Buồng trứng là cơ quan sinh sản chính của nữ giới, có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu sức khỏe buồng trứng bị ảnh hưởng, sẽ kéo theo các hệ lụy nguy hiểm như vô sinh hiếm muộn.

1. Tổng quan về buồng trứng

Buồng trứng nằm ở bên phải và bên trái tử cung của người phụ nữ, có hình bầu dục. Bộ phận này có nhiệm vụ sản xuất và lưu trữ trứng. Đồng thời tạo ra các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và quá trình mang thai của chị em.

Khi cơ thể rụng trứng, một trong hai buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng. Nếu tinh trùng của nam giới gặp và thụ tinh được với quả trứng này, nữ giới sẽ mang thai.

Hàng tháng buồng trứng sẽ giải phóng trứng cho đến khi mãn kinh, nơi này sẽ ngừng việc rụng trứng. Ngay từ khi còn là một bào thai, chị em đã có khoảng 6 triệu quả trứng. Khi chào đời, số trứng còn khoảng 1 đến 2 triệu quả. 

Buồng trứng được giữ cố định bởi một số cơ và dây chằng ở xương chậu. Dây chằng buồng trứng có nhiệm vụ là cầu nối giữa buồng trứng với tử cung, tuy nhiên tử cung và buồng trứng sẽ không chạm vào nhau.

Buồng trứng có màu hồng nhạt. Khi chị em chưa đến tuổi dậy thì, bề mặt của buồng trứng khá nhẵn nhụi vì quá trình rụng trứng chưa xảy ra. Khi quá trình rụng trứng xảy ra hàng tháng, bề mặt buồng trứng sẽ trở nên sần sùi do vỏ buồng trứng bị rách hình thành sẹo.

Buồng trứng có ba lớp. Lớp bên ngoài giống như viên nang. Lớp giữa là vỏ buồng trứng. Nó được tạo thành từ mô liên kết và chứa các nang trứng. Lớp trong cùng (tủy) chứa mạch máu và bạch huyết.

Buồng trứng có nhiệm vụ sản xuất và lưu trữ trứng
Buồng trứng có nhiệm vụ sản xuất và lưu trữ trứng

Tham khảo: 

2. Buồng trứng có chức năng gì?

Buồng trứng là một trong những cơ quan sinh sản quan trọng của nữ giới. Nó đóng vai trò chủ yếu trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng và sự thụ thai ở nữ giới. 

2.1 Sản xuất hormone sinh dục estrogen và progesterone 

Được sản xuất nhiều nhất vào giai đoạn nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt trước thời điểm trứng rụng. Estrogen là hormone giúp hình thành và duy trì các đặc tính sinh dục nữ khi chị em bước sang tuổi dậy thì như là: ngực phát triển, giọng nói trong trẻo, dáng đi, sắc vóc, làn da,…

Hơn nữa, estrogen cũng tác động lớn tới tử cung, cổ tử cung và vòi trứng, hỗ trợ trứng đã được thụ tinh di chuyển dễ hơn vào buồng tử cung. Ngoài ra hệ thống xương ở nữ giới cũng chịu sự tác động của estrogen. Điều này lý giải vì sao khi cơ thể thiếu hụt estrogen, chị em dễ gặp tình trạng loãng xương.

Estrogen là nội tiết tố nữ chính được buồng trứng tiết ra
Estrogen là nội tiết tố nữ chính được buồng trứng tiết ra

khác với estrogen, progesterone lại được sản xuất chủ yếu vào nửa sau chu kỳ kinh nguyệt. Hormone này có vai trò kích thích sự bài tiết diễn ra ở niêm mạc tử cung, làm cho chúng dày lên để đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ an toàn và thuận lợi hơn. 

2.2 Giải phóng trứng để thụ tinh

Buồng trứng sẽ giải phóng trứng vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ (khoảng ngày 14 của chu kỳ 28 ngày) trong một quá trình gọi là rụng trứng. Mỗi bên buồng trứng chứa hàng ngàn nang trứng. Nang trứng có chứa trứng chưa trưởng thành, hình giống chiếc túi.

Hàng tháng, từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, hormone FSH kích thích nang trứng ở một trong hai bên buồng trứng trưởng thành. Trứng khi trưởng thành, vào ngày thứ 14 của chu kỳ, lượng hormone LH tăng đột ngột khiến buồng trứng giải phóng trứng. Đó gọi là hiện tượng rụng trứng. 

Trong trường hợp trứng gặp tinh trùng sẽ diễn ra sự thụ tinh. Trứng đã thụ tinh sau đó sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng để vào tử cung. Trong thời gian trứng đã thụ tinh di chuyển qua ống dẫn trứng, nồng độ progesterone tăng lên nhiều hơn làm tăng độ dày niêm mạc để chuẩn bị quá trình mang thai. 

Ngược lại, nếu trứng không gặp được tinh trùng, nó sẽ bị phân huỷ và đẩy ra bên ngoài theo lớp niêm mạc tử cung, hình thành kinh nguyệt.

Buồng trứng có nhiệm vụ phóng trứng vào các kỳ kinh nguyệt
Buồng trứng có nhiệm vụ phóng trứng vào các kỳ kinh nguyệt

3. Kích thước của buồng trứng

Một điều thú vị đó là kích thước của buồng trứng có liên quan mật thiết đến tuổi tác của phụ nữ.

Trước khi mãn kinh, buồng trứng của chị em có thể lớn bằng quả kiwi (khoảng 6cm). Nhưng khi mãn kinh và già đi, buồng trứng chỉ còn khoảng 2cm hoặc nhỏ bằng hạt đậu.

Theo nghiên cứu, kích thước buồng trứng sẽ giảm dần sau mỗi thập kỷ của cuộc đời khi chị em bước sang tuổi 30. 

4. Đau buồng trứng là cảm giác như thế nào

Một số người cảm thấy đau vào khoảng thời gian rụng trứng. Điều này là bình thường và chị em có thể cảm thấy như bị chuột rút hoặc đau nhức nhẹ ở bên hông. Những người khác có thể bị chảy máu nhẹ, tiết dịch không đều hoặc đau bụng trong quá trình rụng trứng. Tuy nhiên, cũng có những người không biết mình đang rụng trứng và không bị đau khi rụng trứng.

5. Các bệnh lý liên quan đến buồng trứng

5.1 Bệnh u nang buồng trứng

Đây là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới, đa số u nang buồng trứng đều lành tính và không gây hại tới sức khoẻ. Tuy nhiên không vì thế mà nên chủ quan, vì có nhiều trường hợp u nang biến chứng thành ung thư buồng trứng rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị và xử trí kịp thời.

Nếu nhận thấy bản thân có một hoặc nhiều dấu hiệu dưới đây, chị em nên tới các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám sớm:

  • Vùng bụng dưới đau quặn và tức.
  • Vùng thắt lưng, vùng chậu hay vùng đùi có triệu chứng đau không rõ ràng nhưng kéo dài.
  • Âm đạo ra dịch máu bất thường.
  • Tiểu rắt.
  • Vùng ngực đau và căng tức dù không phải trước chu kỳ kinh nguyệt.

Tùy theo tính chất từng loại u bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường chúng sẽ tự mất sau khoảng 8 – 12 tuần. Một vài trường hợp khối u sẽ được bác sĩ chỉ định bóc tách hoặc nặng hơn thì phải cắt bỏ toàn bộ buồng trứng.

5.2 Hội chứng PCOS (buồng trứng đa nang)

Đây là bệnh lý khá phổ biến thường xảy ra ở những phụ nữ có lượng hormone sinh dục nữ ít nhưng hormone sinh dục nam lại quá nhiều khiến quá trình rụng trứng diễn ra bất thường. Bệnh lý này không thể chữa khỏi bằng thuốc và có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Đa nang buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở buồng trứng
Đa nang buồng trứng là bệnh lý thường gặp ở buồng trứng

5.3 Bệnh suy buồng trứng sớm

Chức năng buồng trứng bị thoái hoá và ngừng sản xuất trứng trước tuổi mãn kinh được coi là suy buồng trứng sớm. Suy buồng trứng sớm là một trong những nguyên nhân đe dọa tới cơ hội làm mẹ của nữ giới, vì thế chị em cần lắng nghe cơ thể nhận biết các dấu hiệu để có hướng điều trị kịp thời. Biểu hiện thường là:

  • Kinh nguyệt không đều.
  • Hay bị mất ngủ giữa đêm, người luôn bốc hỏa khó chịu.
  • Ngực và da chảy xệ, nhăn nheo.
  • Âm đạo khô và cảm thấy đau khi quan hệ do không tiết đủ chất nhờn.
  • Mất hứng thú tình dục và có xu hướng né tránh chuyện giường chiếu.

Cũng giống như đa nang buồng trứng, suy buồng trứng sớm không thể điều trị triệt để mà chỉ có thể điều trị cải thiện một số triệu chứng mà thôi.

6. Chăm sóc buồng trứng đúng cách

6.1 Chế độ ăn uống khoa học lành mạnh

Một chế độ ăn hợp lý giàu chất đạm và chất xơ sẽ giúp chị em giảm thiểu rất lớn nguy cơ mắc bệnh liên quan đến buồng trứng. Các loại thịt và chất béo có lợi cho sức khoẻ như thịt gà, thịt cá, quả óc chó, đậu nành, trứng, dầu oliu giúp nội tiết tố cân bằng, nữ giới sẽ không gặp tình trạng thừa hay thiếu hormone sinh dục. 

Ngoài ra các thực phẩm nhiều đường và tinh bột hay đồ chiên rán nhiều giàu mỡ cũng ảnh hưởng tới huyết áp và cân nặng. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các bệnh liên quan tới sức khỏe buồng trứng, ví dụ như bệnh buồng trứng đa nang.

Chế độ dinh dưỡng đủ chất giúp tăng sức khỏe cho buồng trứng
Chế độ dinh dưỡng đủ chất giúp tăng sức khỏe cho buồng trứng

6.2 Duy trì việc tập thể dục

Chị em nên thường xuyên vận động và rèn luyện cơ thể bằng các bài tập nhẹ nhàng như đạp xe, chạy bộ, yoga, bơi lội,… không chỉ giúp tăng sức đề kháng mà còn tăng cường việc tuần hoàn máu cũng như cung cấp dưỡng chất đến buồng trứng. 

6.3 Quan hệ tình dục an toàn và vệ sinh vùng kín đúng cách

Để tránh mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục chị em nên sử dụng đầy đủ biện pháp an toàn. Ngoài ra nên sử dụng dung dịch vệ sinh lành tính và không thụt rửa quá sâu làm mất cân bằng môi trường axit bên trong âm đạo. Từ đó khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn, gây ra các bệnh lý khôn lường. 

6.4 Khám phụ khoa định kỳ

Như đã đề cập ở trên, một số bệnh lý liên quan đến buồng trứng có dấu hiệu khá mơ hồ và diễn biến âm thầm. Cho nên việc khám phụ khoa là cách vô cùng hữu hiệu để chị em phát hiện sớm các nguy cơ bệnh, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. 

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện tiên phong trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản và nam học tại Sài Gòn. Ngoài chuyên khoa hỗ trợ sinh sản, chúng tôi còn có chuyên khoa phụ khoa với các bác sĩ đầu ngành hơn chục năm kinh nghiệm.

Quy tụ đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, giúp mọi bệnh nhân nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phụ hợp và từng tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc trang thiết bị của bệnh viện hiện đại, tân tiến, giúp cho quá trình xét nghiệm được chính xác hơn.

Chính vì thế, việc chị em chủ động bảo vệ sức khỏe buồng trứng cũng chính là bảo vệ sức khỏe sinh sản trước khi quá muộn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://teachmeanatomy.info/pelvis/female-reproductive-tract/ovaries
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/body/22999-ovaries
  3. https://www.livescience.com/58862-ovary-facts.html