Vòi trứng hay ống dẫn trứng là cơ quan quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh sản nữ giới. Nắm chắc cấu tạo, chức năng của ống dẫn trứng sẽ giúp nữ giới dễ dàng chăm sóc sức khỏe sinh sản hiệu quả nhất.

BSCKII. Hồ Cao Cường – Giám đốc Chuyên môn, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn sẽ cung cấp những thông tin tổng quan giúp mọi người hiểu rõ hơn về vòi trứng của nữ giới.

Cấu tạo và chức năng của buồng trứng mới nhất
Cấu tạo và chức năng của buồng trứng mới nhất

1. Vòi trứng là gì?

Vòi trứng hay còn gọi là ống dẫn trứng được bắt nguồn từ đáy tử cung. Cơ quan sinh dục bình thường của phụ nữ sẽ có 2 vòi trứng, rỗng và thông đến buồng tử cung. 

Phần cuối cùng của vòi trứng là gồm những tua rua nhỏ, nằm sát với buồng trứng, có chức năng chính là đỡ trứng chín rụng. 

Đây là nơi trứng và tinh trùng gặp nhau và quá trình thụ tinh sẽ diễn ra, sau đó phôi sẽ di chuyển đến tử cung để làm tổ và phát triển.

Trái ngược với tinh trùng, thì trứng không có khả năng tự di chuyển. Sau thụ tinh, trứng sẽ di chuyển về buồng tử cung nhờ nhu động của các lông mao trong lòng vòi trứng. 

Chính vì thế, nếu vòi trứng bị viêm nhiễm hoặc có sẹo, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của tinh trùng và trứng.

Nếu các bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ gây hiện tượng tắc nghẽn vòi trứng, đây là nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. 

Trong trường hợp trứng đã được thụ tinh, nhưng không di chuyển về buồng tử cung để làm tổ sẽ dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài tử cung, rất nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ.

Vòi trứng hay là ống dẫn trứng bắt nguồn từ đáy tử cung của nữ giới
Vòi trứng hay là ống dẫn trứng bắt nguồn từ đáy tử cung của nữ giới

2. Chiều dài của vòi trứng

Vòi trứng dài khoảng 9 – 12cm, một đầu nối thông với tử cung và đầu còn lại nối thông với ổ bụng để hứng đỡ khi trứng rụng.

Tham khảo: Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ

3. Cấu tạo của vòi trứng

Vòi trứng có cấu tạo 3 lớp, đó là lớp cơ, lớp thanh mạc và lớp niêm mạc. Cấu tạo vòi trứng gồm 4 phần

3.1 Phần phễu vòi (Infundibulum)

Nơi này có hình dạng giống cái phễu và có nhiều lỗ bụng. Thông qua những lỗ này, vòi trứng kết nối với ổ phúc mạc để đón nhận trứng chín và rụng từ buồng trứng. 

Phễu vòi trứng có hơn 10 chiếc tua, trong đó có một tua dài nhất, đấy là tua dính vào đầu vòi của buồng trứng. 

Vào giai đoạn trứng rụng, nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi, các tua vòi này sẽ cương lên để chuẩn bị đón nhận trứng chín và rụng.

3.2 Phần bóng vòi (Ampulla)

Phần này có độ dài khoảng 7cm, là phần phình ra to nhất của vòi trứng. Trứng thường tiến hành thụ tinh tại đoạn ⅓ ngoài vòi trứng. Sau khi thụ tinh kết thúc, trứng sẽ di chuyển đến buồng tử cung để làm tổ và phát triển thành thai nhi.

Trường hợp trứng đã được thụ tinh mà không di chuyển vào buồng tử cung, nhưng lại phát triển ngay ở vòi trứng sẽ gây ra mang thai ngoài tử cung. 

Nếu trường hợp này không phát và can thiệp sớm, thì tình trạng vỡ thai ngoài tử cung có thể gây mất nhiều máu và nguy hiểm đến tính mạng người phụ nữ.

Vòi trứng có cầu tạo 4 phần: phễu vòi, bóng vòi, eo vòi và tua vòi
Vòi trứng có cầu tạo 4 phần: phễu vòi, bóng vòi, eo vòi và tua vòi

3.3 Phần eo vòi (Isthmus)

Cấu trúc này dài khoảng 3cm, đường kính khoảng 1mm, đây là đoạn hẹp nhất của vòi trứng, nơi tiếp nối bóng vòi dính vào khoang của tử cung. Các trường hợp thai ngoài tử cung thường thấy trứng thụ tinh bị tắc nghẽn, làm tổ và phát triển tại nơi này.

3.4 Phần tua vòi (Fimbriae)

Đây là phần nhô ra có hình dạng giống như những ngón tay, phần tua này có lông mao, có nhiệm vụ chụp lấy trứng vào vòi trứng ở giai đoạn rụng trứng.

4. Chức năng của ống dẫn trứng

BSCKII. Hồ Cao Cường cho biết vòi trứng có chức năng quan trọng, đó là:

  • Đường di chuyển của tinh trùng và trứng.
  • Nơi tinh diễn ra quá trình thụ của tinh trùng và trứng.

Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, mỗi nang trứng ở buồng trứng sẽ sản sinh một số lượng trứng nhất định. Khi trứng rụng, các tua của vòi trứng sẽ đón nhận lấy trứng vào ống dẫn trứng để đưa vào tử cung.

Trong quá trình di chuyển, nếu trứng và tinh trùng gặp nhau sẽ diễn ra quá trình thụ tinh. Nhờ nhu động của các lông mao và sự co thắt của vòi trứng, phôi thai sẽ được đưa đến buồng tử cung để làm tổ. 

Trong trường hợp trứng và tinh trùng không gặp nhau, trứng sẽ được đào thải ra bên ngoài thông qua chu kỳ kinh nguyệt.

Vòi trứng là nơi mà tinh trùng và trứng gặp nhau để thụ thai
Vòi trứng là nơi mà tinh trùng và trứng gặp nhau để thụ thai

5. Những bệnh lý thường gặp ở vòi trứng

Theo một số bài nghiên cứu gần đây cho thấy, có khoảng 20 – 30% trường hợp vô sinh có liên quan đến sự bất thường ở vòi trứng (ống dẫn trứng). 

Có rất nhiều trường hợp phát hiện và điều trị muộn, khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn, khiến bệnh nhân phải cắt bỏ cả 2 ống dẫn trứng và điều này làm mất đi khả năng mang thai tự nhiên của phụ nữ.

Những bệnh liên quan đến vòi trứng mà các chị em nên biết, đó là:

5.1 Mang thai ngoài tử cung

Đây là trường hợp trứng đã được thụ tinh nhưng ống dẫn trứng bị tắc nghẽn, khiến trứng phôi không thể di chuyển đến buồng tử cung để làm tổ và phát triển, gây ra hiện tượng mang thai ngoài tử cung. 

Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm và khi thai nhi phát triển ngày một lớn, sẽ làm tăng nguy cơ vỡ thai ngoài tử cung, gây mất máu, đe dọa tính mạng của người mẹ.

Ngoài vòi trứng, thì phôi thai có thể làm tổ và phát triển tại nhiều vị trí khác, như cổ tử cung, dây chằng treo tử cung, vết sẹo mổ cũ từ vết sẹo mổ lấy thai hoặc các phẫu thuật khác trên tử cung.

Nếu thai không di chuyển ra khỏi vòi trứng sẽ xảy ra tình trạng thai ngoài tử cung
Nếu thai không di chuyển ra khỏi vòi trứng sẽ xảy ra tình trạng thai ngoài tử cung

5.2 Viêm ống dẫn trứng

Đây là bệnh lý thuộc nhóm bệnh viêm vùng chậu (PID) do nhiễm vi trùng, vi khuẩn qua đường quan hệ tình dục, như chlamydia hoặc bệnh lậu. 

Nữ giới có thể bị viêm một hoặc cả hai ống dẫn trứng. Nếu bệnh lý này không được điều trị, sẽ có thể gây ra các biến chứng kéo dài như đau vùng chậu mãn tính hoặc vô sinh.

5.3 Xoắn ống dẫn trứng

Tình trạng này thường xảy ra cùng với tình trạng xoắn buồng trứng, khiến lưu lượng máu đưa đến cơ quan này giảm đáng kể. 

Bệnh lý này khi không được điều trị, sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản phụ nữ.

Xoắn ống dẫn trứng tại vòi trứng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới
Xoắn ống dẫn trứng tại vòi trứng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới

5.4 Tắc vòi trứng

Là tình trạng vòi trứng bị tắc nghẽn và ứ dịch bên trong, kết quả là trứng và tinh trùng không thể di chuyển, gặp nhau và thụ tinh tại đây. 

Có khoảng 25% các trường hợp vô sinh hiếm muộn là do tắc ống dẫn trứng.

Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp là:

  • Tiền sử phẫu thuật tại vòi trứng như thai ngoài tử cung
  • Mắc các bệnh lây qua đường tình dục như chlamydia, lậu
  • Bệnh lý lạc nội mạc tử cung
  • Viêm vùng chậu
  • Ung thư ống dẫn trứng

Đây là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, sau thời kỳ mãn kinh. Phổ biến ở phụ nữ không sinh con hoặc có yếu tố di truyền bệnh ung thư. 

Hiện nay, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng ung thư buồng trứng thường bắt đầu từ vòi trứng.

Nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe của vòi trứng
Nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe của vòi trứng

6. Cách phòng ngừa các bệnh lý ở vòi trứng

Sức khỏe của vòi trứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới. Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, phụ nữ cần đi khám tại các cơ sở y tế hoặc các bệnh viện uy tín để được điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, nữ giới cũng cần tự phòng tránh các bệnh liên quan đến vòi bằng những phương pháp sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong những ngày có kinh, trước và sau khi quan hệ.
  • Không lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính sát khuẩn mạnh.
  • Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện nguy cơ tiềm ẩn và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Những trường hợp chưa sẵn sàng mang thai hoặc đã sinh đủ số con, mọi người nên có biện pháp tránh thai an toàn để tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Nhằm giảm thiểu tình trạng nạo phá thai, gây ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và khả năng sinh sản sau này.

Tóm lại, vòi trứng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ sinh sản của nữ giới. Chính vì thế, phụ nữ cần có kế hoạch chăm sóc và bảo vệ sức khỏe vòi trứng cũng như bảo vệ chính sức khỏe sinh sản, thiên chức của mình.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến Sản Phụ Khoa, không chỉ có thể cho các mẹ bầu khám thai, mà còn cho các chị em đến để kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản, đảm bảo có thể hỗ trợ kịp thời và giải đáp được tất cả những câu hỏi cũng như các thắc mắc của bệnh nhân. Giúp bệnh bệnh nhân có những trải nghiệm tốt khi đến bệnh viện.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.histology.leeds.ac.uk/female/oviduct.php
  2. https://emedicine.medscape.com/article/275463-overview?form=fpf
  3. https://arizonafertility.com/fertility-library/female-infertility/fallopian-tubes