Chỉ số BMI là một công cụ giúp đánh giá về cân nặng và tình trạng sức khỏe của con người. Chỉ số BMI ở một người càng cao, thì người có có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường.

Chỉ số BMI có liên quan gì đến sức khỏe
Chỉ số BMI có liên quan gì đến sức khỏe

1. Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI hay Body Mass Index, đây là chỉ số cơ thể được tính bằng công thức: cân nặng (kg) chia chiều cao (mét) bình phương. Dựa vào chỉ số này để đánh giá tình trạng cơ thể như gầy, cân đối, thừa cân, béo phì.

Chỉ số BMI còn cảnh báo một số nguy cơ mắc các bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như bệnh tim, huyết áp, đái tháo đường, viêm khớp, ngưng thở khi ngủ hoặc một số bệnh ung thư, như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung,…

Khi chỉ số BMI của cơ thể nằm ngoài mức tiêu chuẩn, người bệnh cần nên lên kế hoạch giảm cân hoặc cân bằng dinh dưỡng hằng ngày sao cho phù hợp.

*Lưu ý: Chỉ số BMI không được áp dụng cho người có thai, vận động viên,…

Chỉ số BMI (Body Mass Idex) là chỉ số cơ thể
Chỉ số BMI (Body Mass Idex) là chỉ số cơ thể

2. Chỉ số BMI có ý nghĩa gì?

Chỉ số BMI giúp xác định tình trạng của cơ thông qua tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao. Một chỉ số cơ thể lý tưởng là nằm trong khoảng 18,5 – 25. Mỗi chỉ số sẽ nói lên tình trạng sức khỏe của cơ thể theo từng mức độ khác nhau.

  • Chỉ số BMI của bạn dưới 18,5: cơ thể đang bị thiếu cân, trường hợp này người bệnh cần áp dụng các phương pháp ăn uống và luyện tập để tăng cân.
  • BMI từ 18,5 đến 24,9: có nghĩa bạn đang sở hữu cân nặng khỏe mạnh, hãy cố gắng duy trì quá trình ăn uống và sinh hoạt.
  • BMI trong khoảng 25 đến 29,9: cơ thể đang thừa cân, hãy lên kế hoạch ăn kiêng hợp lý, kết hợp cùng việc luyện tập khoa học để lấy lại vóc dáng.
  • BMI trên 30: người bệnh đang bị béo phì và có thể khiến sức khỏe cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng này ảnh hưởng.
Chỉ số BMI được tính bằng công thức: cân nặng (kg) chia chiều cao (mét) bình phương
Chỉ số BMI được tính bằng công thức: cân nặng (kg) chia chiều cao (mét) bình phương

3. Những yếu tố ảnh hưởng chỉ số BMI

Dưới đây là một số yếu tố làm ảnh hưởng chỉ số BMI của cơ thể, đó là:

  • Dư thừa năng lượng: hàng ngày cơ thể cần bổ sung đủ lượng calo để đáp ứng cho các như cầu hoạt động. Nhưng khi dư thừa chúng sẽ được tích tụ ở cơ thể dưới dạng chất béo dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Tuổi cao: tuổi càng cao thì cân nặng cũng thay đổi theo.
  • Di truyền: rối loạn di truyền là nguy cơ gây ra tình trạng béo phì.
  • Quá trình mang thai: mẹ bầu sẽ tăng cân khi mang thai. Sau khi sinh, người mẹ thường không thể giảm cân về mức bình thường như ban đầu.

Ngoài các yếu tố vừa được kể trên, người bệnh nên chủ động kiểm soát nguồn năng lượng nạp vào mỗi ngày, điều này có thể giúp cho chỉ số BMI được giữ ở mức bình thường.

Nguồn năng lượng nạp vào hàng ngày làm ảnh hưởng đến chỉ số BMI
Nguồn năng lượng nạp vào hàng ngày làm ảnh hưởng đến chỉ số BMI

4. Dựa vào chỉ số BMI đánh giá tình trạng cơ thể

Tùy vào quốc gia, vùng lãnh thổ mà chỉ số BMI sẽ khác nhau, cụ thể là:

4.1 Ở người lớn

Chỉ số BMI của một người được đánh giá theo tiêu chuẩn sau:

  • BMI ít hơn 18.5 dưới chuẩn.
  • BMI từ 18,5 – 25 đạt chuẩn.
  • BMI từ 25 – 30 thừa cân.
  • BMI 30 – 40 béo phì
  • BMI trên 40 béo phì nặng, cần lên kế hoạch giảm cân ngay.

Áp dụng cách tính chỉ số BMI và dựa vào bảng tiêu chuẩn về sức khỏe, giúp mọi người có thể tự đánh giá được tình trạng của bản thân.

Chỉ số BMI chỉ được áp dụng cho người bình thường, không áp dụng cho vận động viên hoặc người tập thể hình vì những đối tượng này múi cơ trên cơ thể thường nặng hơn các múi mỡ và chúng cũng không chính xác với phụ nữ mang thai, người đang cho con bú hay mới khỏi ốm.

Dựa vào bảng tiêu chuẩn đánh giá chỉ số BMI đánh giá được tình trạng của người bệnh
Dựa vào bảng tiêu chuẩn đánh giá chỉ số BMI đánh giá được tình trạng của người bệnh

4.2 Người từ 2 – 19 tuổi

Do chất lượng cuộc sống được cải thiện nên dẫn đến tỷ lệ trẻ béo phì cũng tăng rõ rệt. Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh liên quan như tiểu đường, tim mạch,…

Chỉ số BMI của trẻ cũng được tính theo công thức của người lớn nhưng bảng chỉ số của người lớn không áp dụng được cho trẻ.

Ngoài ra, mọi người có thể dựa theo công thức tính nhẩm nhanh sau (đơn vị cm): 

  • Số lẻ của chiều cao là mức cân tối đa.
  • Mức cân tối thiểu bằng số lẻ của chiều cao × 8, chia 10.
  • Cân nặng lý tưởng = số lẻ chiều cao × 9, chia 10.

Ví dụ một người có chiều cao là 1,6m tức là 160cm, có nghĩa là: 

  • Cân nặng tối đa là 60kg.
  • Cân nặng tối thiểu là 60×8:10 = 48kg.
  • Cân nặng lý tưởng là 60×9:10 = 54kg.

Cách tính đơn giản này cho phép tính nhanh chỉ số BMI, giúp nhanh chóng biết được số cân tối đa và tối thiểu. Từ đó bạn có thể xác định được bản thân là thừa cân, béo phì hoặc gầy. 

Chỉ số BMI của trẻ cũng được tính theo công thức của người lớn
Chỉ số BMI của trẻ cũng được tính theo công thức của người lớn

4.3 Tỷ lệ vòng eo/mông (WHR)

Chỉ số WHR được dùng để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể. Số đo của vòng eo phản ánh được tình trạng sức khỏe đúng hơn chỉ số BMI

Nếu mỡ tập trung quá nhiều ở vùng bụng và mông dẫn đến nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng cholesterol trong máu, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Công thức: WHR = [Vòng eo] / [Vòng mông] (đơn vị cm)

Số đo vòng eo được đo ngang rốn và vòng mông đo ở chỗ phình to nhất của mông, WHR bình thường là nhỏ hơn 0,85 ở nữ và nhỏ hơn 0,95 ở nam giới. Nếu lớn hơn người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thừa cân béo phì. 

WHR được xem là chỉ số hữu ích hỗ trợ cho chỉ số BMI trong việc chẩn đoán về tiêu chuẩn sức khỏe. 

Chỉ số BMI được phân loại mức độ gầy, béo dựa vào chỉ số cân nặng và chiều cao, còn WHR giúp đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể. Khi kết hợp hai chỉ số này lại với nhau sẽ phản ánh được rõ nhất tình trạng sức khỏe, mức độ béo gầy.

Chỉ số WHR được giá được chỉ số mỡ phân bố trong cơ thể
Chỉ số WHR được giá được chỉ số mỡ phân bố trong cơ thể

4.4 Tỷ lệ cơ thể theo hình quả táo và quả lê

Lượng mỡ trong cơ thể được tích trữ theo hai cách, một là vùng hông và đùi, hai là ở bụng. Với những người bị béo bụng thì thân hình thường có xu hướng giống “quả táo”. Còn những người tích mỡ ở hông và đùi sẽ có dáng vẻ “quả lê”.

Do mỡ tích tụ quá nhiều ở vùng bụng khiến bụng to ra nhìn như bị trương phồng, nên những người có thân hình quả táo được gọi là bụng bia. Theo các nhà y học khẳng định người thừa cân ở vùng bụng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người có thân hình quả lê.

Dựa vào lượng mỡ tích tụ đánh giá hình dáng của cơ thể
Dựa vào lượng mỡ tích tụ đánh giá hình dáng của cơ thể

5. Chỉ số BMI không đạt chuẩn ảnh hưởng tới như thế nào đến sức khỏe

Chỉ số BMI không dùng để phục vụ cho việc chẩn đoán tình trạng sức khỏe. Nếu muốn chỉ số BMI xác định đúng các tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thì các bác sĩ cần dựa vào nhiều chỉ số khác như chế độ ăn uống, hoạt động, độ dày nếp gấp da,…

Chỉ số BMI quá cao hay quá thấp sẽ gây ra các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe.

5.1 Thừa cân béo phì

Khi chỉ số BMI từ 30 trở lên, có nghĩa là bạn bị béo phì. Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ tử vong cao hơn so với người bình thường, do có thể gặp một số tình trạng như: 

  • Bệnh mạch vành.
  • Viêm xương khớp.
  • Bệnh đái tháo đường tuýp 2.
  • Bệnh túi mật.
  • Đột quỵ.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm mãn tính.
  • Ung thư.
  • Tâm thần, stress
  • Nồng độ LDL tăng cao, cholesterol HDL giảm sẽ không tốt cho sức khỏe.
Người béo phì là những người có chỉ số BMI > 30
Người béo phì là những người có chỉ số BMI > 30

5.2 Suy dinh dưỡng

Chỉ số cơ thể thấp hơn 18,5 tức là cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, đây là nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc các bệnh thiếu dinh dưỡng và hệ miễn dịch kém như: 

  • Suy dinh dưỡng.
  • Thiếu máu.
  • Tăng tỷ lệ mắc biến chứng sau phẫu thuật.
  • Thiếu vitamin D và calci.
  • Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Chỉ số cơ thể thấp hơn 18,5 tức là cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu cân
Chỉ số cơ thể thấp hơn 18,5 tức là cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu cân

Những cách duy trì chỉ số BMI lý tưởng

Duy trì cân nặng hợp lý là một cách giúp bạn duy trì chỉ số BMI ở mức lý tưởng, một cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt và hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Mọi người có thể áp dụng những cách như sau:

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, ít nhất 5 ngày mỗi tuần, ít nhất 30 phút cho mỗi lần tập.
  • Không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
  • Đa dạng thực phẩm có trong bữa ăn hàng ngày.
Bổ sung chất xơ hàng ngày giúp duy trì chỉ số BMI ở mức lý tưởng
Bổ sung chất xơ hàng ngày giúp duy trì chỉ số BMI ở mức lý tưởng
  • Ưu tiên những cách chế biến như luộc, hấp, kho và hạn chế các món chiên, xào.
  • Bổ xung chất xơvitamin từ các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Dung nạp nhóm chất béo lành mạnh từ cá béo, dầu đậu nành, dầu oliu,…
  • Tránh các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, mỡ động vật.
  • Hạn chế rượu bia, nước ngọt, nước có ga, bánh kẹo,…
  • Bổ sung 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc. 

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn cho các cặp vợ chồng. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các gói dịch vụ thăm khám để đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đang có ý định mang thai.

Với hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.cdc.gov/healthyweight/assessing/bmi/index.html
  2. https://www.nhs.uk/common-health-questions/lifestyle/what-is-the-body-mass-index-bmi
  3. https://www.nhlbi.nih.gov/health/educational/lose_wt/BMI/bmicalc.htm