Cơ quan sinh dục nữ là bộ phận có vai trò rất quan trọng trong việc sinh sản. Hiểu rõ về cơ quan sinh dục sẽ giúp nữ giới chăm sóc tốt hơn để tránh mắc các bệnh phụ khoa ngoài ý muốn.

1. Định nghĩa về cơ quan sinh dục nữ

Cơ quan sinh dục nữ hoặc bộ phận sinh dục nữ gồm nhiều cơ quan khác nhau. Nhiệm vụ của cơ quan sinh dục nữ đó là duy trì chức năng sinh lý, đời sống tình dục và duy trì sinh sản thông qua việc thụ thai và nuôi dưỡng bào thai lớn lên trong tử cung, cuối cùng là sinh nở. Không giống như cơ quan sinh dục nam có thể nhìn thấy ngay, cơ quan sinh dục nữ lại ẩn bên trong và được một lớp lông mu che phủ.

2. Cấu tạo chi tiết cơ quan sinh dục nữ

2.1 Cơ quan sinh dục bên ngoài

Giống như tên gọi, cơ quan sinh dục nữ bên ngoài những bộ phận nằm ngay bên ngoài và chị em có thể quan sát cũng như chạm được bằng tay. Các cơ quan này có nhiệm vụ ngăn ngừa vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng gây hại cho bộ phận sinh dục. Tên gọi chung cho những cơ quan sinh dục nằm bên ngoài là âm hộ. Âm hộ gồm có các bộ phận sau:

  • Gò mu: đây là phần nhô ra, lớp lông sẽ mọc ở đây.
  • Môi lớn: môi lớn có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ các cơ quan sinh dục bên ngoài khác. Khi nữ giới đến tuổi dậy thì, lông mao phát triển sẽ mọc trên da của môi lớn. Môi lớn cũng là nơi tiết ra mồ hôi và dầu.
  • Môi bé: tuỳ vào cấu tạo cơ thể mỗi người, hình dạng môi bé sẽ có kích cỡ khác nhau. Môi bé nằm bên trong môi lớn, bao quanh lỗ âm đạo và niệu đạo (có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể). Vùng da môi bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm cho nên nếu môi bé chịu tác động mạnh sẽ rất dễ bị kích ứng và sưng tấy.
Cấu trúc của cơ quan sinh dục nữ bên ngoài
Cấu trúc của cơ quan sinh dục nữ bên ngoài
  • Âm đế (âm vật): đây là phần nhô ra giữa hai môi bé và có hình tam giác nhỏ. Cũng giống như dương vật, âm vật cũng được bao phủ bởi một nếp da gọi là bao quy đầu và rất nhạy cảm với sự kích thích.
  • Cửa âm đạo: nơi đây cho phép máu kinh thoát ra ngoài sau mỗi kỳ kinh nguyệt. Cửa âm đạo có độ co giãn rất tốt, là nơi giao hợp và cũng là nơi sinh nở.
  • Màng trinh: là một lớp màng mỏng bao phủ xung quanh cửa âm đạo. Trong lần quan hệ đầu tiên, dương vật muốn đi vào cần phải đi qua lớp màng này. Cũng giống như môi bé, màng trinh ở mỗi phụ nữ lại có hình dáng khác nhau. Tuy nhiên cũng có trường hợp chị em sinh ra đã không có lớp màng này. 
  • Lỗ niệu đạo: nằm bên trên lỗ âm đạo, là nơi dẫn nước tiểu từ bàng quang thải ra bên ngoài.

2.2 Cơ quan sinh dục bên trong

Các cơ quan sinh dục nữ bên trong chị em sẽ không thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt cũng như chạm tay như cơ quan sinh dục bên ngoài. Bộ phận sinh dục bên trong bao gồm:

  • Âm đạo: là phần dưới của tử cung nối với bên ngoài cơ thể. Dương vật sẽ tiếp xúc trực tiếp với âm đạo khi quan hệ tình dục. Ngoài ra âm đạo còn là đường dẫn máu kinh lưu thông ra bên ngoài. Âm đạo còn được bao phủ một lớp nhầy có nhiệm vụ giữ ẩm.
  • Cổ tử cung: đây là phần thấp nhất của tử cung. Trong cổ tử cung sẽ có lỗ nhỏ ở giữa để tinh trùng đi vào tìm gặp trứng và máu kinh được thoát ra. Nếu phụ nữ mang thai và sinh con qua đường âm đạo, cổ tử cung sẽ giãn ra để em bé được ra ngoài. 
  • Tử cung: tử cung có hình quả lê rỗng chức năng chính của nó là giữ thai nhi trong suốt thai kỳ. Đồng thời là nơi cung cấp các dưỡng chất từ người mẹ tới thai nhi để nuôi dưỡng. 
  • Buồng trứng: Buồng trứng là những tuyến nhỏ, hình bầu dục, nằm ở hai bên tử cung. Buồng trứng sản xuất trứng và hormone nữ đó là estrogenprogesterone.
  • Ống dẫn trứng: Đây là những ống hẹp được gắn vào phần trên của tử cung và đóng vai trò là con đường đưa trứng (noãn) đi từ buồng trứng đến tử cung. Sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng thường xảy ra trong ống dẫn trứng. Trứng được thụ tinh sau đó sẽ di chuyển đến tử cung và tiến hành làm tổ
Cấu trúc của cơ quan sinh dục nữ bên trong
Cấu trúc của cơ quan sinh dục nữ bên trong

3. Hệ thống sinh sản ở nữ giới có nhiệm vụ gì?

3.1 Buồng trứng

Buồng trứng có nhiệm vụ sản xuất trứng. Bé gái ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ đã có tới 6 triệu quả trứng, khi chào đời sẽ còn khoảng 1 – 2 triệu quả trứng. Và khi đến tuổi dậy thì, chị em sẽ chỉ còn từ 300.000 – 400.000 quả. Trong quá trình rụng trứng, trứng sẽ được vận chuyển tới ống dẫn trứng để gặp tinh trùng.

Trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển tới tử cung. Buồng trứng của bạn sản xuất trứng. Những quả trứng này sau đó được vận chuyển đến ống dẫn trứng của bạn trong quá trình rụng trứng, nơi có thể xảy ra quá trình thụ tinh bởi tinh trùng. Khi ở trong tử cung, trứng đã thụ tinh có thể cấy vào niêm mạc tử cung dày lên và tiếp tục phát triển.

Nếu quá trình cấy ghép không diễn ra, niêm mạc tử cung sẽ bong ra khi bạn có kinh nguyệt. Ngoài ra, hệ thống sinh sản nữ còn sản xuất hormone giới tính để duy trì chu kỳ kinh nguyệt.

Khi buồng trứng không còn sản xuất trứng nữa nghĩa là phụ nữ đã trong thời kỳ mãn kinh. Lúc này chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện không đều và dần biến mất hoàn toàn.

Hình ảnh buồng trứng tại cơ quan sinh dục nữ
Hình ảnh buồng trứng tại cơ quan sinh dục nữ

3.2 Ống dẫn trứng

Một cơ quan sinh dục nữ giới bình thường sẽ có 2 ống dẫn trứng. Chúng đều rỗng và được thông tới buồng tử cung. Giữa ống dẫn trứng và buồng trứng có những tua nhỏ với chức năng là đỡ trứng chín rụng. Không giống như tinh trùng, trứng không thể tự di chuyển. Sau khi tinh trùng gặp trứng và diễn ra quá trình thụ tinh, nó sẽ được các lông mao nằm bên trong ống dẫn trứng giúp di chuyển về buồng tử cung. Vì thế nếu ống dẫn trứng bị viêm nhiễm, quá trình di chuyển này sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. 

3.3 Tử cung

Tử cung là nơi lưu giữ và nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Các chất dinh dưỡng từ người mẹ sẽ được vận chuyển thông qua dây rốn để thai nhi phát triển toàn diện và khoẻ mạnh. Sau khi đủ 9 tháng 10 ngày, thai nhi sẽ được đưa ra ngoài thông qua sinh mổ hoặc sinh thường.

Hình ảnh giải phẫu học của tử cung ở cơ quan sinh dục nữ
Hình ảnh giải phẫu học của tử cung ở cơ quan sinh dục nữ

4. Quá trình sinh sản diễn ra như thế nào ở cơ quan sinh dục nữ

Ở người, hệ thống sinh dục nam và nữ phối hợp với nhau để sinh sản. Có hai loại tế bào đảm nhận chức năng sinh sản đó là tinh trùng và trứng. Khi tinh trùng gặp trứng, nó có thể thụ tinh và tạo ra hợp tử. Hợp tử này cuối cùng sẽ trở thành một bào thai. Cả tinh trùng và trứng đều cần thiết cho quá trình sinh sản của con người.

5. Chăm sóc cơ quan sinh dục nữ cần lưu ý gì?

5.1 Không thụt rửa quá sâu

Nhiều chị em thường nghĩ, khi vệ sinh vùng kín phải thụt rửa thật sâu mới được coi là sạch. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, chị em chỉ nên tiến hành vệ sinh nhẹ nhàng ở bên ngoài là được. Bởi việc thụt rửa sâu vào bên trong sẽ làm mất đi độ cân bằng pH của âm đạo. Thói quen thụt rửa sẽ làm môi trường axit của âm đạo bị ảnh hưởng và phá vỡ sự cân bằng từ đó khiến âm đạo dễ bị viêm nhiễm hơn bởi các vi khuẩn có hại.

Nếu âm đạo tiết ra dịch nhầy bất thường hoặc có mùi, chị em nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để thăm khám. Việc thụt rửa có thể làm giảm bớt mùi khó chịu nhưng không thể giải quyết được nguyên nhân gây ra mùi khó chịu này. 

5.2 Quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn chính là cách chăm sóc và bảo vệ cơ quan sinh dục nữ tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, mụn cóc sinh dục, HIV,…

Quan hệ tình dục lành mạnh là cách giữ sức khỏe của các cơ quan sinh dục nữ
Quan hệ tình dục lành mạnh là cách giữ sức khỏe của các cơ quan sinh dục nữ

5.3 Chọn đồ lót phù hợp và thoáng khí

Đồ lót là nơi tiếp xúc trực tiếp với cơ quan sinh dục nữ giới hằng ngày nên nó có ảnh hưởng rất lớn. Chị em nên lựa chọn đồ lót không quá chật cũng không quá rộng mà nên ôm sát vào cơ thể. Chất liệu thoáng khí để hạn chế nấm phát triển.

Ngoài ra cũng nên thay đồ lót định kỳ 3 tháng một lần. Nếu dịch âm đạo của chị em tiết ra quá nhiều, hãy mang theo bộ đồ lót dự phòng để thay trong ngày nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo. 

5.4 Khám phụ khoa định kỳ

Để giữ cho vùng kín luôn khoẻ mạnh không thể thiếu việc khám phụ khoa định kỳ. Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa tối thiểu 1 năm 1 lần hoặc 6 tháng 1 lần. Hơn nữa, nếu chưa đến thời gian tái khám mà vùng kín xuất hiện các biểu hiện bất thường sau thì cần phải đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị:

  • Dịch âm đạo có màu và có mùi hôi.
  • Âm đạo ngứa rát, xuất hiện các vết đỏ.
  • Khi đi tiểu cảm thấy đau và buốt.
  • Chưa đến kỳ kinh nguyệt nhưng âm đạo lại bị chảy máu bất thường.
Khám phụ khoa định kỳ là có tốt nhất có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của cơ quan sinh dục nữ
Khám phụ khoa định kỳ là có tốt nhất có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của cơ quan sinh dục nữ

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn hi vọng bạn có thêm thông tin, kiến thức về cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ. Ngoài chuyên khoa hỗ trợ sinh sản, chúng tôi còn có chuyên khoa Phụ khoa quy tụ nhiều bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ việc chẩn đoán một cách chính xác nhất. 

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.unicef.org/stories/what-you-need-know-about-female-genital-mutilation
  2. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/female-genital-mutilation
  3. https://data.unicef.org/topic/child-protection/female-genital-mutilation