Insulin cho phép glucose trong máu đi vào tế bào để cung cấp năng lượng cho chúng hoạt động. Việc thiếu hụt insulin có ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển bệnh tiểu đường. 

1. Insulin là gì?

Insulin là một loại hormone xuất hiện tự nhiên do tuyến tụy tạo ra, giúp cơ thể sử dụng đường làm năng lượng. Nếu tuyến tụy không hoạt động như bình thường, nó có thể không tạo ra hoặc không giải phóng chất này, đây là nguyên nhân lượng đường trong máu tăng, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Insulin là một loại hormone xuất hiện tự nhiên do tuyến tụy tạo ra
Insulin là một loại hormone xuất hiện tự nhiên do tuyến tụy tạo ra

2. Tác dụng của insulin

Insulin di chuyển glucose từ máu vào các tế bào trên khắp cơ thể. Glucose đến từ cả thức ăn và lượng glucose dự trữ tự nhiên của cơ thể. Một cách dễ hiểu hơn, hormone này được coi là “chìa khóa” mở cửa các tế bào để glucose đi vào dễ dàng. 

Khi cơ thể không có đủ “chìa khóa” insulin, glucose không thể đi vào tế bào được thay vào đó nó sẽ tích tụ trong máu, gây ra tình trạng tăng đường huyết. 

Ngoài ra, chúng cũng ngăn chặn việc sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng. Khi cơ thể không có hormone hoặc trong tình trạng có lượng glucose thấp không được các tế bào hấp thụ, cơ thể sẽ sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng.

Hormone tuyến tụy này cũng kiểm soát các hệ thống khác của cơ thể và điều chỉnh sự hấp thu axit amin của tế bào cơ thể.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều tình trạng có thể ảnh hưởng tới khả năng sản xuất và giải phóng hormone của cơ thể. Đó là:

  • Tiểu đường thai kỳ.
  • Tiền tiểu đường: là tình trạng cơ thể chúng ta kháng insulin nhưng lượng đường trong máu không đủ cao để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiểu đường loại 1 & loại 2: tuyến tụy không tạo ra insulin hoặc không sản xuất đủ để kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Hội chứng chuyển hóa (hội chứng kháng insulin). Kháng insulin có nghĩa là các tế bào không thể sử dụng glucose từ máu làm năng lượng.
Kháng insulin là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường
Kháng insulin là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường

3. Có mấy loại insulin?

Có năm loại insulin phổ biến, đó là: 

  • Insulin tác dụng nhanh: loại này bắt đầu hoạt động trong vòng 5 đến 20 phút và tiếp tục hoạt động trong 3 đến 5 giờ. Nó hiệu quả nhất trong khoảng một hoặc hai giờ sau khi tiêm. 
  • Insulin tác dụng ngắn: chúng bắt đầu hoạt động khoảng 30 đến 45 phút sau khi tiêm và sẽ hết tác dụng sau 5 đến 8 giờ. Thông thường loại này đạt đỉnh khoảng hai đến bốn giờ sau khi tiêm. 
  • Insulin tác dụng trung gian: loại này bắt đầu có tác dụng sau khoảng hai giờ và có hiệu quả nhất trong khoảng từ bốn đến 12 giờ sau khi tiêm. Và sẽ hết tác dụng sau 14 đến 24 tiếng. 
  • Insulin tác dụng kéo dài: phải mất khoảng một giờ để chất này đi vào máu và bắt đầu hoạt động. Nó đạt hiệu quả nhất từ ba đến 14 giờ sau khi tiêm. Tác dụng của nó kéo dài đến hết một ngày. 
  • Insulin tác dụng cực dài: đi vào máu trong khoảng sáu giờ, loại thuốc này có cùng mức độ hiệu quả trong vài giờ (không đạt đỉnh). Nó có thể kéo dài đến hai ngày.

Chúng ta có thể tiêm insulin để khắc phục tình trạng kháng chất này trong cơ thể. Việc sử dụng loại hormone nào sẽ phụ thuộc vào lượng đường có trong máu.

Tiêm insulin để điều trị tình trạng kháng chất này trong cơ thể
Tiêm insulin để điều trị tình trạng kháng chất này trong cơ thể

4. Insulin được kiểm soát như thế nào?

Hoạt động chính của insulin là cho phép glucose đi vào tế bào để sử dụng làm năng lượng và duy trì lượng glucose có trong máu ở mức bình thường. 

Việc giải phóng nhóm chất này được điều hòa chặt chẽ ở người khỏe mạnh nhằm cân bằng lượng thức ăn cơ thể nạp vào và nhu cầu trao đổi chất của cơ thể. 

Đây là một quá trình phức tạp và các hormone khác có trong ruột và tuyến tụy cũng góp phần điều hòa lượng đường trong máu. Khi chúng ta ăn thức ăn, glucose sẽ được hấp thụ từ ruột vào máu, làm tăng lượng đường trong máu. 

Sự gia tăng lượng đường trong máu này khiến insulin được giải phóng khỏi tuyến tụy để glucose có thể di chuyển vào bên trong tế bào và được sử dụng. 

Khi glucose di chuyển vào bên trong tế bào, lượng glucose trong máu trở lại bình thường và quá trình giải phóng chúng chậm lại.

Hạ đường huyết sẽ khiến cơ thể chóng mặt, hoa mắt
Hạ đường huyết sẽ khiến cơ thể chóng mặt, hoa mắt

Protein trong thực phẩm và các hormone khác do ruột sản xuất để đáp ứng với thức ăn cũng kích thích giải phóng insulin. 

Các hormone được giải phóng trong thời điểm căng thẳng cấp tính, chẳng hạn như adrenaline, sẽ ngừng giải phóng hormone này, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn nhằm giúp giải tỏa căng thẳng. 

Insulin hoạt động song song với glucagon, một loại hormone khác do tuyến tụy sản xuất. Vai trò của insulin là làm giảm lượng đường trong máu nếu cần, còn vai trò của glucagon là làm tăng lượng đường trong máu nếu chúng giảm quá thấp.

Chúng phối hợp hoạt động chặt chẽ với nhau để đảm bảo duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

5. Dư thừa insulin sẽ gây ra tình trạng gì?

Nếu một người vô tình tiêm nhiều insulin hơn mức cần thiết sẽ dẫn đến lượng đường trong máu thấp bất thường (gọi là hạ đường huyết). 

Cơ thể phản ứng với tình trạng hạ đường huyết bằng cách giải phóng glucose dự trữ từ gan nhằm cố gắng đưa mức đường huyết trở lại bình thường. 

Mức đường huyết thấp có thể khiến cơ thể mệt mỏi. 

Cơ thể thực hiện phản ứng đối với tình trạng hạ đường huyết thông qua một bộ dây thần kinh chuyên biệt gọi là hệ thần kinh giao cảm. 

Điều này gây ra tình trạng đánh trống ngực, đổ mồ hôi, đói, lo lắng, run và da nhợt nhạt thường cảnh báo người bệnh về mức đường huyết thấp để có thể điều trị.

Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu ban đầu quá thấp hoặc không được điều trị kịp thời và tiếp tục tụt xuống, não cũng sẽ bị ảnh hưởng vì nó phụ thuộc gần như hoàn toàn vào glucose làm nguồn năng lượng để hoạt động bình thường.

Điều này có thể gây chóng mặt, lú lẫn, co giật và thậm chí hôn mê trong những trường hợp nghiêm trọng.

Đường huyết quá thấp sẽ khiến cơ thể mệt mỏi
Đường huyết quá thấp sẽ khiến cơ thể mệt mỏi

6. Một số bệnh lý do ít insulin trong cơ thể 

Những người mắc bệnh tiểu đường gặp vấn đề về sản xuất insulin, cách thức hoạt động của chất này hoặc cả hai. 

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 sản xuất rất ít hoặc không có insulin. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào beta sản xuất hormone bị kháng thể phá hủy (thường là những chất được cơ thể tiết ra để chống lại nhiễm trùng) nên không thể sản xuất insulin. 

Khi có quá ít chất này, cơ thể không thể vận chuyển glucose từ máu vào tế bào được nữa, khiến lượng đường trong máu tăng cao. 

Nếu mức glucose đủ cao, lượng glucose dư thừa sẽ tràn vào nước tiểu. Điều này khiến chúng ta xảy ra hiện tượng đi tiểu nhiều và thường xuyên khát nước. 

Ngoài ra, với quá ít insulin, tế bào không thể lấy glucose để tạo năng lượng và các nguồn năng lượng khác (như mỡ và cơ). Điều này khiến cơ thể mệt mỏi và sụt cân. Nếu tình trạng này tiếp tục,người bệnh có thể chuyển biến nặng hơn.

Tiết ít hoặc không sản sinh ra insulin là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường
Tiết ít hoặc không sản sinh ra insulin là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường

7. Điều gì xảy ra nếu insulin hoạt động bất thường?

Nếu insulin hoạt động bất thường, về lâu dài sẽ gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể do hai yếu tố chính gây ra và mức độ nghiêm trọng của nó sẽ phụ thuộc vào mức độ tiến triển của vấn đề. Thứ nhất, tế bào beta của bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc sản xuất insulin nên mặc dù sản xuất được một lượng hormone tuyến tụy nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu của cơ thể. 

Đây là sự thiếu hụt insulin tương đối chứ không phải là sự thiếu hụt tuyệt đối thường thấy ở bệnh tiểu đường loại 1. 

Thứ hai, insulin có sẵn không hoạt động bình thường vì các khu vực trong tế bào nơi hormone này hoạt động, được gọi là thụ thể insulin, trở nên không nhạy cảm và ngừng phản ứng với insulin trong máu.

Giai đoạn mang thai nếu nồng độ insulin thấp có thể gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ
Giai đoạn mang thai nếu nồng độ insulin thấp có thể gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ

Điều này được gọi là kháng hormone tuyến tụy và rất phổ biến ở bệnh béo phì và tiểu đường loại 2. 

Một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 ban đầu có thể gặp rất ít triệu chứng. Chỉ có thể phát hiện ra thông qua xét nghiệm lượng đường trong máu. 

Bởi dấu hiệu của tiểu đường tuýp 2 khá giống với tiểu đường tuýp 1 (khát nước, đi tiểu thường xuyên, sụt cân, mất nước). ​

Có thể thấy, insulin có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Vì vậy, để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hormone này, hãy ăn uống lành mạnh, giữ cân nặng ở mức hợp lý và thường xuyên vận động.

Dinh dưỡng hợp lý giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, tránh được các bệnh do hormone insulin gây ra
Dinh dưỡng hợp lý giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, tránh được các bệnh do hormone insulin gây ra

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, có nhiều năm thâm niên trong ngành và đã chữa khỏi nhiều ca bệnh.

Trang thiết bị vật chất của viện hiện đại tân tiến, nhập khẩu 100% từ nước ngoài, giúp các xét nghiệm được chính xác nhất và góp phần cho việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/323760
  2. https://www.news-medical.net/health/Insulins-role-in-the-human-body.aspx
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-treatment/art-20044084