Cường giáp khiến cơ thể chúng ta thường xuyên mệt mỏi và khó thở, thậm chí là tiêu chảy. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh cường giáp qua bài viết dưới đây nhé!

Có bao nhiêu cách phòng ngừa bệnh cường giáp
Có bao nhiêu cách phòng ngừa bệnh cường giáp

1. Cường giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến có hình con bướm ở cổ. Các hormone nó sản xuất và giải phóng vào máu sẽ kiểm soát sự tăng trưởng và trao đổi chất của cơ thể.

Cường giáp là tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Việc có quá nhiều hormone này có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến tâm trạng, hệ thần kinh, tiêu hóa, tim và da .

Bệnh cường giáp ảnh hưởng đến khoảng 1,3% dân số và nữ giới thường có nguy cơ mắc cao hơn nam giới.

Cường giáp là tình trạng cơ thể tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp
Cường giáp là tình trạng cơ thể tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp

2. Các biểu hiện của bệnh cường giáp

Vì tuyến giáp có vai trò trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, cho nên khi hormone gia tăng, mọi chức năng của cơ thể cũng có xu hướng tăng theo. Các biểu hiện phổ biến nhất của bệnh cường giáp thường thấy đó là: 

  • Cổ sưng to và khó khăn khi nuốt.
  • Luôn cảm thấy hồi hộp, tâm trạng thất thường.
  • Giảm khả năng tập trung.
  • Tiêu chảy.
  • Mất ngủ.
  • Tăng động.
  • Nhạy cảm với nhiệt, thường xuyên đổ mồ hôi và da nóng hơn bình thường.
  • Đi tiểu nhiều hơn.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh.
  • Da ngứa với các vết sưng tấy, ngứa, hoặc nổi mề đay. 
  • Móng, tóc yếu dễ rụng. 
  • Giảm cân không rõ nguyên do.
  • Run tay.
Biểu hiện của bệnh cường giáp cổ sưng to, khó nuốt
Biểu hiện của bệnh cường giáp cổ sưng to, khó nuốt

3. Phương pháp điều trị bệnh cường giáp

Mục đích của các phương pháp này chính là đưa lượng hormone tuyến giáp trở lại bình thường. Từ đó ngăn ngừa được các vấn đề về sức khỏe cũng như chấm dứt được các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Việc lựa chọn phương pháp nào điều trị bệnh cường giáp còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.  Khi đề xuất phương pháp điều trị cho người bệnh, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng từng cá nhân để có phương án điều trị thích hợp nhất. 

3.1 Thuốc chống tuyến giáp

Những loại thuốc này sẽ làm giảm dần các triệu chứng của bệnh cường giáp bằng cách ngăn chặn tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Thuốc chống tuyến giáp gồm có 2 loại đó là methimazole và propylthiouracil. Sau khi sử dụng thuốc được vài tuần triệu chứng sẽ bắt đầu thuyên giảm.

Điều trị bằng thuốc thường kéo dài từ 12 đến 18 tháng. Sau đó, bác sĩ có thể giảm liều hoặc ngừng thuốc từ từ nếu các triệu chứng biến mất hoặc kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ hormone tuyến giáp đã trở về mức tiêu chuẩn.

Đối với một số người bệnh, thuốc chống tuyến giáp giúp bệnh cường giáp thuyên giảm lâu dài. Nhưng một số người khác có thể sẽ bị tái lại bệnh sau một thời gian dài ngưng thuốc.  

Mặc dù hiếm gặp nhưng với cả hai loại thuốc chống tuyến giáp có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn đó là ảnh hưởng xấu tới gan. Bác sĩ thường ưu tiên sử dụng methimazole hơn vì nó ít ảnh hưởng xấu tới gan như propylthiouracil. Một số ít người bị dị ứng với các loại thuốc này có thể bị nổi mẩn da, nổi mề đay, sốt hoặc đau khớp.

Điều trị hormone tuyến giáp là đưa lượng hormone tuyến giáp trở lại bình thường
Điều trị hormone tuyến giáp là đưa lượng hormone tuyến giáp trở lại bình thường

3.2 Thuốc chẹn beta (thuốc đối kháng beta)

Những loại thuốc này không ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp. Tuy nhiên nó có vai trò làm giảm các triệu chứng của bệnh cường giáp, chẳng hạn như run tay, nhịp tim nhanh và cảm giác hồi hộp. Một số trường hợp nhất định bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm bớt các triệu chứng cho đến khi hormone tuyến giáp gần đạt mức tiêu chuẩn. Thuốc đối kháng beta thường không được khuyến cáo cho trường hợp người bệnh có tiền sử mắc bệnh hen suyễn. Tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi và ảnh hưởng tới ham muốn tình dục. 

3.3 I ốt phóng xạ

I ốt phóng xạ sẽ làm cho tuyến giáp co lại. Thuốc này được dùng bằng đường uống. Với phương pháp điều trị này, các triệu chứng sẽ bắt đầu giảm bớt trong vòng vài tháng. I ốt phóng xạ cũng khiến hoạt động của tuyến giáp chậm lại, ngăn chặn việc sản xuất nhiều hormone tuyến giáp. 

Tuy nhiên hầu hết người bệnh cường giáp sau một thời gian điều trị bằng i ốt phóng xạ đều sẽ bị suy giáp sau này. Bởi các tế bào tuyến giáp bị phá hủy. Song, người bệnh không cần quá lo lắng vì suy giáp dễ điều trị hơn cũng như ít gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Người bệnh có thể khắc phục tình trạng này bằng việc sử dụng thuốc hormone tuyến giáp bổ sung hằng ngày. 

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú sẽ không thể sử dụng liệu pháp này bởi i ốt phóng xạ có thể gây ảnh hưởng xấu tới tuyến giáp của thai nhi và có thể truyền từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ.

3.4 Phẫu thuật cắt tuyến giáp

Đây là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Phương pháp này không được sử dụng thường xuyên để điều trị bệnh cường giáp. Tuy nhiên đây có thể là sự lựa chọn cho những trường hợp không thể dùng thuốc hoặc không thể dùng liệu pháp i ốt phóng xạ.

Rủi ro của phẫu thuật này có thể làm tổn thương dây thanh âm và tuyến cận giáp. Tuyến cận giáp là bốn tuyến nhỏ ở phía sau tuyến giáp. Chúng giúp kiểm soát mức độ canxi trong máu.

Những người được phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc điều trị bằng i-ốt phóng xạ cần điều trị suốt đời bằng thuốc levothyroxin (Levoxyl, Synthroid, những loại khác). Thuốc cung cấp cho cơ thể các hormone tuyến giáp. Nếu tuyến cận giáp bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật, thuốc cũng cần thiết để giữ lượng canxi trong máu ở mức khỏe mạnh.

Người mắc bệnh cường giáp nếu không đáp ứng thuốc nữa sẽ được chỉ định phẫu thuật
Người mắc bệnh cường giáp nếu không đáp ứng thuốc nữa sẽ được chỉ định phẫu thuật

4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh cường giáp

4.1 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu đo hormone T4 và T3 và hormone kích thích tuyến giáp (TSH) có thể xác nhận chẩn đoán bệnh cường giáp. Mức T-4 cao và mức TSH thấp thường gặp ở những người bị cường giáp.

Xét nghiệm máu đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi vì họ có thể không có các triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp.

Tuy nhiên nếu người bệnh có sử dụng biotin thì không thể thực hiện xét nghiệm máu. Bởi biotin có thể khiến kết quả sai. Vì vậy nếu người bệnh có sử dụng biotin mà muốn thực hiện xét nghiệm, cần ngưng sử dụng biotin từ 3 đến 5 ngày trước xét nghiệm để đảm bảo kết quả được chính xác. 

Nếu kết quả xét nghiệm máu nghi ngờ cường giáp, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm sau để xác định nguyên do khiến tuyến giáp hoạt động quá mức.

Xét nghiệm máu đo nồng độ T3, T4 để chẩn đoán bệnh cường giáp
Xét nghiệm máu đo nồng độ T3, T4 để chẩn đoán bệnh cường giáp

4.2 Xét nghiệm quét và hấp thụ i ốt phóng xạ

Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dùng một lượng nhỏ iốt phóng xạ, để xem lượng iốt phóng xạ tích tụ trong tuyến giáp của người bệnh. 

Nếu tuyến giáp hấp thụ một lượng lớn iod phóng xạ, điều đó có nghĩa là tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều hormone. Nguyên nhân có thể là do bệnh Graves hoặc các u tuyến giáp. 

4.3 Siêu âm

Bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm (sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh) để siêu âm tuyến giáp. Siêu âm sẽ giúp bác sĩ phát hiện sự bất thường của tuyến giáp tốt hơn các xét nghiệm khác. Siêu âm không sử dụng bức xạ cho nên phù hợp với tất cả đối tượng. 

Siêu âm tuyến giáp. Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của tuyến giáp. Siêu âm có thể phát hiện các nốt tuyến giáp tốt hơn các xét nghiệm khác. Xét nghiệm này không tiếp xúc với bức xạ nên có thể được sử dụng cho những người đang mang thai hoặc đang cho con bú hoặc những người không thể dùng iốt phóng xạ.

Siêu âm tuyến giáp cho hình ảnh rõ nét về tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp cho hình ảnh rõ nét về tuyến giáp

5. Phòng tránh bệnh cường giáp bằng cách nào?

Đa phần cường giáp ở giai đoạn đầu không có nhiều biểu hiện rõ rệt hoặc dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Dưới đây là 4 lưu ý phòng ngừa bệnh cường giáp một cách hiệu quả.

5.1 Thường xuyên tập thể dục

Việc rèn luyện thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Một khi hệ miễn dịch tốt sẽ giảm thiểu được đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

5.2 Nạp đủ i ốt 

I ốt thừa hoặc thiếu đều gây ra các vấn đề về bệnh lý. Do đó cần kiểm soát lượng i ốt vừa đủ thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. 

5.3 Xây dựng thực đơn khoa học lành mạnh

Để phòng ngừa và hạn chế tiến triển bệnh cường giáp, các loại thực phẩm giàu chất oxy hóa luôn là lựa chọn mà các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Các thực phẩm giàu oxy hóa có thể kể đến như việt quất, dâu tây, các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, cải kale,…

Thực đơn lành mạnh là cách phòng ngừa các bệnh về tuyến giáp
Thực đơn lành mạnh là cách phòng ngừa các bệnh về tuyến giáp

5.4 Thăm khám sức khỏe định kỳ

Như đã đề cập ở trên, bệnh cường giáp ở giai đoạn đầu không có nhiều biểu hiện rõ rệt. Do đó để có thể phát hiện và điều trị sớm thì việc thăm khám định kỳ là điều vô cùng cần thiết. 

Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/9153#vs-hypothyroidism
  2. https://emedicine.medscape.com/article/121865-overview?form=fpf