Cân nặng của mẹ bầu được đánh giá là một trong những yếu tố góp phần trong việc đánh giá sức khỏe của người mẹ trong giai đoạn mang thai. Nhưng cân nặng của mẹ bầu tăng như thế nào là hợp lý thì đó vẫn là vấn đề rất được nhiều mẹ bầu quan tâm.

Cân nặng của mẹ bầu phản ánh sức khỏe khi mang thai
Cân nặng của mẹ bầu phản ánh sức khỏe khi mang thai

1. Cân nặng của mẹ bầu như thế nào là hợp lý

Thông thường, vào ba tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu bị nghén, giai đoạn này đa số cân nặng của mẹ bầu thường không thay đổi nhiều, nhưng vẫn tăng được khoảng 2kg.

Vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ:

  • Tăng cân hợp lý khi mang thai thường duy trì 0,4kg/tuần.
  • Tăng cân khoảng 0,5kg/tuần thường ở những người mẹ có số cân thấp.
  • Mức tăng cân hạn chế cho những người mẹ bị thừa cân khoảng 0,3kg/tuần.

Vào ba tháng đầu của thai ngày, mẹ bầu thường tăng khoảng 1 – 2kg, tam cá nguyệt thứ hai khoảng 4 – 5kg, tam cá nguyệt cuối từ 5 – 6kg.

Để cân nặng của mẹ bầu tăng hợp lý còn phụ thuộc vào tình trạng của từng bà bầu, mỗi giai đoạn thai kỳ đều không giống nhau và cân nặng tăng lên cũng khác nhau. Mức cân hợp lý mà mẹ bầu cần tăng cân, đó là:

  • 11,3 – 16kg với sản phụ có cân nặng bình thường.
  • 12,7 – 18,3kg với mẹ bầu nhẹ cân.
  • 7 – 11,3kg với những người thừa cân trước mang thai.
  • 16 – 20,5kg những người mang đa thai.
Cân nặng của mẹ bầu thường không thay đổi ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất
Cân nặng của mẹ bầu thường không thay đổi ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất

2. Tầm quan trọng của việc kiểm soát cân nặng của mẹ bầu 

Cân nặng của mẹ bầu cần được duy trì phù hợp trong suốt thai kỳ. Lý do là thừa hoặc thiếu cân nặng khi mang thai đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe bà sự phát triển của bé.

Với những người mẹ bị thừa cân, tăng cân quá mức sẽ gây ra một số biến chứng sau:

  • Thai to khiến người mẹ bị khó sinh.
  • Người mẹ dễ gặp các vấn đề với xương chậu, tiết niệu.
  • Mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau lưng, phù chân, đi lại khó khăn.
  • Tăng nguy cơ bị cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và mắc bệnh lý tim mạch,…
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
  • Trẻ khi sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Đối với những người mẹ tăng cân ít hoặc không tăng cân cũng gây ra một số vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé, đó là:

  • Thai phụ thường cảm thấy mệt mỏi,… 
  • Tăng cao nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.
  • Ảnh hưởng đến việc tiết sữa sau sinh.
  • Tăng nguy cơ trẻ bị mắc dị tật bẩm sinh.
  • Trẻ sinh ra thiếu cân, sức khỏe kém, dễ bị suy dinh dưỡng và có sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh.
Cân nặng của mẹ bầu cần được duy trì phù hợp trong suốt thai kỳ
Cân nặng của mẹ bầu cần được duy trì phù hợp trong suốt thai kỳ

3. Biến chứng khi mẹ bầu tăng cân quá nhiều

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh và quá nhiều vượt mức trong bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu có thể gây ra nhiều hệ lụy như:

Tác hại khi mẹ bầu tăng cân quá ít, cụ thể là:

Cân nặng của mẹ bầu tăng quá ít hoặc không tăng so với bảng cân nặng thai kỳ tiêu chuẩn cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại. Dưới đây là một số hệ lụy do việc tăng cân quá ít của người mẹ, đó là:

  • Cơ thể người mẹ kiệt sức, đôi khi không đủ sức để sinh thường.
  • Thai nhi nhẹ cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
  • Sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh là điều không thể tránh khỏi.
  • Trẻ sinh ra yếu ớt, sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm trùng.
  • Tăng nguy cơ tắc sữa ở phụ nữ sau sinh.
Cân nặng của mẹ bầu tăng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ
Cân nặng của mẹ bầu tăng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ

4. Cân nặng của mẹ bầu như thế nào là chuẩn

Trong suốt thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu sẽ thay đổi theo từng giai với mức độ tăng không giống nhau. Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi trong bụng vẫn còn nhỏ và do ốm nghén nên cân nặng thường tăng ít. 

Đến tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, thai nhi phát triển nhanh chóng vào giai đoạn này, do đó cân nặng của người mẹ cũng tăng lên. Dưới đây là chỉ số cân nặng tiêu chuẩn của mẹ bầu theo từng giai đoạn.

4.1 Tam cá nguyệt thứ nhất

Vào giai đoạn này, người mẹ phải làm quen dần với những thay đổi của cơ thể và đối mặt với việc ốm nghén, do đó người mẹ ít tăng cân. 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ cần tăng 1 – 1,5kg là tốt nhất.

4.2 Tam cá nguyệt thứ hai

Vào 3 tháng giữa của thai kỳ, cơ thể đã quen với sự sự có mặt của thai nhi. Những cơn ốm nghén cũng giảm dần nên việc ăn uống trở lại bình thường. Thai nhi phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn này và mẹ bầu tăng khoảng 4 – 5kg là hợp lý.

4.3 Tam cá nguyệt thứ ba

Đây là thời gian mà cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh nhất. Số cân tiêu chuẩn mà người mẹ cần tăng trong giai đoạn này khoảng 5 – 6kg.

Chú ý đến cân nặng của mẹ bầu để người mẹ tăng cân chuẩn xác nhất
Chú ý đến cân nặng của mẹ bầu để người mẹ tăng cân chuẩn xác nhất

5. Nên làm gì để cân nặng của mẹ bầu luôn đúng chuẩn

Dưới đây là một số lời khuyên giúp cho cân nặng của mẹ bầu luôn đạt đúng tiêu chuẩn trong suốt quá trình mang thai:

5.1 Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng

Để kiểm soát được cân nặng của mẹ bầu hiệu quả, thai phụ cần bổ sung đủ 4 nhóm chất sau đây, đó là:

  • Tinh bột

Đây là nhóm chất có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu và hỗ trợ hình thành các tế bào thần kinh ở thai nhi. 

Lượng đường bột mẹ bầu nên dung nạp vào cơ thể hàng ngày khoảng 430gr, được lấy từ các thực phẩm như bánh mì, bắp, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,…

Tinh bột có vai trò quan trọng trong cân nặng của mẹ bầu
Tinh bột có vai trò quan trọng trong cân nặng của mẹ bầu
  • Chất đạm

Chất đạm có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển của thai nhi, đồng thời gia tăng lượng oxy trong máu và cải thiện sức đề kháng cho mẹ khỏe mạnh. 

Nguồn chất dinh dưỡng này được lấy từ động vật (như thịt, cá, trứng sữa, đậu…) và thực vật (ngũ cốc, các loại đậu). Lượng cần mỗi ngày là từ 61 – 91g.

  • Chất béo

Chiếm 30% tổng số năng lượng mỗi ngày, chất béo có vai trò giúp hạn chế nguy cơ tăng đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch. 

Mẹ bầu nên ăn 45 – 72g chất béo chưa bão hòa, chất này thường có trong có trong bơ, các loại hạt, cá béo, ô liu,… Bên cạnh đó, thai phụ nên hạn chế chất béo bão hòa có nhiều trong các loại thức ăn nhanh,…

Chất béo có vai trò giúp hạn chế nguy cơ tăng đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch cho mẹ bầu
Chất béo có vai trò giúp hạn chế nguy cơ tăng đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Vitamin và khoáng chất

Nhóm chất này được đánh giá là những nhóm chất thiết yếu của cơ thể, hỗ trợ mẹ và bé phát triển toàn diện trong suốt thai kỳ. 

Thai phụ cần bổ sung tất cả các loại vitamin, đi kèm là các khoáng chất, nhóm chất này thường có trong các loại trái cây, rau củ.

Mẹ bầu cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, sắt, folicchất xơ.

5.2 Uống sữa bầu mỗi ngày

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân đối, người mẹ cũng cần duy trì thói quen uống sữa bầu trong suốt thai kỳ. Uống hai ly sữa bầu mỗi ngày không chỉ giúp hấp thu đủ dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ sự phát triển tốt cho thai nhi. 

Mẹ bầu nên duy trì thói quen uống sữa trong suốt thai kỳ
Mẹ bầu nên duy trì thói quen uống sữa trong suốt thai kỳ

5.3 Chia nhỏ bữa ăn

Một trong những cách giúp kiểm soát cân nặng của mẹ bầu khi thai và giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn thì thai phụ hãy chia nhỏ bữa ăn. 

5.4 Uống đủ nước

Mẹ bầu cần uống đủ nước khoảng 2L nước mỗi ngày. Không chỉ cung cấp nguồn khoáng chất, giúp thanh lọc cơ thể, chúng còn có vai trò thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đốt cháy calo dư thừa, giúp kiểm soát được cân nặng của mẹ bầu khi mang thai.

5.5. Nói không với cafein, rượu bia

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và cafein có trong cà phê, trà, những chất này gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ. Chính vì thế, mẹ bầu nên tránh xa những yếu tố này giúp thai phụ duy trì cơ thể khỏe mạnh trong thai kỳ.

4.6 Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn

Trong thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường, dầu mỡ,… tăng nguy cơ thừa cân ở thai phụ. Do đó, để duy trì cân nặng của bà bầu ổn định, chị em cũng nên loại bỏ nhóm đồ ăn này trong khẩu phần ăn của mình nhé. 

4.7 Vận động nhẹ nhàng

Đi bộ, yoga, thiền sẽ giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ kiểm soát tốt cân nặng của mẹ bầu hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên xuyên tập thể dục cũng giúp giải tỏa căng thẳng, tránh được các vấn đề trầm cảm trong và sau sinh.

Kết hợp vận động nhẹ nhàng khi mang thai giúp cân nặng của mẹ bầu được kiểm soát
Kết hợp vận động nhẹ nhàng khi mang thai giúp cân nặng của mẹ bầu được kiểm soát

4.8 Nghỉ ngơi hợp lý

Thai phụ nên ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày và nghỉ trưa ít nhất 30 phút để tránh kiệt sức. Vì khi mẹ bầu có chất lượng giấc ngủ tốt và cơ thể được nghỉ ngơi, từ đó ăn uống ngon miệng hơn, giúp cải thiện cân nặng của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai.

4.9 Khám thai định kỳ thường xuyên

Mẹ bầu nên khám thai theo chỉ định của bác sĩ để có thể theo dõi được cân nặng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, dựa vào kết quả thăm khám định kỳ, bác sĩ sẽ nắm rõ tình trạng sức khỏe, từ đó có những điều chỉnh dinh dưỡng, sinh hoạt sao cho phù hợp để giúp thai phụ có sức khỏe ổn định, kiểm soát được cân nặng của mẹ bầu.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là Bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa và nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo: