Khi cơ thể chúng ta không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả lượng insulin được tạo ra sẽ gây ra bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe
Đái tháo đường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe

1. Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (tiểu đường) xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Bệnh phát triển khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể xảy ra tình trạng kháng insulin. Bệnh tiểu đường có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Hầu hết bệnh này là mãn tính và phải kiểm soát bằng thuốc suốt đời. 

Glucose chủ yếu đến từ carbohydrate trong thức ăn và đồ uống hằng ngày. Chúng ta cần carbohydrate để tạo ra năng lượng cho các tế bào hoạt động. Khi glucose đi vào máu nó cần insulin. Nếu không có insulin, glucose sẽ tích tụ trong máu gây ra lượng đường trong máu tăng cao. Lượng đường huyết tăng cao trong thời gian dài là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, thần kinh và mắt.

Đái tháo đường (tiểu đường) xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao
Đái tháo đường (tiểu đường) xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao

2. Phân loại đái tháo đường 

2.1 Đái tháo đường tuýp 1

Đây là loại bệnh tự miễn. Hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy không rõ nguyên nhân. 

2.2 Đái tháo đường tuýp 2

 Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi cơ thể trở nên kháng insulin và đường tích tụ trong máu. Đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% đến 95%. Bệnh chủ yếu do yếu tố di truyền và lối sống thiếu lành mạnh. 

2.3 Đái tháo đường tuýp 1.5

Loại 1.5: Bệnh tiểu đường loại 1.5 còn được gọi là bệnh tiểu đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn (LADA). Thường xảy ra ở tuổi trưởng thành và phát triển dần dần giống như bệnh tiểu đường loại 2. LADA là một bệnh tự miễn không thể điều trị bằng chế độ ăn uống hoặc lối sống.

2.4 Đái tháo đường thai kỳ

Được chẩn đoán khi người mẹ có lượng đường trong máu cao khi mang thai. Các hormone ngăn chặn insulin do nhau thai sản xuất chính là nguyên nhân gây bệnh. Phụ nữ mang thai bị thừa cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn bình thường.

Có 4 dạng đái tháo đường nhưng loại 1, 2 là phổ biến nhất
Có 4 dạng đái tháo đường nhưng loại 1, 2 là phổ biến nhất

3. Biểu hiện của bệnh đái tháo đường 

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra một số triệu chứng, bao gồm:

  • Thường xuyên đi tiểu và luôn khát nước.
  • Mệt mỏi.
  • Rất đói.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Mờ mắt.
  • Tăng cân bất thường.
  • Vết thương hở lâu lành hơn.
  • Ngứa da hoặc nhiễm trùng da.

Tiểu đường tuýp 2 phát triển khá chậm và hầu như không có triệu chứng. Người bệnh chỉ phát hiện ra thông qua việc đo chỉ số đường huyết. 

Ngược lại các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 thường phát triển trong một thời gian ngắn. Và rất nhanh có chuyển nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Sụt cân không rõ nguyên nhân được xem là dấu hiệu của đái tháo đường
Sụt cân không rõ nguyên nhân được xem là dấu hiệu của đái tháo đường

4. Biến chứng của đái tháo đường

Sau nhiều năm, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng khác. Cuối cùng, các biến chứng có thể gây tàn tật hoặc thậm chí đe dọa tính mạng. Các biến chứng thường gặp đó là: 

  • Bệnh tim và mạch máu (tim mạch): theo nghiên cứu, những người mắc tiểu đường có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim như: đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch.
Đái tháo đường có thể gây ra bệnh xơ vữa động mạch
Đái tháo đường có thể gây ra bệnh xơ vữa động mạch
  • Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường (bệnh thần kinh tiểu đường). Khi có quá nhiều đường trong máu, các mao mạch nuôi dưỡng dây thần kinh (đặc biệt ở chân) có thể bị tổn thương. Từ đó khiến bàn chân hoặc ngón chân thường xuyên ngứa ran, tê, nóng rát và dần lan lên trên. 
  • Các dây thần kinh liên quan đến hệ tiêu hóa bị tổn thương. Người bệnh sẽ đối mặt với các cơn buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Ở nam giới có thể gây ra rối loạn cương dương. 
  • Thận bị tổn thương: thận chứa hàng triệu cầu thận để lọc chất thải từ máu. Đái tháo đường có thể sẽ làm hỏng hệ thống lọc mỏng manh này.
Đái tháo đường gây ra bệnh suy thận
Đái tháo đường gây ra bệnh suy thận
  • Tổn thương mắt và thậm chí gây mù lòa.
  • Tình trạng da và miệng: bệnh tiểu đường có thể khiến chúng ta dễ mắc các vấn đề về da hơn, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
  • Khiếm thính. 
  • Bệnh Alzheimer: bệnh tiểu đường loại 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.
  • Trầm cảm: những người bị tiểu đường có xu hướng bị trầm cảm cao hơn.

5. Biến chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều sinh con khỏe mạnh. Dù vậy, nếu chủ quan không kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và con.  

Các biến chứng ở em bé có thể do bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra, bao gồm:

  • Tăng trưởng quá mức: lượng glucose dư thừa sẽ kích thích tuyến tụy của em bé sản xuất thêm insulin. Điều này có thể khiến thai nhi phát triển quá lớn. Từ đó khiến việc sinh nở khó khăn và đôi khi phải sinh mổ.
  • Lượng đường trong máu thấp.
  • Tăng khả năng mắc đái tháo đường loại 2 hoặc béo phì sau này.
  • Tử vong: tiểu đường thai kỳ nếu không được điều trị có thể khiến thai chết lưu hoặc tử vong ngay sau khi sinh. 
  • Các biến chứng ở người mẹ cũng có thể do bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra, bao gồm:
  • Tiền sản giật: đây là một biến chứng nếu không xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Tiền sản giật khiến thai phụ bị cao huyết áp, có quá nhiều protein trong nước tiểu và bàn chân luôn trong tình trạng sưng tấy. 
  • Tiểu đường thai kỳ: phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ trong một lần mang thai, sẽ có nhiều khả năng mắc lại bệnh này ở lần mang thai tiếp theo.
Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ rất dễ bị mắc đái tháo đường tuýp 2 sau này
Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ rất dễ bị mắc đái tháo đường tuýp 2 sau này

6. Phòng ngừa đái tháo đường bằng cách nào?

Chúng ta không thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 1. Tuy nhiên lựa chọn lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp chúng ta giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh. 

Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe. Người bệnh nên ưu tiên chọn thực phẩm ít chất béo và calo, tăng cường tiêu thụ chất xơ. Người bệnh nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Ăn đa dạng để không cảm thấy nhàm chán.

Vận động thường xuyên hơn. Hãy cố gắng tập thể dục mỗi ngày, có thể lựa chọn yoga, aerobic, chạy bộ, đạp xe,… 

Giảm cân. Nếu đang thừa cân, hãy cố gắng giảm cân và duy trì mức cân nặng tiêu chuẩn để giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường. Để giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh, hãy thực hiện những thay đổi lâu dài trong thói quen ăn uống và tập thể dục. 

6.1 Điều trị bệnh đái tháo đường 

Bệnh tiểu đường sẽ được điều trị bằng thuốc. Các bác sĩ điều trị bệnh tiểu đường bằng một số loại thuốc khác nhau. Một số được dùng bằng đường uống, trong khi một số khác có sẵn dưới dạng tiêm.

Có thể điều trị đái tháo đường bằng thuốc
Có thể điều trị đái tháo đường bằng thuốc

6.2 Bệnh tiểu đường loại 1 và 1.5

Insulin là phương pháp điều trị chính cho bệnh tiểu đường loại 1 và 1.5. Nó thay thế loại hormone mà ở tuyến tụy không thể sản xuất được.

6.3 Bệnh tiểu đường loại 2

Duy trì chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể giúp một số người kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Nếu thay đổi lối sống không đủ để giảm lượng đường trong máu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. 

6.4 Chế độ ăn uống thích hợp cho người đái tháo đường

Thực đơn ăn uống hằng ngày là một phần rất quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn phù hợp và lành mạnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát được đái tháo đường.

Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường
Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường

6.4 Bệnh tiểu đường loại 1 và 1.5

Lượng đường trong máu sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào loại thực phẩm người bệnh tiêu thụ. Thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường sẽ khiến glucose trong máu tăng nhanh. Nên cân bằng lượng carbohydrate nạp vào với liều lượng insulin. 

6.5 Bệnh tiểu đường loại 2

Việc đếm lượng carb là một phần quan trọng trong việc ăn uống đối với bệnh tiểu đường loại 2. Để giữ lượng đường trong máu ổn định, hãy cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ưu tiên tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh như: 

  • Rau củ có màu xanh đậm.
  • Trái cây tươi ít ngọt như cam, bưởi, quýt,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt.
  • Các loại thịt trắng như gia cầm, cá.
Các loại ngũ cốc nên có trong bữa ăn hằng ngày để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường
Các loại ngũ cốc nên có trong bữa ăn hằng ngày để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường

Có thể thấy, đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm và để lại rất nhiều biến chứng xấu tới sức khỏe. Việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp chúng ta kiểm soát được bệnh ở mức tối đa. Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh để đạt kết quả tốt nhất. 

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn không chỉ có các xét nghiệm chẩn đoán vô sinh hiếm muộn mà còn có những kỹ thuật giúp bệnh nhân kiểm tra được tình trạng sức khỏe của mình đặc biệt là những người đang có ý định mang thai.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, có nhiều năm thâm niên trong ngành và đã chữa khỏi nhiều ca bệnh. Trang thiết bị vật chất của viện hiện đại tân tiến, giúp các xét nghiệm được chính xác nhất và góp phần cho việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/diabetes
  2. https://www.cdc.gov/diabetes/basics/diabetes.html
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/symptoms-causes/syc-20371444