Protein hay chất đạm là một trong những dưỡng chất quan trọng mà cơ thể cần dung nạp hàng ngày, giúp duy trì sự sống và tăng cường sức khỏe.

1. Tổng quan về Protein

Protein hay còn được biết là chất đạm, là những phân tử hay đại phân tử sinh học, chứa một hoặc rất nhiều các acid amin, liên kết với nhau bằng liên kết peptid. 

Trình tự các acid amin khác nhau nên chất đạm cũng khác nhau và trình tự này do các nucleotide của gen quy định.

Có khoảng 20 acid amin trong tự nhiên, nhưng có 9 acid amin mà cơ thể không tự tạo ra được, mà phải cung cấp từ bên ngoài vào, số còn lại là acid amin không thiết yếu vì đây là những loại mà cơ thể có thể tự tổng hợp được.

Mỗi loại Protein khi được tạo ra, chúng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, có loại chỉ tồn tại vài phút và có loại tồn tại thời gian lâu hơn. 

Protein bị thoái hóa và sẽ được tái sinh bởi bộ máy tế bào thông qua quá trình luân chuyển Protein. 

Chất đạm chiếm đến 50% khối lượng của tế bào, là thành phần thiết yếu cho việc hình thành, duy trì và tái tạo nên cơ thể cần bổ sung Protein qua chế độ ăn hàng ngày. 

Trường hợp cơ thể thiếu Protein có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng, như suy dinh dưỡng, chậm lớn, hay ốm đau, bệnh tật.

Protein là đại phân tử chứ nhiều acid amin được liên kết với nhau bằng liên kết peptid
Protein là đại phân tử chứ nhiều acid amin được liên kết với nhau bằng liên kết peptid

2. Protein có nhiệm vụ gì trong cơ thể

2.1 Cấu tạo khung tế bào, duy trì và phát triển cơ thể

Protein là thành phần cấu tạo nên khung của tế bào và chúng tham gia vào mọi quá trình bên trong tế bào. 

Sinh vật được cấu tạo từ vô số tế bào, Protein có mặt trong chất gian bào, nhân tế bào, có vai trò duy trì và phát triển mô.

Đây là thành phần thiết yếu của cơ thể, tham gia vào mọi quá trình bên trong tế bào. Protein là thành phần quan trọng của nhân tế bào, chất gian bào, duy trì và phát triển mô.

Bên cạnh đó, chất đạm còn là enzyme xúc tác cho các phản ứng trao đổi chất bên trong cơ thể.

Ngoài ra, quá trình phát triển của cơ thể, từ hình thành cơ, phát triển, đổi mới của tế bào, đều gắn liền với quá trình tổng hợp chất đạm.

Protein có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ thể khỏe mạnh
Protein có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ thể khỏe mạnh

2.2 Vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng

Phần lớn chất dinh dưỡng được vận chuyển đi khắp cơ thể là nhờ Protein. 

Chúng vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thu từ quá trình tiêu hóa đi vào vào máu và từ máu vận chuyển đến các mô, qua màng tế bào. 

Trong hồng cầu có hemoglobin, đây là một Protein có vai trò vận chuyển oxy từ phổi và cung cấp cho các tế bào khác bên trong cơ thể.

2.3 Bảo vệ cơ thể

Thành phần chính của các tế bào bạch cầu là Protein, nhiệm vụ là chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập cơ thể.

Hệ thống miễn dịch sản xuất các kháng thể interferon giúp chống lại virus và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Vì thế, nếu quá trình tổng hợp Protein bị suy giảm, sẽ làm cho khả năng bảo vệ cơ thể cũng yếu đi.

2.4 Điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng pH trong cơ thể

Vai trò của Protein như chất đệm, giúp cân bằng pH, đảm bảo cho hệ tuần hoàn có thể vận chuyển các ion.

Chất đạm có nhiệm vụ kéo nước từ tế bào và mạch máu, giúp điều hòa lượng nước trong cơ thể. Nếu hàm lượng chất đạm trong máu thấp thì áp lực thẩm thấu trong lòng mạch giảm, gây ra hiện tượng phù nề.

2.5 Cân bằng năng lượng của cơ thể

Chất đạm đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm khoảng 15% năng lượng của khẩu phần ăn. Đây là yếu tố đứng sau nước, chiếm 50% trọng lượng thô của người trưởng thành.

3. Hàm lượng Protein cần thiết cho cơ thể

Mỗi ngày một người trưởng thành cần ít nhất 0,8 gam Protein/1kg cân nặng. 

Với những người thường xuyên chơi thể thao thì cần từ khoảng 1,8 gam chất đạm/1kg cân nặng. 

Có hai loại chất đạm là Protein hoàn chỉnh và Protein không hoàn chỉnh. Protein hoàn chỉnh có trong động vật, Protein không hoàn chỉnh có trong thực vật. 

Nên sử dụng cân đối các nguồn chất đạm để cơ thể phát triển khỏe mạnh. 

Những vấn đề thường gặp thừa/thiếu Protein

3.1 Thiếu Protein

Chế độ ăn hàng ngày thiếu dinh dưỡng, không đáp ứng đủ nhu cầu Protein trong một thời gian dài, cơ thể sẽ gặp các tình trạng như sau:

  • Giảm cân
  • Yếu cơ, thậm chí mất cơ
  • Hệ miễn dịch suy giảm chức năng
  • Ở phụ nữ dễ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt
  • Cơ thể bị phù nề: nếu cơ thể không đủ Protein, những cấu trúc trong cơ thể bị phá vỡ, các chất lỏng bị rò rỉ, gây ra tình trạng phù nề, tích tụ chất lỏng.
  • Tâm trạng thay đổi, khó ngủ
Thiếu Protein dễ gây ra tình trạng mất ngủ
Thiếu protein dễ gây ra tình trạng mất ngủ

3.2 Thừa Protein

Trường hợp, cơ thể bị thừa chất đạm có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, như đau khớp, bệnh gout, các bệnh viêm nhiễm, làm thiếu hụt calci và vitamin D, gây ra bệnh đa xơ cứng khi lớn tuổi,…

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng thừa Protein, bao gồm:

  • Thường hay khát nước: trường hợp trong thận có chứa quá nhiều chất đạm, thận phải làm việc hết công suất để đào thải bớt, cho nên lượng nước tiểu sẽ nhiều hơn, vì thế cơ thể thường xuyên cảm thấy khát hơn.
  • Rối loạn tiêu hóa: ăn đạm thường xuyên, bữa ăn ít hoặc không có chất xơ, sẽ gây ra một số vấn đề cho cơ thể như rối loạn tiêu hóa, táo bón, chướng bụng, co thắt ruột,…
  • Trầm cảm và lo lắng
  • Tăng cân không kiểm soát, dễ dẫn đến béo phì
  • Hơi thở có mùi khó chịu
Thừa Protein có thể gây ra tình trạng thừa cân béo phì
Thừa Protein có thể gây ra tình trạng thừa cân béo phì

4. Một số loại thực phẩm bổ sung Protein

4.1 Trứng

Trứng là một trong những thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nhất hiện nay và là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời vì có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất béo tốt, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng tốt cho não.

Trứng có chứa nhiều chất đạm, lòng trắng trứng gần như là nguồn Protein nguyên chất. Hàm lượng chất đạm chiếm 33% lượng calo của một quả trứng. Một quả trứng lớn có khoảng 6g Protein và 78 calo.

Trứng được xem là nguồn thực phẩm giàu Protein
Trứng được xem là nguồn thực phẩm giàu Protein

4.2 Hạnh nhân

Hạt hạnh nhân giàu chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, bao gồm chất xơ, vitamin E và magie…

4.3 Ức gà

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ức gà là một trong những thực phẩm rất giàu Protein. Chúng cũng rất dễ nấu được nhiều món có hương vị thơm ngon và dễ ăn. Hàm lượng chất đạm trong ức gà chiếm 75% lượng calo.

4.4 Yến mạch

Yến mạch nằm trong danh sách những loại ngũ cốc tốt nhất cho sức khỏe. Loại thực phẩm này cung cấp chất xơ, magie, thiamine (vitamin B1) và một số chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể. Hàm lượng chất đạm trong yến mạch chiếm 14% lượng calo.

4.5 Phô mai Cottage

Đây là một loại phô mai ít chất béo và có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu calci, phốt pho, selen, vitamin B12, vitamin B2 và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Hàm lượng Protein trong phô mai chiếm 69% lượng calo. Chẳng hạn 226g phô mai với 1% chất béo, chúng chứa 28g chất đạm và 163 Klo.

Một số loại phô mai khác có nhiều chất đạm, như Parmesan (38% lượng calo), phô mai Thụy Sĩ (30%), mozzarella (29%) và cheddar (26%).

4.6 Thịt bò nạc

Thịt bò nạc có chứa rất nhiều Protein, cũng như Bioavailable Iron cao, vitamin B12 và một lượng lớn các chất dinh dưỡng khác. Thịt bò nạc phù hợp cho những người có chế độ ăn ít carbohydrate.

4.7 Cá ngừ

Cá ngừ có ít chất béo và ít calo nhưng được xem là một nguồn chất đạm phong phú. Giống như những loại cá khác, cá ngừ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và chất béo omega-3.

Hàm lượng Protein trong cá ngừ chiếm 84% lượng calo. Một lon cá ngừ đóng hộp (142g) chứa 27g chất đạm và 128 calo.

4.8 Tôm

Đây là một trong những loại hải sản có hàm lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm calci, selen và vitamin B12. Giống như các loại cá béo khác, trong tôm chứa acid béo omega-3.

Tôm vừa chứa Protein, Omega-3 và các chất khác
Tôm vừa chứa Protein, Omega-3 và các chất khác

4.9 Cải Brussels

Đây là một loại thực vật giàu Protein, với vẻ bề ngoài nhìn giống bông cải xanh nhưng kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Loại rau này chứa nhiều chất xơ, vitamin C và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.

4.10 Sữa và chế phẩm từ sữa

Những thực phẩm chế biến từ sữa chứa lượng Protein rất cao, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển cơ bắp, hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc tiểu đường. 

Hàm lượng chất đạm có trong sữa gầy và sữa béo là khác nhau, sữa béo chứa lượng chất đạm cao hơn, với khoảng 20g cho mỗi ly sữa thông thường.

Tuy nhiên, dù sữa có chứa nhiều Protein nhưng loại thực phẩm này không phù hợp với một số đối tượng không dung nạp lactose, trong đó có người cao tuổi.

Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều Protein
Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều Protein

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện tiên phong trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị vô sinh và đã chữa khỏi cho hàng ngàn ca bệnh.

Ngoài ra, đội ngũ chuyên viên, nhân viên y tế được đào tạo bài bản, kiến thức chuyên ngành vững chắc, có thể giải đáp tất cả các thắc mắc và hỗ trợ người bệnh 24/7.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/nutrition/functions-of-protein 
  2. https://www.eufic.org/en/whats-in-food/article/what-are-proteins-and-what-is-their-function-in-the-body
  3. https://medlineplus.gov/ency/article/002467.htm