Khám sức khỏe định kỳ: Tại sao không nên bỏ qua?
Tư vấn chuyên môn Bài Viết
BSCKII. LÝ THÁI LỘC
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn
Khám sức khỏe định kỳ là cách giúp mọi người có thể theo dõi sức khỏe, tầm soát và ngăn ngừa bệnh tật. Nhưng vẫn còn rất nhiều cá nhân xem nhẹ vấn đề này. Theo dõi bài viết dưới đây để xem lý do tại sao không nên bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ nhé!
1. Khám sức khỏe định kỳ là gì?
Khám sức khỏe định kỳ là quá trình kiểm tra sức khỏe toàn diện bao gồm thăm khám lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá chức năng nhằm mục đích kiểm tra tổng quan tình trạng sức khỏe theo từng độ tuổi, phát hiện nguy cơ và bệnh lý có thể mắc phải.
Thông thường, quá trình này diễn ra từ 1 – 2 lần/năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Qua việc thăm khám lâm sàng, trao đổi về tình hình sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, điều này có thể giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó lập kế hoạch chăm sóc, điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Khám sức khỏe định kỳ: Phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho cả gia đình (Nguồn: Trang Youtube chính thức của Báo Sức khỏe & Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế)
Có thể bạn quan tâm:
2. Tại sao không nên bỏ qua khám sức khỏe định kỳ?
Sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi người, chỉ khi có sức khỏe, chúng ta mới có thể học tập, làm việc, vui chơi và sống một cách vui vẻ, hữu ích. Khám sức khỏe định kỳ mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện trách nhiệm cá nhân đối với sức khỏe của mình.
Phòng bệnh luôn dễ dàng và hiệu quả hơn so với chữa bệnh. Một người có vẻ ngoài khỏe mạnh vẫn có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ bệnh tật. Nhiều bệnh nghiêm trọng thường được phát hiện tình cờ qua siêu âm, chụp X-quang khi khám sức khỏe, mặc dù người bệnh không có triệu chứng gì. Nếu các bệnh lý nghiêm trọng không được phát hiện sớm và chỉ được phát hiện khi đã tiến triển nặng, việc điều trị sẽ trở nên rất khó khăn, tốn kém và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ giúp mỗi người hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình. Khi đi khám sức khỏe, bạn sẽ được kiểm tra toàn diện thông qua khám tổng quát, khám chuyên khoa, thực hiện các xét nghiệm và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, CT scan,… Kết quả khám giúp bác sĩ không chỉ đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn dự đoán các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai.
3. Khám sức khỏe sinh sản gồm những gì?
- Đo huyết áp: đây là quan trọng để đánh giá sức khỏe tim mạch và tuần hoàn. Huyết áp của người bệnh cao có thể chỉ ra nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch và đột quỵ.
- Cân nặng và chiều cao: các chỉ số này giúp tính toán chỉ số BMI và đánh giá sơ bộ tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân.
- Nhịp tim và nhiệt độ: các chỉ số sinh hiệu này giúp xác định tình trạng sức khỏe hiện tại của một người.
- Khai thác tiền sử: bao gồm các bệnh cấp và mãn tính đang điều trị, tiền sử gia đình về các bệnh như tiểu đường, ung thư, tiền sử dị ứng thuốc,…
- Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện tình trạng da, niêm mạc và các cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, cơ xương khớp, tiêu hóa, tiết niệu, hệ thần kinh.
Những cơ quan thuộc nhóm chuyên khoa sẽ được kiểm tra khi người bệnh khám sức khỏe định kỳ:
- Tai mũi họng: kiểm tra các điểm bất thường tại bước khám lâm sàng.
- Mắt: kiểm tra mắt và thực hiện các bài kiểm tra thị lực cơ bản.
- Răng miệng: kiểm tra các bệnh lý như mất răng, viêm lợi, áp tơ miệng, cao răng.
- Tâm lý
- Da liễu
- Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu: đánh giá nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn lipid máu, tăng uric máu, cholesterol (HDL, LDL), chức năng gan,…
- Sàng lọc bệnh truyền nhiễm: như các bệnh viêm gan B, C, giun, sán và tình trạng kháng thuốc (kháng sinh, vaccine).
- Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: người bệnh cần chụp X-quang phổi, chụp MRI toàn thân, siêu âm bụng, vú, tuyến giáp.
- Thăm dò chức năng: gồm nội soi tiêu hóa, điện tim, thăm dò chức năng hô hấp, mục đích nhằm phát hiện sớm ung thư tiêu hóa và các bệnh lý rối loạn thông khí.
Các hạng mục trong gói khám sức khỏe định kỳ được thiết kế để đảm bảo rằng sức khỏe tổng quát của con người đều được đánh giá và theo dõi toàn diện. Tuy nhiên, các hạng mục có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và các yếu tố rủi ro sức khỏe cá nhân.
4. Những đối tượng nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ
Dù đang làm nghề gì, ở độ tuổi nào, sống ở đâu, khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng với tất cả mọi người. Các nhóm đối tượng sau đây cần đặc biệt lưu ý đến việc thăm khám sức khỏe định kỳ:
- Nữ giới đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Người lớn tuổi.
- Người có sự thay đổi thất thường về cân nặng hoặc thể chất trong thời gian ngắn.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường,..
- Đối tượng có lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không cân đối, hoặc có thói quen xấu gây hại cho sức khỏe như hút thuốc, uống rượu bia.
- Người bệnh đang điều trị bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh .
- Người làm việc trong môi trường độc hại hoặc có yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Thời điểm nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ
Các chuyên gia khuyên mọi người nên khám sức khỏe định kỳ đều đặn từ 1 – 2 lần/năm để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe hoặc ung thư, đặc biệt với những người có nguy cơ cao.
Tuy nhiên, tần suất khám sức khỏe định kỳ còn phụ thuộc vào độ tuổi, môi trường làm việc, tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh của bản thân và gia đình.
Tùy theo độ tuổi, ngoài khám tổng quát và xét nghiệm sàng lọc, khám sức khỏe định kỳ còn bao gồm các dịch vụ khám và xét nghiệm chuyên sâu phù hợp với nguy cơ mắc bệnh của từng nhóm tuổi:
- Từ 18 – 30 tuổi: tập trung khám và xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, C, bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, kiểm tra sức khỏe sinh sản và tiền hôn nhân.
- Từ 30 – 40 tuổi: tầm soát các bệnh có thể xuất hiện như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, gout. Nữ giới trong độ tuổi này còn được tầm soát ung thư phụ khoa.
- Ở độ tuổi trung niên: tầm soát các bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, xương khớp và các loại ung thư như ung thư gan, dạ dày, phổi và một số bệnh ung thư ở nam giới.
- Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như: người có tiền sử bản thân hoặc người nhà mắc các bệnh lý như ung thư, tim mạch, người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, lối sống ít vận động, ăn nhiều chất béo,… nên khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề của sức khỏe.
6. Lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ
Khi thăm khám sức khỏe định kỳ, mọi người cần chuẩn bị những điều sau đây để giúp quá trình thăm khám được diễn ra nhanh chóng và kết quả các xét nghiệm được chính xác:
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ y tế, bao gồm bệnh án, lịch tiêm phòng, đơn thuốc hiện đang sử dụng.
- Ngủ đủ giấc để tránh ảnh hưởng đến các chỉ số quan trọng như huyết áp, nhiệt độ cơ thể và nhịp tim.
- Tránh sử dụng bia, rượu và các chất kích thích ít nhất 24 giờ trước khi thăm khám.
- Không ăn sáng và tránh uống nước có đường, cà phê, trà để đảm bảo độ chính xác của các xét nghiệm máu và nước tiểu.
- Nếu cần siêu âm bụng, nên nhịn tiểu và uống nhiều nước trước khi thực hiện.
- Khi cần nội soi tiêu hóa, nên nhịn ăn từ 6 đến 8 giờ trước khi thực hiện.
- Đối với khám phụ khoa, phụ nữ không nên quan hệ tình dục trước ngày khám và nên khám sau kỳ kinh nguyệt từ 3 đến 5 ngày.
- Phụ nữ nên chắc chắn không mang thai hoặc thông báo với bác sĩ nếu nghi ngờ có thai.
- Vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng và bộ phận sinh dục để không ảnh hưởng đến quá trình khám của bác sĩ.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện sở hữu Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tu nghiệp ở nước ngoài, luôn cập nhật kỹ thuật mới, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn.
Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị cho các cặp đôi.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|