử dụng thuốc uống dạng viên, miếng dán hoặc vòng tránh thai.
- Tập thể dục thường xuyên để duy trì tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể ở mức thấp. Kết hợp tập thể dục và giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn sẽ giúp làm giảm nồng độ Estrogen trong cơ thể.
- Tránh uống nhiều chất có cồn: Rượu bia làm tăng nồng độ Estrogen. Vì vậy, bạn không nên uống nhiều hơn 1 ly mỗi ngày.
- Hạn chế uống những thức uống chứa caffeine: Dung nạp nhiều loại đồ uống có chứa caffeine mỗi ngày, như là soda và trà xanh, có thể làm tăng nồng độ Estrogen trong cơ thể.
Ngoài ra, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn cung cấp các dịch vụ thăm khám và điều trị bệnh lý vô sinh hiếm muộn. Với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và được trang bị máy móc hiện đại. Chúng tôi tin rằng sẽ cung cấp các dịch vụ chất lượng, uy tín cho tất cả các bệnh nhân.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
- Hotline: 033 758 6226
- Địa chỉ: 87 Lý Chiêu Hoàng, Phường 10, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh
- Website: https://benhvienhiemmuonsaigon.vn
- Fanpage: https://facebook.com/benhvienhotrosinhsanvanamhocsaigon/
Xem thêm: