Tìm hiểu 10 cơ quan trong hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa là một trong những hệ thống cơ quan trọng trong cơ thể con người. Hệ tiêu hóa có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn thành chất các chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể.
1. Hệ tiêu hóa là gì?
Hệ tiêu hóa thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng. Cấu tạo của hệ bao gồm ống tiêu hóa và hệ thống mật tụy.
Ống tiêu hóa là khối thống nhất gồm các cơ quan kéo dài từ miệng đến hậu môn. Hệ thống mật tụy gồm 3 cơ quan gan, mật, tụy, chúng cung cấp dịch mật, enzym cho hệ tiêu hóa.
2. 10 cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan sẽ thực hiện những chức năng riêng biệt, cụ thể là:
2.1 Miệng
Miệng là bộ phận bắt đầu của đường tiêu hóa và quá trình bắt đầu khi nhai thức ăn.
Tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động mạnh mẽ khi cho thức ăn vào miệng. Răng sẽ nhai thức ăn thành từng miếng nhỏ để cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
Nước bọt thấm vào thức ăn và bắt đầu phân giải để cơ thể có thể hấp thụ. Lưỡi sẽ đưa thức ăn vào cổ họng và thực quản khi nuốt.
2.2 Thực quản
Cơ quan này là một ống cơ nối cổ họng với dạ dày. Thực quản dài khoảng 25cm và được lót bởi niêm mạc, bộ phận này nằm phía sau khí quản, tim và phía trước cột sống.
Các nhu động ở thực quản có chức năng đưa thức ăn xuống dạ dày. Khi co thắt, cơ vòng của thực quản sẽ co lại giúp ngăn sự trào ngược tử các chất trong dạ dày vào thực quản.
2.3 Dạ dày
Bộ phận này có cấu trúc một tạng rỗng, có chứa enzym phân giải thức ăn. Bên cạnh đó, các tế bào trong niêm mạc dạ dày cũng tiết ra một loại acid mạnh, giúp cho quá trình phân giải được hiệu quả hơn. Khi thức ăn được xử lý hoàn tất, nhờ nhu động mà dạ dày sẽ đưa thức ăn vào ruột non.
2.4 Ruột non
Có cấu tạo gồm tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Ruột non có cấu trúc dạng ống, chiều dài có thể lên đến 600 cm, nó sử dụng các enzym tụy và mật, được tiết ra từ gan để phân giải thức ăn.
Đoạn đầu tiên của ruột non là đoạn được nối với dạ dày và ruột non được gọi là tá tràng. Đây là nơi tiếp nhận dịch mật từ gan và dịch tụy từ ống tụy chính.
Nằm phía dưới ruột là hỗng tràng và hồi tràng, có chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu. Thức ăn ở trong ruột non ở dạng bán rắn, nhưng sau khi đi qua ruột non sẽ chuyển thành dạng lỏng.
Dịch mật, nước, enzym, chất nhầy sẽ góp phần thay đổi độ đặc của thức ăn. Sau khi các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ, chất lỏng còn sót lại sẽ đi qua ruột non và đi vào đại tràng.
Ba cơ quan nắm giữ vai trò quan trọng trong việc giúp dạ dày và ruột non tiêu hóa là:
- Tuyến tụy: thực hiện nhiều chức năng khác nhau, tuyến tụy tiết ra một số enzyme vào ruột non để phân hủy protein, chất béo và carbohydrate trong quá trình tiêu hóa.
- Gan: hai chức năng chính của gan trong hệ tiêu hóa là tiết dịch mật và lọc máu.
- Túi mật: là một túi chứa dịch mật, có hình dáng giống quả lê và nằm ngay dưới gan. Dịch mật được tạo ra ở gan và lưu trữ ở túi mật. Túi mật có nhiệm vụ co bóp để đẩy dịch mật xuống ruột non.
2.5 Tuyến tụy
Tuyến này nằm phía sau dạ dày, chúng được bao quanh bởi các cơ quan khác như ruột non, gan và lách. Tuyến này dài khoảng 15 – 25 cm, thực hiện đồng thời chức năng nội tiết và ngoại tiết.
Chức năng ngoại tiết: tuyến tụy tiết ra các enzym như trypsin và chymotrypsi để tiêu hóa protein, amylase phân giải carbohydrate và lipase giúp phân huỷ chất béo.
Đồng thời tuyến tụy cũng tạo ra insulin và glucagon truyền trực tiếp vào máu. Insulin thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa đường trong cơ thể và duy trì đường huyết trong cơ thể không đổi.
Cụ thể là, khi mức đường huyết quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin. Nhưng khi lượng đường huyết trong máu quá thấp thì tuyến tụy sẽ tiết ra glucagon.
2.6 Gan
Đây là bộ phận thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với cơ thể. Trong hệ tiêu hóa, gan có vai trò trong quá trình xử lý các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ ruột non.
Dịch mật từ gan tiết vào ruột non đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa chất béo và một số vitamin cần thiết.
Đồng thời, bộ phận này cũng lấy chất dinh dưỡng từ ruột để tạo ra các loại chất khác nhau, phục vụ cho hoạt động của cơ thể. Hơn thế nữa, chức năng giải độc được xem là chức năng quan trọng của bộ phận này.
2.7 Túi mật
Có chức năng lưu trữ và cô đặc mật từ gan, sau đó tiết vào tá tràng để hỗ trợ cho quá trình hấp thụ và tiêu hóa chất béo.
2.8 Đại tràng
Nơi đây thực hiện chức năng xử lý chất thải, đảm bảo cho việc đại tiện diễn ra dễ dàng. Cấu tạo của cơ quan này là một ống cơ dài 182 cm, nối với ruột non và trực tràng.
Đại tràng được tạo thành từ đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng sigma.
Chất thải còn sót lại từ quá trình tiêu hóa đó chính là phân, nhờ vào như động mà di chuyển qua đại tràng bằng, bắt đầu ở dạng lỏng và kết thúc ở dạng rắn. Phân đi qua đại tràng đã được loại bỏ nước hoàn toàn, được lưu trữ tại đại tràng sigma trước khi đi vào trực tràng.
Mất 36 giờ để phân đi vào đại tràng. Nhóm chất thải này chủ yếu là chứa vi khuẩn và vụn thức ăn. Khi phân bị chứa đầy ở đại tràng, chúng sẽ được đẩy xuống trực tràng để thực hiện chức năng đại tiện.
2.9 Trực tràng
Đây là đoạn được nối với đại tràng và hậu môn. Cơ quan này là nơi nhận phân thải ra từ đại tràng, có thể tống phân ra ngoài hoặc giữ phân cho đến thời điểm cần thải ra.
Cảm giác muốn đi đại tiện xảy ra khi trực tràng bị đầy hoặc bị căng. Lúc này cơ thắt giãn ra, trực tràng co lại để đưa chất thải ra ngoài. Ngược lại, cơ thắt sẽ co lại, trực tràng sẽ tự điều chỉnh lại để cảm giác khó chịu biến mất tạm thời.
2.10 Hậu môn
Đây là điểm kết thúc của hệ tiêu hóa, có độ dài khoảng 5cm, gồm các cơ sàn chậu và cơ vòng bên trong, bên ngoài.
Cơ vòng hậu môn bên trong được điều khiển bởi các sợi dây thần kinh phó giao cảm, chúng sẽ giãn ra một cách không chủ ý.
Cơ thắt hậu môn ngoài là cơ xương, chúng được điều khiển bởi dây thần kinh cho phép kiểm soát việc đại tiện một cách có ý thức.
Khi trực tràng căng, phản xạ cơ thắt trực tràng bắt đầu. Nếu cơ thể không muốn đại tiện thì sự co bóp của cơ thắt ngoài có thể trì hoãn việc này lại.
Việc đại tiện dẫn đến một loạt phản xạ như thư giãn cơ thắt ngoài, co thắt cơ thành bụng, thư giãn các cơ xương chậu,… chúng tạo điều kiện cho phân đi qua ống hậu môn.
Cơ vòng trong luôn ở trạng thái co chặt, giúp ngăn tình trạng đại tiện mất kiểm soát khi cơ thể đang ngủ. Khi đi vệ sinh, cơ vòng ngoài sẽ giữ phân, sau đó giãn ra để đào thải chất thải ra ngoài.
3. Hệ tiêu hóa và những vấn đề thường gặp
Cơ thể có thể xuất hiện một số tình trạng như tiêu chảy, táo bón hoặc ợ nóng, các vấn đề này bình thường và người bệnh không cần lo ngại.
Nhưng nếu các triệu chứng này xuất hiện thường xuyên, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số vấn đề hệ tiêu hóa thường gặp:
- Táo bón: đây là tình trạng phân khô cứng, đại tiện khó khăn, gây đau đớn và giảm tần suất đại tiện.
- Tiêu chảy: phân lỏng hoặc chảy nước, nguyên nhân có thể là nhiễm khuẩn.
- Ợ nóng: làm cho cơ thể có cảm giác nóng rát, khó chịu ở vùng ngực và lan dần lên cổ, cổ họng. Tình trạng này xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên phía thực quản.
- Bệnh trĩ: là tình trạng tĩnh mạch sưng, to, hình thành bên trong, bên ngoài hậu môn và trực tràng, có thể gây đau đớn và chảy máu trực tràng.
- Viêm dạ dày ruột: là bệnh nhiễm trùng ở dạ dày và phần trên của ruột non, nguyên nhân là do virus và bệnh thường kéo dài ít hơn 1 tuần.
- Viêm loét dạ dày – tá tràng: các vết loét hình thành trên niêm mạc thực quản, dạ dày hoặc ruột non. Nguyên nhân do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc sử dụng nhiều thuốc chống viêm,…
- Sỏi mật: tình trạng này là xuất hiện các tinh thể rắn trong túi mật.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): là tình trạng cơ đại tràng co thắt nhiều hoặc ít hơn bình thường, gây đầy hơi, chướng bụng và đau bụng.
- Không dung nạp Lactose: trường hợp này là hệ tiêu hóa không dung nạp lactose, gây triệu chứng đau bụng, đầy hơi,…
- Viêm túi thừa: là bệnh lý xảy ra ở đại tràng.
- Ung thư: ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư gan,…
- Bệnh Crohn: là một dạng bệnh viêm ruột mạn tính và gây kích ứng đường tiêu hóa.
4. Ăn gì để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Hệ tiêu hóa không tốt có thể dẫn đến một số tình trạng như táo bón, trĩ, trào ngược dạ dày, suy dinh dưỡng,… Để giúp làm hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn mà không cần dùng thuốc, mọi người chú ý những loại thực phẩm như:
4.1 Nước
Nguyên nhân gây ra táo bón phổ biến nhất là do cơ thể thiếu nước. Cơ thể cần hấp thu khoảng 2 – 3L nước lọc mỗi ngày.
Bên cạnh đó, tất cả mọi người cũng nên ăn nhiều loại trái cây, rau quả chứa nhiều nước như: dâu, dưa, thơm, cần tây,…
4.2 Chất béo tốt
Chúng ta nên bổ sung đủ lượng chất béo vào cơ thể hàng ngày, ưu tiên chất béo tốt để hấp thu nhất.
Một số thực phẩm giàu chất béo tốt là hạt chia, quả óc chó, hạnh nhân, các loại cá béo (cá thu, cá hồi, cá mòi), hạt lanh,…
4.3 Chất xơ
Chất xơ là một trong những dưỡng chất này có lợi cho hệ tiêu hóa.
Chất xơ hòa tan có trong yến mạch, các loại đậu, trái cây,… Hấp thu nhiều chất xơ này giúp làm tăng lợi khuẩn ở đường ruột, tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch, tiêu hóa, ngăn chặn hấp thu cholesterol và đường vào máu.
Chất xơ không hòa tan có nhiều trong những thực phẩm sau bột mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ,… Chất này không hòa tan trong nước vì thế cơ thể không thể phân hủy và hấp thu song, làm tăng khối lượng, thúc đẩy quá trình đào thải cặn bã, dư thừa của hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, vẫn còn một số dưỡng chất có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt như: Glutamine, men vi sinh Probiotic, kẽm,…
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn cho các cặp vợ chồng. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các gói dịch vụ thăm khám để đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đang có ý định mang thai.
Với hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: