Xét nghiệm nước tiểu thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh nhân nghi ngờ mắc các rối loạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường và các bệnh về chức năng thận.

Giải mã ý nghĩ các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu
Giải mã ý nghĩ các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu

1. Xét nghiệm nước tiểu là gì?

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp y tế hiện đại được sử dụng để chẩn đoán tình trạng bệnh lý. Phương pháp xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất là phân tích nước tiểu (UA). Các xét nghiệm khác là cấy nước tiểu và nồng độ chất điện giải trong nước tiểu.

Sau khi có mẫu xét nghiệm, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích tìm ra các thông số mục tiêu bằng quan sát trực quan để phân tích màu, mùi, các chất có trong nước tiểu một cách tổng quan. Tiếp theo là sử dụng thiết bị cấy ghép để phân tích và quan sát mẫu nước tiểu bằng kính hiển vi ánh sáng.

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp y tế hiện đại được sử dụng để chẩn đoán tình trạng bệnh lý
Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp y tế hiện đại được sử dụng để chẩn đoán tình trạng bệnh lý

2. Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện như thế nào?

Trước khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu, người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nếu cần kết hợp nhiều xét nghiệm cùng một lúc thì sẽ có những xét nghiệm yêu cầu phải nhịn ăn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Nếu trước đó bạn đã sử dụng các loại thuốc hoặc vitamin bổ sung cần báo lại với bác sĩ. Bởi thành phần có trong thuốc có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. 

Để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, cần lấy mẫu nước tiểu giữa dòng. Các bước lấy nước tiểu được thực hiện như sau:

  • Làm sạch lỗ tiết niệu bằng khăn lau vô trùng để loại bỏ vi khuẩn. Nam giới nên lau đầu dương vật. Phụ nữ có thể làm sạch môi âm hộ của mình từ trước ra sau.
  • Bắt đầu đi tiểu vào nhà vệ sinh. Không thu thập dòng nước tiểu ban đầu.
  • Ở giữa dòng, bắt đầu thu thập nước tiểu vào thùng đựng mẫu. Mẫu nước tiểu cần lấy tối thiểu từ 30 – 60 ml. 
  • Một số trường hợp đặc biệt sẽ được thực hiện tại bệnh viện và lấy nước tiểu bằng phương pháp đặt ống thông tiểu hoặc chọc hút bằng kim qua xương mu để vào bàng quang.

Mẫu nước tiểu sau đó sẽ được xét nghiệm, phân tích các chất, thành phần khác nhau có trong nước tiểu. Nhờ xét nghiệm sẽ giúp tìm ra nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh, từ đó bác sĩ có thể đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp.

Xét nghiệm nước tiểu người bệnh có thể ăn uống bình thường
Xét nghiệm nước tiểu người bệnh có thể ăn uống bình thường

3. Ý nghĩa của xét nghiệm nước tiểu

Hệ thống bài tiết nước tiểu của con người bao gồm các cơ quan như thận, bàng quang, niệu đạo và niệu quản. Để cân bằng nước trong cơ thể, lọc và loại bỏ cặn, các chất độc hại khác thải ra qua nước tiểu cần có sự tham gia của hệ bài tiết nước tiểu.

Thông thường, nước tiểu có màu trong hoặc vàng nhạt. Nhưng khi cơ thể gặp vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu, chúng ta có thể nhận biết những bất thường thông qua màu nước tiểu có thể đậm hơn bình thường, mùi hôi nồng nặc.

Khi đi tiểu có cảm giác nóng rát, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám và kiểm tra. 

Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện các tình trạng như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: nếu tìm thấy tế bào bạch cầu và các hợp chất vi khuẩn có trong mẫu nước tiểu, điều đó có nghĩa là bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Bệnh thận: nước tiểu có dấu hiệu bất thường liên quan đến protein, axit, hồng cầu…, rất có thể người bệnh đã mắc các bệnh liên quan đến thận như viêm bể thận, sỏi thận, nặng hơn là suy thận…Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh thận có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm. Bởi thận là cơ quan có chức năng lọc máu, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường: nhờ kết quả của các chỉ số như pH, xét nghiệm nước tiểu Ketones sẽ giúp bác sĩ xác định khả năng bệnh nhân có mắc bệnh tiểu đường hay không.
  • Bệnh gan: xét nghiệm nước tiểu không chỉ phát hiện bệnh thận mà còn giúp chẩn đoán các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan,… nhờ có các chỉ số UBG và BIL trong nước tiểu.

Các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục: bệnh lậu và giang mai là một trong những bệnh thường gặp nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Thông qua xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp phát hiện các bệnh lý ở cơ quan sinh dục ở giai đoạn ủ bệnh để điều trị kịp thời.

Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chẩn đoán một số bệnh liên quan đến đường tiết niệu
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chẩn đoán một số bệnh liên quan đến đường tiết niệu

4. Giải mã ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm nước tiểu

4.1 LEU – Chỉ số bạch cầu

​Dựa trên sự hiện diện của enzyme esterase bạch cầu hạt, LEU sẽ được tìm thấy trong mẫu nước tiểu. Do cơ thể phải chiến đấu chống lại vi khuẩn xâm nhập nên các tế bào bạch cầu sẽ chết và bị đào thải qua đường tiết niệu. Chỉ số này cũng cho biết khả năng bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chỉ số bạch cầu bình thường là từ 10 – 25 Leu/UL. Nếu LEU dưới 25 Leu/UL nghĩa là bạch cầu trong cơ thể không có biểu hiện bất thường nào. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân vẫn xuất hiện các triệu chứng lâm sàng khác thì sẽ phải làm thêm các xét nghiệm để kiểm tra.

Khi điểm LEU > 25 leu/UL nghĩa là bạch cầu có dấu hiệu bất thường, phản ánh nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang. 

4.2 Chỉ số Nitrit (NIT)

Thông thường, sẽ không có nitrat trong nước tiểu. Nitrit chỉ xảy ra khi vi khuẩn chuyển hóa thức ăn. Để đo chỉ số Nitrit trong mẫu đòi hỏi quy trình lấy nước tiểu phải có đủ thời gian để nitrat chuyển hóa thành nitrit. Thông thường, khi nước tiểu đã ở trong bàng quang được 4 giờ thì có thể lấy mẫu. 

Chỉ số nitrit trong xét nghiệm nước tiểu bình thường ở mức 0,05-0,1 mg/dL. Khi chỉ số Nitrit < 0,05 mg/dL nghĩa là trong nước tiểu không có vi khuẩn gram âm dẫn đến kết quả âm tính. 

Nhưng cũng có nhiều trường hợp cho kết quả âm tính giả khi thời gian lấy mẫu quá ngắn hoặc có sự hiện diện của vi khuẩn gram dương. Chỉ số Nitrit > 0,1 mg/dL sẽ cho kết quả dương tính. 

Như vậy chứng tỏ bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu cần được chẩn đoán, làm các xét nghiệm bổ sung và điều trị sớm.

4.3 PH (độ axit)

Nhờ kết quả đọc độ pH từ xét nghiệm nước tiểu, mẫu nước tiểu này sẽ được đánh giá là có tính axit hoặc bazơ như sau:

PH = 4 nghĩa là mẫu có tính axit rất cao.

PH = 7 là mẫu trung tính.

PH = 9 trong mẫu có tính bazơ mạnh.

Khi độ pH cao có thể gây ra nhiễm trùng thận. Cơ thể bắt đầu xuất hiện các biểu hiện như tiêu chảy, mất nước, suy thận mãn tính, nôn mửa hay hẹp môn vị. 

Độ pH từ xét nghiệm nước tiểu đánh giá nước tiểu này là có tính axit hoặc bazơ
Độ pH từ xét nghiệm nước tiểu đánh giá nước tiểu này là có tính axit hoặc bazơ

4.4 Bilirubin (BIL)

Nhờ phân tích chỉ số bilirubin, giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh gan hoặc các bệnh do hệ thống đường mật gây ra.

Bilirubin bình thường ở mức: 0,4-0,8 mg/dL hoặc 6,8-13,6 mmol/L.

Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu âm tính thì không có gì bất thường xảy ra. Lúc này, bệnh nhân không cần phải làm thêm các xét nghiệm khác. Tuy nhiên, kết quả âm tính giả đôi khi xuất hiện trong trường hợp để nước tiểu quá lâu. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm urobilinogen nhiều hơn để chẩn đoán chính xác hơn. 

4.5 Tế bào hồng cầu (BLO)

Nếu có hồng cầu trong mẫu nước tiểu, bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Kết quả âm tính cho thấy mọi thứ đều bình thường. Nhưng nếu bác sĩ nhận thấy bệnh nhân vẫn thuộc nhóm nguy cơ cao thì sẽ yêu cầu làm lại xét nghiệm để kiểm tra thêm. Nếu có kết quả dương tính, cần có các xét nghiệm kết hợp khác để có được chẩn đoán chính xác. Đối với bệnh nhân trên 40 tuổi, nếu kết quả dương tính kéo dài thì nguy cơ ung thư đường tiết niệu là rất cao.

4.6 Glucose (GLU – Đường)

Nếu glucose xuất hiện trong mẫu nước tiểu được xét nghiệm thì đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Hoặc do các bệnh về ống thận, viêm tụy gây ra.

Nếu xét nghiệm nước tiểu không có glucose hoặc ở mức rất thấp thì người bệnh không cần quá lo ngại. Việc phụ nữ mang thai có lượng glucose trong nước tiểu ở mức chấp nhận được là điều bình thường.

Tuy nhiên khi kết quả dương tính cho thấy bệnh nhân có thể mắc một số bệnh như tiểu đường không kiểm soát, tổn thương thận…

Nếu trước khi xét nghiệm, bệnh nhân ăn quá nhiều đồ ngọt cũng có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của xét nghiệm. Nhưng khi xét nghiệm lần 2, chỉ số glucose cao hơn lần 1 thì đây là dấu hiệu đáng lo ngại.

4.7 ASC (Sàng lọc cặn nước tiểu)

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp đánh giá bệnh thận, phát hiện sỏi đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng thận.

Chỉ số ASC bình thường là: 5-10 mg/dL hoặc 0,28-0,56 mmol/L. Dù kết quả âm tính hay dương tính, khi nhận được kết quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp của mình để biết chính xác có cần kết hợp thêm các xét nghiệm khác không. 

Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm thông thường, không có ý nghĩa xác định nhưng giúp bác sĩ chẩn đoán căn cứ để tiến hành một số xét nghiệm, phương pháp khác. Từ đó đưa ra kết quả chính xác nhất về tình trạng của bệnh nhân.

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp đánh giá bệnh liên quan đến thận
Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp đánh giá bệnh liên quan đến thận

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. 

Bệnh Viện không chỉ quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm mà còn có máy móc trang thiết bị nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, đạt chuẩn châu Âu. Từ đó đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Nếu bạn đang quan tâm tới các vấn đề về sức khỏe và muốn làm xét nghiệm kiểm tra, chúng tôi là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. 

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-is-urinalysis
  2. https://www.everydayhealth.com/urine/urinalysis-how-test-done-what-results-mean
  3. https://www.medicalnewstoday.com/articles/325904#what-does-a-urinalysis-test-for