Tiền sản giật được xem là một biến chứng nguy hiểm của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác – thậm chí gây tử vong cho cả thai phụ và thai nhi.

Tiền sản giật biến chứng nguy hiểm của thai kỳ
Tiền sản giật biến chứng nguy hiểm của thai kỳ

1. Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng có thể xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc sau khi sinh con. Ngoài việc gây ra huyết áp cao, nó có thể khiến các cơ quan như thận và gan không hoạt động bình thường. 

Tiền sản giật là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với bất kỳ thai phụ nào. Khoảng 10 đến 15% số ca tử vong mẹ trên toàn thế giới là do bệnh lý này và các biến chứng liên quan, chẳng hạn như sản giật và sinh non. Mẹ bầu bị mắc phải nếu không được chữa trị, sẽ có nguy cơ bị sinh non rất cao.

Những mẹ bầu bị cao huyết áp rất có khả năng bị tiền sản giật
Những mẹ bầu bị cao huyết áp rất có khả năng bị tiền sản giật

2. Những dấu hiệu của tiền sản giật 

  • Huyết áp cao, có hoặc không có protein trong nước tiểu. Điều này sẽ được kiểm tra vào những lần khám thai định kỳ. 
  • Thay đổi về thị lực, như mờ, nhìn thấy đốm hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
  • Đau đầu dai dẳng, không thuyên giảm.
  • Buồn nôn (cảm giác khó chịu ở bụng), nôn mửa hoặc chóng mặt.
  • Đau ở vùng bụng trên bên phải hoặc ở vai.
  • Tăng cân đột ngột.
  • Sưng ở chân, tay hoặc mặt.
  • Khó thở.
  • Mức độ tiểu cầu trong máu sụt giảm. 
  • Men gan tăng báo hiệu gan có vấn đề.

Các triệu chứng này sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho chị em khi mang thai. Nếu chị em có một hoặc vài triệu chứng kể trên, đừng nên chủ quan mà hay tới thăm khám bác sĩ ngay để phát hiện tiền sản giật sớm.

Buồn nôn, nôn là một trong những nguyên nhân gây ra tiền sản giật ở mẹ bầu
Buồn nôn, nôn là một trong những nguyên nhân gây ra tiền sản giật ở mẹ bầu

3. Nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Hiện nay các chuyên gia chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tiền sản giật là gì. Nhung theo nhiều nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng nó bắt đầu từ nhau thai – cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các mạch máu mới sẽ phát triển và tiến hóa để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho nhau thai. Tuy nhiên, ở những phụ nữ bị tiền sản giật, các mạch máu đó lại không phát triển hoặc hoạt động bất bình thường.

Các vấn đề về mức độ lưu thông máu trong nhau thai có thể dẫn đến sự điều hòa huyết áp không đều ở người mẹ.

Sự bất thường của các mạch máu cũng có thể khiến mẹ bầu bị tiền sản giật
Sự bất thường của các mạch máu cũng có thể khiến mẹ bầu bị tiền sản giật

4. Đối tượng nào có nguy cơ bị tiền sản giật cao?

Thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn bình thường nếu:

  • Đã từng bị bệnh lý này ở lần mang thai trước. Thai phụ bị tiền sản giật càng sớm trong thai kỳ thì nguy cơ tái phát bệnh này càng cao. 
  • Mang đa thai (sinh đôi, sinh ba,…).
  • Bị bệnh nền huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận hoặc bệnh tự miễn dịch như lupus hoặc hội chứng kháng phospholipid. Bệnh tiểu đường là khi cơ thể có quá nhiều đường trong máu. Điều này có thể làm hỏng các cơ quan như mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận.
  • Bệnh tự miễn là tình trạng sức khỏe xảy ra khi các kháng thể (tế bào trong cơ thể chống lại nhiễm trùng) tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh.
Phụ nữ mắc lupus ban đỏ dễ bị tiền sản giật nếu mang thai
Phụ nữ mắc lupus ban đỏ dễ bị tiền sản giật nếu mang thai
  • Vô sinh thứ phát (chưa từng mang thai hoặc đã hơn 10 năm kể từ lần sinh đầu tiên).
  • Béo phì.
  • Có tiền sử gia đình bị tiền sản giật như mẹ hoặc chị gái/em gái,…
  • Đã gặp các biến chứng trong lần mang thai trước, chẳng hạn như sinh con nhẹ cân. 
  • Can thiệp biện pháp hỗ trợ sinh sản (IVF) để mang thai. 
  • Trên 35 tuổi.
  • Chủng tộc: theo nghiên cứu, phụ nữ Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn các chủng tộc khác.
Béo phì gây ra rất nhiều biến chứng cho thai phụ trong đó có tiền sản giật
Béo phì gây ra rất nhiều biến chứng cho thai phụ trong đó có tiền sản giật

5. Ảnh hưởng của tiền sản giật đến mẹ và bé

Các biến chứng khi mang thai do tiền sản giật bao gồm:

  • Tổn thương cơ quan khác. Các cơ quan có thể bị ảnh hưởng đó là thận, gan, phổi, tim hoặc mắt. Nguy hiểm hơn là đột quỵ và chấn thương não. Mức độ tổn thương các cơ quan khác sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật.
  • Bệnh tim mạch. 
  • Sản giật. Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng lại đe dọa lớn tới tính mạng người mẹ. Biểu hiện đó là mẹ bầu bị co giật hoặc hôn mê sau tiền sản giật. 
  • Đột quỵ.
Tiền sản giật sẽ gây ra một số bệnh lý liên quan đến tim mạch
Tiền sản giật sẽ gây ra một số bệnh lý liên quan đến tim mạch
  • Sinh non. Ngay cả khi được điều trị, thai phụ vẫn có thể phải sinh sớm để giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.
  • Nhau bong non. Đây là khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung (dạ con) trước khi sinh. Nếu người mẹ bị nhau bong non, em bé có thể không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Chảy máu âm đạo là triệu chứng phổ biến nhất của nhau bong non sau 20 tuần mang thai.
  • Hạn chế tăng trưởng trong tử cung (còn gọi là IUGR). Đây là lúc em bé phát triển kém trong bụng mẹ. Nó có thể xảy ra khi mẹ bị huyết áp cao làm hẹp các mạch máu trong tử cung và nhau thai. Nhau thai chính là nơi cung cấp thức ăn và oxy cho em bé qua dây rốn. Nếu thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng trong bụng mẹ, bé sẽ có nguy cơ bị kém phát triển. 
  • Cân nặng khi sinh thấp hơn mức tiêu chuẩn. 
  • Bị tiền sản giật làm tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh. Đây là một tình trạng hiếm gặp nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến sốc và tử vong.
Người mẹ bị tiền sản giật có thể dẫn đến thai nhi nhẹ cân khi sinh ra
Người mẹ bị tiền sản giật có thể dẫn đến thai nhi nhẹ cân khi sinh ra

6. Tiền sản giật nhẹ được điều trị như thế nào?

Hầu hết phụ nữ bị tiền sản giật nhẹ đều sinh con ở tuần thứ 37 của thai kỳ. Nếu bà bầu bị tiền sản giật nhẹ trước 37 tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và nước tiểu người bệnh thường xuyên. 

Ngoài ra bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu đếm số lần em bé cử động. Nếu xuất hiện sự bất thường, cần báo ngay cho bác sĩ. Thông thường, nếu người mẹ mang thai ít nhất 37 tuần và tình trạng sức khỏe ổn định, bác sĩ có thể khuyên nên sinh sớm. Điều này sẽ an toàn cho cả mẹ và bé thay vì kéo duy trì thai kỳ như bình thường.

Thai phụ cần được theo dõi huyết áp định kỳ nếu nghi ngờ bị tiền sản giật
Thai phụ cần được theo dõi huyết áp định kỳ nếu nghi ngờ bị tiền sản giật

7. Tiền sản giật nặng có điều trị được không?

Nếu thai phụ bị tiền sản giật nặng, rất có thể sẽ phải ở lại bệnh viện để bác sĩ có thể theo dõi tình hình chặt chẽ. Bác sĩ có thể điều trị cho người bệnh bằng các loại thuốc gọi là corticosteroid trước khi sinh. Những loại thuốc này giúp tăng tốc độ phát triển phổi của bé. Ngoài ra, bác sĩ cũng kê thuốc để kiểm soát huyết áp và thuốc ngăn ngừa co giật.

Nếu tình trạng thai phụ trở nên tồi tệ hơn, việc sinh con sớm sẽ được cân nhắc, bởi nó an toàn hơn cho cả hai mẹ con. Hầu hết trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị tiền sản giật nặng trước tuần thứ 34 của thai kỳ đều có kết quả tốt hơn ở bệnh viện so với ở trong bụng mẹ. 

Nếu mẹ bầu đang mang thai ít nhất 34 tuần, bác sĩ có thể khuyên thai phụ nên sinh con ngay khi tình trạng ổn định. Trong trường hợp thai nhi chưa được 34 tuần nhưng thai phụ và em bé đều ổn định, có thể đợi để sinh con theo chỉ định bác sĩ. 

Nếu mẹ bị tiền sản giật nặng và hội chứng HELLP, gần như phải sinh con sớm. Hội chứng HELLP là một chứng rối loạn gan hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng. Khoảng 2 trong 10 phụ nữ (20%) bị tiền sản giật nặng sẽ phát triển hội chứng HELLP.

Người mẹ bị tiền sản giật có thể dẫn đến việc sinh con sớm
Người mẹ bị tiền sản giật có thể dẫn đến việc sinh con sớm

8. Tiền sản giật sau sinh là gì?

Đây là một tình trạng hiếm gặp. Nó thường xảy ra nhất trong vòng 48 giờ (2 ngày) sau khi sinh con, nhưng nó cũng có thể xảy ra sau 6 tuần sau khi sinh con. Tiền sản giật sau sinh vô cùng nguy hiểm, nếu không được điều trị, người bệnh có thể bị tử vong. 

9. Phòng ngừa tiền sản giật bằng cách nào?

Không có biện pháp nào có thể ngăn chặn thai phụ không mắc tiền sản giật một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, thai phụ có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh này.

9.1 Theo dõi và kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiền sản giật. Mẹ bầu có thể kiểm soát huyết áp bằng cách tập thể dục thường xuyên, không uống rượu bia hay các chất kích thích và giảm căng thẳng.

Huyết áp ổn định giúp mẹ bầu ngăn ngừa một số bệnh lý cho mẹ bầu
Huyết áp ổn định giúp mẹ bầu ngăn ngừa một số bệnh lý cho mẹ bầu

9.2 Tránh mắc bệnh tiểu đường

Bị tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 trước khi mang thai là một yếu tố nguy cơ hàng đầu khác gây tiền sản giật.

Nếu chị em mang thai mắc bệnh tiểu đường, hãy hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai. Dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường theo chỉ dẫn và ưu tiên tập thể dục cũng như dinh dưỡng.

Cố gắng tránh những cảm giác thèm ăn khi mang thai như kem, đồ ngọt và các đồ ăn vặt khác có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Nếu chị em bị tiền tiểu đường, hãy thực hiện các bước ngay lập tức để ngăn ngừa nó trở thành bệnh tiểu đường loại 2. 

9.3 Duy trì cân nặng ở mức ổn định 

Bệnh này có xu hướng phổ biến hơn ở những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì. Vì vậy hãy duy trì một cân nặng hợp lý để tránh bị tiền sản giật.

Duy trì cân nặng giúp mẹ bầu phòng ngừa một số bệnh lý thường gặp trong giai đoạn thai kỳ
Duy trì cân nặng giúp mẹ bầu phòng ngừa một số bệnh lý thường gặp trong giai đoạn thai kỳ

9.4 Nên mang thai trước 35 tuổi

Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ mắc cao hơn. Việc sinh con sau 35 tuổi là hoàn toàn an toàn và bình thường. Tuy nhiên, nếu chị em gặp các yếu tố nguy cơ khiến bản thân có nguy cơ mắc cao hơn, hãy cân nhắc việc mang thai sớm hơn. 

9.5 Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục mang lại vô số lợi ích cho thai kỳ và là một trong những cách hiệu quả nhất đó là có thể tránh được tiền sản giật. Tập thể dục làm giảm huyết áp một cách tự nhiên và cân bằng lượng đường trong máu cũng như hormone. Nó có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan, bao gồm cả bệnh tiểu đường và béo phì.

Tập thể dục thường xuyên trước khi mang thai và trong khi mang thai. Đôi khi nó còn có thể giúp giảm buồn nôn và ốm nghén trong ba tháng đầu tiên.

Mẹ bầu tập thể dục thường xuyên giúp mẹ bầu cải thiện được sức khỏe
Mẹ bầu tập thể dục thường xuyên giúp mẹ bầu cải thiện được sức khỏe

9.6 Ngủ đủ giấc 

Ngủ kém và thiếu ngủ có liên quan đến huyết áp cao. Giấc ngủ kém cũng liên quan đến béo phì, mất cân bằng hormone, lo lắng và trầm cảm.

Giấc ngủ chất lượng là điều cần thiết khi mang thai. Nó không chỉ có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật mà còn có thể giúp thai phụ cảm thấy tràn đầy sinh lực hơn khi mang thai có thể mệt mỏi như thế nào. Hãy thử ngủ nghiêng bên trái để thúc đẩy lưu lượng máu và tuần hoàn tốt.

9.7 Ăn ít muối

Lượng muối và natri cao có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ tiền sản giật. Ngoài ra tiêu thụ thức ăn nhiều muối còn khiến cơ thể mẹ bị mất nước nhanh hơn.  Vì vậy mẹ hãy lưu ý việc chế biến thức ăn ít muối. Đồng thời hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ chiên rán và đồ đông lạnh chế biến sẵn. Bởi chúng chứa lượng natri rất cao. 

9.8 Xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh 

Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có thể điều chỉnh huyết áp một cách tự nhiên và làm sạch máu cũng như chất độc trong cơ thể. Thực phẩm nguyên chất, tốt cho sức khỏe như trái cây, rau, quả hạch, hạt và cá không chỉ chứa ít natri và đường mà còn rất tốt cho sức khỏe. 

Mặc dù tiền sản giật nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, thai phụ không cần quá lo lắng nếu không may mắc phải. Chỉ cần mẹ biết cách chăm sóc bản thân, phối hợp điều trị với bác sĩ một cách tích cực, mẹ hoàn toàn sinh con khỏe mạnh mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả hai mẹ con.

Duy trì cân nặng hợp lý giúp mẹ bầu phòng ngừa tiền sản giật
Duy trì cân nặng hợp lý giúp mẹ bầu phòng ngừa tiền sản giật

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm tìm ra nguyên nhân hiếm muộn, bệnh viện còn cung cấp các gói khám đánh giá sức khỏe tổng quát, các xét nghiệm liên quan đến sinh sản.

Hơn thế nữa, bệnh viện còn sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/252025
  2. https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-preeclampsia