Đái tháo đường thai kỳ là bệnh phát triển trong thai kỳ khi lượng đường trong máu của thai phụ quá cao. Bệnh thường xuất hiện vào giữa thai kỳ, từ tuần 24 đến tuần 28.

Đái tháo đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé
Đái tháo đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh tiểu đường được chẩn đoán lần đầu tiên trong thai kỳ. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, hormone thai kỳ sẽ làm giảm khả năng sử dụng đường (glucose) hợp lý của cơ thể. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn bình thường, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả bạn và em bé.

Khoảng 1 trong 10 đến 1 trong 20 ca mang thai bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, sau khi xét nghiệm sàng lọc định kỳ.

Mặc dù sau khi sinh con, lượng đường trong máu của người bệnh sẽ trở về mức bình thường nhưng sẽ làm gia tăng rủi ro mắc tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh tiểu đường được chẩn đoán lần đầu tiên trong thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là bệnh tiểu đường được chẩn đoán lần đầu tiên trong thai kỳ

Tham khảo thêm: Đái tháo đường và các biến chứng đe dọa tới sức khỏe

2. Đái tháo đường thai kỳ do đâu?

Thông thường, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone tên là insulin có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Khi mang thai, nồng độ hormone bắt đầu thay đổi, khiến cơ thể khó xử lý glucose trong máu một cách hiệu quả và khiến nó ngày càng tăng lên.

Do đó để giữ lượng đường ở mức ổn định, tuyến tụy của thai phụ bắt buộc phải tạo ra nhiều hormone insulin hơn để kiểm soát (gấp 3 bình thường). Khi tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin hoặc xuất hiện tình trạng kháng insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, chính là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường. 

Theo nghiên cứu, những trường hợp sau sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao hơn bình thường: 

  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Không hoạt động thể chất.
  • Bị tiền tiểu đường.
  • Tiền sử thai kỳ ở lần mang thai trước.
  • Bị hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường. 
  • Trước đây đã sinh con nặng hơn 4 cân.
  • Thuộc một chủng tộc hoặc sắc tộc nhất định, chẳng hạn như người da đen, người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Ấn Độ và người Mỹ gốc Á.
Đa nang buồng trứng cũng khiến phụ nữ dễ mắc đái tháo đường thai kỳ
Đa nang buồng trứng cũng khiến phụ nữ dễ mắc đái tháo đường thai kỳ

3. Biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ

Hầu hết, bệnh tiểu đường thai kỳ không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý. Triệu chứng thường gặp nhất là thai phụ cảm thấy khát nước thường xuyên và đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra hay mệt mỏi, ngủ ngáy và tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị. Các triệu chứng này thường dễ nhầm lẫn, vì thế bệnh chỉ được phát hiện khi chị em đi khám thai định kỳ. 

4. Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ

Theo BSCKI. Phan Nguyễn Hoàng Vân – Trưởng khoa Khám bệnh của Bệnh Viện HTSS & Nam Học Sài Gòn cho biết, nếu thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ, khả năng em bé có thể gặp các biến chứng sau:

  • Khi sinh em bé có cân nặng quá mức. Những em bé quá lớn (nặng từ trên 4 cân trở lên) có nhiều khả năng bị kẹt trong ống sinh, bị chấn thương khi sinh hoặc cần phải sinh mổ. .
  • Sinh sớm (sinh non). Do lượng glucose có trong máu tăng cao khiến mẹ chuyển dạ sớm và sinh non trước ngày dự sinh. Hoặc phải sinh mổ sớm vì em bé quá lớn. 
  • Trẻ sinh non có thể gặp hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở nghiêm trọng. 
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết). Một số trường hợp trẻ sẽ bị hạ đường huyết ngay sau khi sinh. Hạ đường huyết nghiêm trọng sẽ gây co giật ở trẻ. Cho trẻ ăn ngay và đôi khi dung dịch glucose tiêm tĩnh mạch có thể đưa lượng đường trong máu của em bé trở lại bình thường.
  • Tăng khả năng bị béo phì hoặc tiểu đường tuýp 2 trong tương lai
  • Thai chết lưu. Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát và điều trị có thể khiến thai chết lưu hoặc trẻ tử vong ngay khi vừa chào đời.
Đái tháo đường thai kỳ có thể khiến thai chết lưu hoặc sinh non
Đái tháo đường thai kỳ có thể khiến thai chết lưu hoặc sinh non

Bên cạnh đó, mẹ cũng gặp các biến chứng nguy hiểm như: 

  • Huyết áp cao và tiền sản giật. Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ huyết áp cao cũng như tiền sản giật – có thể đe dọa cả tính mạng của bạn và em bé.
  • Sinh mổ.
  • Bệnh tiểu đường trong tương lai. Nếu chị em từng bị tiểu đường thai kỳ, sẽ có nhiều khả năng mắc lại bệnh này trong lần mang thai sau. Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn khi già đi.

5. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ bằng cách nào?

Việc sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được khuyến khích ở tất cả các trường hợp mang thai. Hầu hết mẹ bầu đều được xét nghiệm trong khoảng thời gian từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ. Những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bác sĩ có thể sẽ khuyên xét nghiệm sớm hơn.

Xét nghiệm được sử dụng để phát hiện bệnh đái tháo đường thai kỳ thường được sử dụng là xét nghiệm dung nạp glucose. Để thực hiện xét nghiệm này, thai phụ cần nhịn ăn trong 10 tiếng. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu để kiểm tra lượng đường. Tiếp đến thai phụ sẽ được uống một loại đồ uống có chứa 75g glucose. 

Xét nghiệm được sử dụng ở Úc để sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được gọi là xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Bạn cần nhịn ăn trong 10 tiếng (thường là qua đêm, bỏ bữa sáng). Bạn sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu cơ bản. Sau đó, bạn sẽ được uống một loại đồ uống có chứa 75g glucose. Các xét nghiệm máu tiếp theo sẽ được thực hiện sau 1 giờ và sau 2 giờ. 

Nếu một trong 3 giá trị đường huyết cao hơn mức bình thường, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Người mang thai nên thường xuyên kiểm tra lượng glucose trong máu để xem mình có bị đái tháo đường thai kỳ hay không
Người mang thai nên thường xuyên kiểm tra lượng glucose trong máu

6. Kiểm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ bằng cách nào?

Việc kiểm soát lượng đường trong máu sẽ giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm của tình trạng đái tháo đường thai kỳ cho cả mẹ và con. 

Điều mẹ bầu cần làm để đó là:

  • Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên. Mẹ bầu cần phải kiểm tra và ghi lại lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày. Thời điểm phổ biến nhất là ngay sau khi thức dậy và 1 hoặc 2 giờ sau mỗi bữa ăn chính.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh. Tuân theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh là rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, một chế độ ăn uống lành mạnh thường sẽ bao gồm việc chia lượng carbohydrate thành 3 bữa ăn nhỏ và 2 đến 3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày.
  • Duy trì các bài tập vận động đơn giản như đi bộ hằng ngày để kiểm soát mức đường huyết. 
  • Tiêm insulin và thuốc metformin nếu cần. Lưu ý cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý sử dụng thuốc tại nhà. 
  •  Sau khi sinh bé an toàn, mẹ bầu cũng cần chú ý cho bé bú càng sớm càng tốt sau khi sinh (trong vòng 30 phút) và thường xuyên (ít nhất 3 giờ một lần) trong 24 giờ tiếp theo có thể giúp giữ lượng đường trong máu của bé ở mức an toàn. Một số người tiết ra sữa non vào cuối thai kỳ, vì vậy sữa non sẽ có sẵn nếu cần để điều trị mức đường huyết thấp đến trung bình.
Tiêm insulin trong đái tháo đường thai kỳ nên cần có sự theo dõi của bác sĩ
Tiêm insulin trong đái tháo đường thai kỳ nên cần có sự theo dõi của bác sĩ

7. 4 cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ hiệu quả

7.1 Luôn kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức hợp lý

Như đã đề cập, thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng nguy cơ khiến thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ. Vì vậy, theo khuyến cáo, trong ba tháng đầu thai kỳ, người mẹ nên tăng từ 1 đến 2 cân, 3 tháng tiếp theo tăng từ 4 đến 5 cân. Ba tháng cuối cùng mẹ nên tăng thêm 5 đến 6 cân. Không nên vượt quá các ngưỡng cân nặng cho phép, vì có thể gây ra các biến chứng không tốt cho cả hai mẹ con.

Duy trì cân nặng hợp lý giúp hạn chế tình trạng đái tháo đường thai kỳ
Duy trì cân nặng hợp lý giúp hạn chế tình trạng đái tháo đường thai kỳ

7.2 Xây dựng thực đơn lành mạnh

Mẹ bầu hãy ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo. Tiêu thụ nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà, cá. Đồng thời hãy hạn chế các thực phẩm có lượng đường cao hoặc chứa carbohydrate nhân tạo. Bởi chúng chỉ tạo cảm giác ngon miệng hơn nhưng không có nhiều dinh dưỡng, ngược lại còn khiến lượng đường trong máu cao hơn. 

7.3 Tập thể dục

Hoạt động thể chất không chỉ giúp mẹ bầu kiểm soát lượng đường trong máu mà còn mang tới vô vàn các lợi ích khác. Bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe,… Tuy nhiên không nên vận động quá sức và hãy tập luyện ở môi trường khô ráo.

Tập yoga cũng là một cách giúp mẹ bầu phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
Tập yoga cũng là một cách giúp mẹ bầu phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

7.4 Thăm khám định kỳ

Việc thăm khám định kỳ rất quan trọng. Trong quá trình kiểm tra, mẹ bầu sẽ biết được chỉ số đường huyết của mình có an toàn hay không và cũng như các chỉ số khác của cơ thể. Từ đó kịp thời điều chỉnh và ngăn ngừa phát triển thành đái tháo đường thai kỳ.

Có thể thấy, bệnh đái tháo đường thai kỳ đem lại rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chúng ta. Vì thế các chị em khi mang thai nên đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống và thăm khám thai kỳ thường xuyên để tầm soát bệnh sớm nếu có phát hiện bất thường. 

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. Bên cạnh cung cấp các xét nghiệm chẩn đoán vô sinh hiếm muộn, bệnh viện còn có những xét nghiệm giúp đánh giá được tình trạng sức khỏe của người bệnh đặc biệt là những người đang có dự định mang thai.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, có nhiều năm thâm niên trong ngành và đã chữa khỏi nhiều ca bệnh. Trang thiết bị vật chất của bệnh viện hiện đại tân tiến, giúp các xét nghiệm được chính xác nhất và góp phần cho việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/gestational-diabetes#diagnosis
  2. https://utswmed.org/medblog/gestational-diabetes-treatment
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9012-gestational-diabetes