Ths.BS Phan Nguyễn Hoàng Vân


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

ThS.BS PHAN NGUYỄN HOÀNG VÂN

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn

Sảy thai liên tiếp chiếm 1% trong những biến chứng thai kỳ mà các mẹ bầu thường gặp phải. Nguyên nhân tại sao người mẹ lại bị sảy thai liên tiếp vẫn là thắc mắc lớn của rất nhiều người. Bài viết này sẽ giải đáp lý do gây sảy thai liên tục và một số cách phòng ngừa.

Sảy thai liên tiếp - Nguyên nhân và cách dự phòng
Sảy thai liên tiếp – Nguyên nhân và cách dự phòng

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai liên tiếp là gì?

Sảy thai liên tiếp hiện đang dần phổ biến có khoảng 10% các trường hợp mang thai gặp phải tình trạng này, trong đó có khoảng 1% nữ giới bị sảy thai nhiều lần.

Xác định nguyên nhân gây sảy thai liên tục rất quan trọng để tăng cơ hội mang thai thành công trong tương lai, tình trạng được chia thành:

  • Sảy thai nguyên phát: người chưa từng sinh con đang trong các thai kỳ trước đó.
  • Sảy thai thứ phát: phụ nữ đã từng sinh con thành công và sau đó gặp tình trạng sảy thai liên tiếp ở các lần mang thai sau.

Hiện có khá nguyên nhân gây ra tình trạng mẹ bầu bị sảy thai nhiều lần, được phân thành hai nhóm chính, đó là:

Sảy thai sớm thường xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên (13 tuần đầu của thai kỳ), chủ yếu do các vấn đề về nhiễm sắc thể hoặc phôi thai bất thường. Nghiên cứu cho thấy 50 – 80% các trường hợp sảy thai sớm là do bất thường về số lượng nhiễm sắc thể.

Sảy thai muộn thường do các vấn đề của hệ miễn dịch, bất thường ở tử cung, sinh non, hoặc cổ tử cung mắc các dị tật bẩm sinh. (1)

Tham khảo Chủ Đề: Sẩy thai liên tiếp (Nguồn: Đào tạo Từ Dũ – Bệnh viện Từ Dũ trực thuộc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh)

Sảy thai liên tiếp là biến chứng thai kỳ đang dần trở nên phổ biến
Sảy thai liên tiếp là biến chứng thai kỳ đang dần trở nên phổ biến

Tham khảo thêm: 

1.1 Nguyên nhân do di truyền

Sảy thai sớm thường do bất thường di truyền trong phôi thai. Bình thường thai nhi có 46 nhiễm sắc thể, nhưng khi có thêm hoặc thiếu một nhiễm sắc thể, sảy thai có thể xảy ra. 

Ví dụ, trẻ mắc hội chứng Down có 47 nhiễm sắc thể. Khoảng 60% các trường hợp sảy thai trong ba tháng đầu là do bất thường nhiễm sắc thể. Nguy cơ sảy thai tăng theo tuổi của người mẹ, từ 10 – 15% ở phụ nữ dưới 35 tuổi lên và hơn 50% ở phụ nữ trên 40 tuổi.

Để phát hiện sớm các bất thường di truyền, nên thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ (karyotype test). Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào từ thai nhi để kiểm tra nhiễm sắc thể, từ đó tư vấn phù hợp cho thai phụ.

1.2 Các bệnh mãn tính

Một số bệnh mãn tính như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp. Các bất thường về hệ thống miễn dịch hoặc hệ thống đông máu cũng là yếu tố góp phần gây sảy thai.

Điều trị hoặc kiểm soát các bệnh lý này trước khi mang thai là cần thiết để giảm nguy cơ sảy thai.

1.3 Bệnh tự miễn

Các bệnh tự miễn khiến cơ thể sản xuất kháng thể gây đông máu, làm giảm cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi và dẫn đến sảy thai.

Nếu người mẹ từng sảy thai nhiều lần hoặc có tiền sử bản thân hoặc gia đình về cục máu đông, nên xét nghiệm máu để phát hiện các vấn đề tự miễn. Bác sĩ có thể kê toa Aspirin hàng ngày hoặc thuốc chống đông máu để ngăn ngừa đông máu.

Người mẹ mắc các bệnh tự miễn là nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp
Người mẹ mắc các bệnh tự miễn là nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp

1.4 Dị tật tử cung

Khoảng 15% các ca sảy thai liên tiếp là do bất thường cấu trúc tử cung, có thể là do bẩm sinh hoặc phát triển trong thai kỳ như tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung nhi hóa. Các khối u như polyp hoặc u xơ tử cung và các vết sẹo tử cung cũng có thể gây sảy thai.

Những vấn đề này thường có thể được khắc phục qua phẫu thuật trước khi thụ thai, tăng cơ hội mang thai thành công trong tương lai.

1.5 Yếu tố môi trường

Tiếp xúc với một số loại thuốc, hóa chất, tia X, thuốc lá, rượu,… có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

1.6 Sảy thai không rõ nguyên nhân

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp không thể xác định. Khoảng 50 – 75% phụ nữ bị sảy thai nhiều lần mà không tìm ra nguyên nhân cụ thể. Dù có một vài yếu tố, nhưng bác sĩ không thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng này.

2. Đối tượng dễ bị sảy thai liên tiếp 

Sảy thai liên tiếp có thể xảy ra ở nhiều phụ nữ, nhưng nguy cơ sẽ cao hơn đối với những người thuộc các nhóm sau:

  • Tiền sử sảy thai: phụ nữ đã từng bị sảy thai có nguy cơ cao hơn bị sảy thai liên tiếp so với những người chưa từng gặp tình trạng này.
  • Tuổi tác: nguy cơ sảy thai liên tiếp tăng lên khi phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35. Dù trước đó họ có thể đã sinh con thành công, nhưng sau tuổi 35, nguy cơ sảy thai thứ phát tăng cao.
  • Lối sống không lành mạnh: sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, và chất kích thích trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai và có thể dẫn đến sảy thai liên tiếp.
  • Dinh dưỡng kém: chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ có thể gây sảy thai liên tiếp, do thai nhi không nhận đủ chất cần thiết để phát triển. Thiếu hụt vitamin Dvitamin B đặc biệt làm tăng nguy cơ sảy thai.
Với những thai phụ đã từng sảy thai trước đó sẽ có nguy cơ cao bị sảy thai liên tiếp
Với những thai phụ đã từng sảy thai trước đó sẽ có nguy cơ cao bị sảy thai liên tiếp

3. Sảy thai liên tiếp thì phải làm sao?

Các phương pháp điều trị cho thai phụ bị sảy thai liên tiếp được xây dựng dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng này. 

Nếu có phác đồ điều trị hiệu quả, cơ hội mang thai thành công trong tương lai rất cao: 77% nếu kết quả cận lâm sàng không phát hiện bất thường và 71% nếu các bất thường đã được xác định và điều trị.

Một số phương pháp điều trị giúp giảm nguy cơ sảy thai liên tiếp bao gồm:

3.1 Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể khắc phục các vấn đề trong tử cung như tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung hoặc mô sẹo. Chỉnh sửa cấu trúc tử cung giúp giảm nguy cơ sảy thai.

3.2 Sử dụng thuốc chống đông máu

Hệ miễn dịch của người bệnh có vấn đề hoặc rối loạn đông máu thường được điều trị bằng aspirin và heparin liều thấp. Những thuốc này giúp giảm nguy cơ sảy thai nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ do có thể gây tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.

3.3 Điều trị các bệnh liên quan

Một số tình trạng bệnh lý như tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc mức prolactin cao có thể liên quan đến sảy thai liên tiếp. Việc điều trị các bệnh lý này giúp cải thiện cơ hội mang thai đủ tháng và khỏe mạnh.

3.4 Sàng lọc di truyền

Khoảng 5% các cặp vợ chồng bị sảy thai nhiều lần có bất thường cân bằng như chuyển vị trí và đảo ngược nhiễm sắc thể. Xét nghiệm karyotype giúp xác định các bất thường nhiễm sắc thể này.

Ngay cả khi cặp vợ chồng có bất thường nhiễm sắc thể, vẫn có thể mang thai khỏe mạnh một cách tự nhiên. Tuy nhiên, bác sĩ thường khuyến nghị các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Trong IVF, phôi được sàng lọc di truyền trước khi đưa vào tử cung để chọn các phôi không bị bất thường nhiễm sắc thể, tạo nền tảng cho một thai kỳ an toàn. (2)

Phương pháp sàng lọc di truyền sẽ được chọn để điều trị sảy thai liên tiếp
Phương pháp sàng lọc di truyền sẽ được chọn để điều trị sảy thai liên tiếp

4. Các xét nghiệm nên làm khi người mẹ bị sảy thai liên tiếp

Trước khi tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám lâm sàng cho người bệnh để đánh giá tình trạng sử dụng thuốc, tiền sử phẫu thuật, cũng như các bất thường về gen và di truyền của cả hai vợ chồng và gia đình họ hàng.

4.1 Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ

Xét nghiệm này được thực hiện cho cả hai vợ chồng để tìm các nguyên nhân di truyền. Cha mẹ có thể là những người lành mang gen lặn của các bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bất thường di truyền có thể truyền cho thai nhi và gây sảy thai liên tiếp.

4.2 Đánh giá cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh sản nữ

Đánh giá chi tiết tử cung và buồng tử cung ở phụ nữ rất quan trọng. Các xét nghiệm thường dùng để đánh giá bao gồm:

  • Siêu âm thường quy
  • Siêu âm bơm nước
  • Chụp tử cung – vòi trứng
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Nội soi buồng tử cung

Bạn đọc quan tâm: Bí mật về cơ quan sinh dục nữ

4.3 Một số xét nghiệm khác

Các xét nghiệm để tìm các bất thường di truyền về đông máu cũng nên được thực hiện đối với những người bệnh có các yếu tố nguy cơ như: tiền sử phẫu thuật, gãy xương, nằm bất động lâu ngày hoặc tiền sử mắc bệnh hoặc người thân. Các xét nghiệm khác bao gồm:

Sau khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, các cặp vợ chồng sẽ được điều trị theo nguyên nhân cụ thể. Việc điều trị và theo dõi chặt chẽ có thể làm tăng tỷ lệ thai sống trong tương lai lên đến 70%. (3)

5. Có cách nào làm giảm thiểu tình trạng sảy thai liên tiếp?

Để giảm thiểu nguy cơ sảy thai và sảy thai liên tiếp, mẹ có thể tuân theo các lời khuyên sau:

  • Thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi mang thai để đánh giá tình trạng sức khỏe và điều trị các vấn đề cần thiết trước khi mang thai.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai, đặc biệt là protein, đạm, vitamin và khoáng chất, cung cấp từ trái cây, rau xanh,… Điều này giúp thai nhi phát triển đúng cách.
  • Thực hiện khám thai định kỳ để phát hiện các vấn đề sớm và nhận tư vấn về dinh dưỡng và tập luyện phù hợp.
  • Nếu đã từng sảy thai trước đó, hãy thăm bác sĩ trước khi quyết định mang thai lần tiếp theo.
  • Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá vì chúng có thể gây nguy hại cho thai nhi.
  • Giữ tinh thần thoải mái suốt thai kỳ vì tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, duy trì sự cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi mang thai, hãy đến gặp bác sĩ ngay, không nên chủ quan cho rằng những dấu hiệu đó là nhỏ và không đáng ngại.
Thực hiện khám thai định kỳ để phòng ngừa nguy cơ sảy thai
Thực hiện khám thai định kỳ để phòng ngừa nguy cơ sảy thai

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tu nghiệp ở nước ngoài, luôn cập nhật kỹ thuật mới, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. 

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị cho các cặp đôi.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

  1. Recurrent miscarriage. (2024). Retrieved 29 May 2024, from https://www.tommys.org/baby-loss-support/miscarriage-information-and-support/recurrent-miscarriage
  2. Repeated Miscarriages. (2024). Retrieved 29 May 2024, from https://www.acog.org/womens-health/faqs/repeated-miscarriages
  3. Recurrent Pregnancy Loss > Fact Sheets > Yale Medicine. (2024). Retrieved 29 May 2024, from https://www.yalemedicine.org/conditions/recurrent-pregnancy-loss