Huyết áp cao là một bệnh nằm trong danh sách các bệnh mãn tính, bệnh thường xuất hiện ở những người lớn tuổi. Bệnh này thường diễn tiến âm thầm nhưng lại gây ra những biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng hơn là đe doạ tính mạng của người bệnh.

Huyết áp cao nguy tiềm ẩn ảnh hưởng đến tính mạng con người
Huyết áp cao nguy tiềm ẩn ảnh hưởng đến tính mạng con người

1. Tìm hiểu huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp, một bệnh thông thường xảy ra khi áp suất của máu lưu thông qua các động mạch cao hơn so với mức bình thường. 

Huyết áp được xác định bằng hai con số đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp suất trong khi tim hạ thấp và bơm máu ra khỏi tim, còn huyết áp tâm trương là áp lực giữa các nhịp tim khi tim được bơm máu đầy.

Huyết áp có thể biến đổi trong suốt ngày dựa trên các hoạt động của cơ thể. 

Hầu hết người trưởng thành, huyết áp bình thường là dưới mức 120, trên 80 mm thủy ngân (mmHg), biểu thị bằng giá trị huyết áp tâm thu so với huyết áp tâm trương – 120/80 mmHg. 

Huyết áp được coi là cao khi huyết áp tâm thu đạt mức ổn định từ 130 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 80 mmHg trở lên.

Huyết áp cao là bệnh lý tim mạch thường gặp ở người lớn tuổi
Huyết áp cao là bệnh lý tim mạch thường gặp ở người lớn tuổi

2. Phân loại huyết áp cao

Huyết áp cao được chia làm hai loại, đó là:

  • Nguyên phát, hay huyết áp cao không rõ nguyên nhân: thường xảy ra ở người trưởng thành chiếm 90 – 95%.
  • Tứ phát: nguyên nhân xuất phát từ một số bệnh lý liên quan đến thận, nội tiết, nhiễm độc thai nghén, sử dụng thuốc hoặc lối sống và chiếm từ  5 – 10%.

Phân loại huyết áp cao có thể có sự dao động nhẹ tùy thuộc vào cách đo khác nhau. Các cấp độ huyết áp được phân chia như sau:

  • Bình thường: Huyết áp tâm thu <130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương <85 mmHg.
  • Tiền tăng huyết áp: khi tâm thu 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 89 mmHg.
  • Huyết áp cao độ 1: huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 99 mmHg.
  • Huyết áp cao độ 2: huyết áp tâm thu >=160 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.
  • Cơn tăng huyết áp: huyết áp tâm thu > 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 110 mmHg.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: huyết áp tâm thu >= 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90mmHg.

Nếu huyết áp không ở cùng mức để phân loại, thì chọn chỉ số cao nhất ở tâm thu hoặc tâm trương.

Huyết áp cao không rõ nguyên nhân thì được gọi là huyết áp cao nguyên phát
Huyết áp cao không rõ nguyên nhân thì được gọi là huyết áp cao nguyên phát

3. Nguyên nhân gây ra huyết áp cao mà mọi người cần biết

Đa số người bệnh trong nhóm người cao tuổi thường không biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp của mình. 

Bên cạnh đó, các trường hợp khác gây huyết áp cao thì chủ yếu bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

3.1 Huyết áp cao nguyên phát

Nguyên nhân gây ra tình trạng này hiện tại vẫn chưa xác định được, được gọi là tăng huyết áp vô căn. 

Huyết áp cao nguyên phát có tính di truyền, có khoảng 90% người bệnh không hiểu rõ tại sao họ mắc bệnh này, đặc biệt là những người cao tuổi hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, có một số yếu tố khác như người bệnh tiêu thụ muối cao, uống rượu bia hoặc hút thuốc lá, thiếu vận động, thừa cân hoặc béo phì và áp lực từ cuộc sống hàng ngày cũng góp phần gây ra tình trạng huyết áp cao.

3.1 Huyết áp cao thứ phát

Là những trường hợp mà những nguyên nhân gây ra tình trạng này đã được xác định, chiếm khoảng 10% số người bệnh. 

Nếu người bệnh được phát hiện ra đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể được kiểm soát hoặc chữa khỏi. Một số nguyên nhân thường gây huyết áp cao thứ phát có thể bao gồm:

  • Người bệnh thường trên 65 tuổi.
  • Bệnh thận, tuyến thượng thận, hẹp động mạch thận.
  • Các bệnh nội tiết như suy giáp, cường giáp, hội chứng Cushing,…
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng viêm gốc corticoides, giảm đau, tránh thai,…
  • Với người trẻ và trẻ em, cần phải loại trừ nguyên nhân gây ra huyết áp cao do hẹp eo động mạch chủ tim, gây ra tình trạng tim bẩm sinh. Trong trường hợp này, áp lực máu đo ở cánh tay thường rất cao, nhưng lại thấp hoặc không đo được ở chân.
Huyết áp cao do một số bệnh lý được gọi là huyết áp cao thứ phát
Huyết áp cao do một số bệnh lý được gọi là huyết áp cao thứ phát

4. Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị huyết áp cao

Đa số những người mắc huyết áp cao thường không biểu hiện hoặc cảm nhận triệu chứng, thậm chí khi tăng huyết áp. Tuy nhiên, khi tình ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, một số triệu chứng điển hình có thể bao gồm:

  • Đau đầu: thường xuyên cảm thấy đau hoặc nhức đầu và có thể xuất hiện bất kể lúc nào.
  • Chóng mặt và mắt hoa: người bệnh có cảm giác mất cân bằng, chóng mặt, hoặc thậm chí có thể gây ngất do áp huyết tăng đột ngột.
  • Mệt và khó thở: mệt mỏi, đặc biệt sau khi thực hiện các hoạt động nhẹ, do tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu đi khắp cơ thể.
  • Thay đổi tâm trạng và lo âu: cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, gây cáu kỉnh, mất kiên nhẫn hoặc lo lắng.
  • Thay đổi thị lực: một số người có thể cảm thấy mắt nhìn mờ, có thay đổi về thị lực.
  • Buồn nôn và nôn: trong các trường hợp nghiêm trọng, tăng huyết áp có thể gây ra buồn nôn và nôn.

Huyết áp cao thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì triệu chứng thường không rõ ràng và hầu như không xuất hiện cho đến khi tình trạng đã tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng nhất. 

Huyết áp cao có thể gây ra các biến chứng về tim mạch có thể xuất hiện đột ngột và gây ra hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.

Chóng mặt, hoa mắt, khó thở, mệt mỏi là những dấu hiệu của tình trạng huyết áp cao
Chóng mặt, hoa mắt, khó thở, mệt mỏi là những dấu hiệu của tình trạng huyết áp cao

5. Chẩn đoán huyết áp cao

Nhắm xác định chính xác người bệnh có bị huyết áp cao hay không thì dựa vào việc đo huyết áp tại phòng khám, đo huyết áp lưu động và đo huyết áp tại nhà.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sâu hơn để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp cao. 

Mục đích của các xét nghiệm này là loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây ra tăng huyết áp, đánh giá mức độ tổn thương của tim và các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi.

Sau đây là một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân tăng huyết áp bao gồm:

  • Xét nghiệm chức năng thận: gồm kiểm tra ure máu và creatinin máu, nhằm phát hiện các bệnh như suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận, xuất huyết tiểu đường,…
  • Xét nghiệm acid uric máu: hỗ trợ trong chẩn đoán các bệnh về thận, bệnh gout, bệnh tăng sinh tủy,…
  • Điện giải đồ: kiểm tra các chỉ số của các ion Na+, Cl-, Ca2+, đặc biệt là K+ để phát hiện bệnh suy thận cấp hoặc mãn tính kèm theo thiểu niệu.
  • Xét nghiệm đường huyết: xác định chỉ số đường huyết ở người bệnh đái tháo đường vì bệnh lý này cũng là một trong những nguyên nhân gây huyết áp cao.
  • Xét nghiệm mỡ máu: giúp phát hiện các bệnh như rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
  • Điện tâm đồ: đánh giá mức độ tổn thương của cơ tim và phì đại của tim, cũng như phát hiện tình trạng cholesterol gây nghẽn máu lưu thông đến tim, dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.
  • Kiểm tra mắt: huyết áp cao gây tổn thương cho các mao mạch phía sau của nhãn cầu hoặc thường phản ánh một số tổn thương ở nơi khác như thận.
Thực hiện một số xét nghiệm sâu hơn để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp cao
Thực hiện một số xét nghiệm sâu hơn để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp cao

6. Điều trị tình trạng huyết áp cao

Mặc dù đã có nhiều phác đồ điều trị huyết áp cao được phát triển và kiểm tra nhiều lần, nhưng các bác sĩ vẫn cần theo dõi sự tiến triển của bệnh và điều chỉnh liều lượng thuốc, thêm bớt các loại thuốc cho đến khi tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng người bệnh.

Người bệnh nên tự nhận biết và ghi nhận tình hình sức khỏe của mình trước và sau khi sử dụng thuốc để thông báo cho bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc theo hướng dẫn.

Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giúp giảm áp lực máu, bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu: làm tăng thể tích nước tiểu để giảm thể tích máu và huyết áp.
  • Thuốc chẹn beta: giúp làm giãn mạch máu và làm giảm nhịp tim.
  • Thuốc chẹn enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE): ngăn chặn quá trình chuyển đổi enzyme angiotensin thành angiotensin II, giúp giãn mạch máu.
  • Thuốc chẹn receptor angiotensin II: ngăn chặn tác động của angiotensin II lên mạch máu.
  • Thuốc chẹn kênh Canxi: làm giãn mạch máu bằng cách ức chế hoạt động của calci trong cơ trơn mạch máu.

Người bệnh cần chú ý đến tình hình sức khỏe của mình trước và sau khi sử dụng thuốc để thông báo cho bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra trong quá trình điều trị.

Trong một số trường hợp, tăng huyết áp cấp cứu cần được điều trị ngay tại phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt, vì nguy cơ tử vong của người bệnh là rất cao. Bác sĩ sẽ sử dụng máy oxy và thuốc giảm áp lực máu khẩn cấp để cải thiện tình trạng nhanh chóng.

Người huyết áp cao sẽ được chỉ định một số loại thuốc trong điều trị
Người huyết áp cao sẽ được chỉ định một số loại thuốc trong điều trị

7. Biện pháp giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp cao

Để giúp việc điều trị huyết áp một cách hiệu quả nhất, cần phải kết hợp giữa việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu cần) và điều chỉnh lối sống. Điều này bao gồm việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học, thực hiện các bài tập thể dục phù hợp, thay đổi chế độ ăn uống để giảm mỡ và muối, cũng như tránh căng thẳng.

7.1 Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát huyết áp cao. Một chế độ ăn tốt cho những người có tình trạng này bao gồm việc giảm lượng muối ăn hàng ngày, tăng cường rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.

Lượng muối lý tưởng hàng ngày không nên vượt quá 1.500 mg, điều này sẽ giúp giảm giữ nước và huyết áp.

7.2 Duy trì cân nặng ổn định

Cân nặng ổn định không chỉ quan trọng đối với huyết áp cao mà còn cho cả sức khỏe tổng thể. Thừa cân rất dễ dẫn đến tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác.

Thừa cân là nhóm đối tượng rất dễ bị huyết áp cao và một số bệnh lý khác
Thừa cân là nhóm đối tượng rất dễ bị huyết áp cao và một số bệnh lý khác

7.3 Thực hiện thể dục thường xuyên

Thường xuyên tập thể dục thể thao giúp cho sự hoạt động của mạch máu và tim trở nên tốt hơn, giúp người bệnh giảm huyết áp hiệu quả.

7.4 Dừng hút thuốc lá

Thuốc lá gây hại cho mạch máu và tăng huyết áp, vì vậy, bỏ hút thuốc là một cách để kiểm soát huyết áp.

7.5 Giảm uống rượu và bia

Việc uống quá nhiều rượu và bia có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Do đó, cần kiểm soát lượng uống hoặc hạn chế hoàn toàn.

7.6 Tránh căng thẳng

Căng thẳng kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả huyết áp cao. Kiểm soát căng thẳng sẽ giúp kiểm soát huyết áp.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là Bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa và nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410
  2. https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure
  3. https://www.cdc.gov/bloodpressure/about.htm