Tổng quan cấu tạo chức năng tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt trong cơ quan sinh dục ở nam là một bộ phận vô cùng quan trọng, nhiệm vụ sản sinh hormone quyết định đặc tính giống loài và sản sinh tinh trùng giúp duy trì nòi giống.
1. Tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt bao quanh phần đầu niệu đạo ngay dưới bàng quang hay niệu đạo sau.
Phía trước tuyến được giữ cố định bởi dây chằng mu tiền liệt, phía dưới được giữ bởi cơ hoành niệu dục. Còn phía sau có hai ống phóng tinh bắt chéo qua niệu đạo tiền liệt, gần với cơ thắt vân ngoài niệu đạo.
Tuyến tiền liệt của một người đàn ông trưởng thành có trọng lượng khoảng 15 – 25gr, hình dạng giống như trái lê nhỏ, sờ thấy chắc, chiều rộng khoảng 4cm, cao 3cm và dày 2,5cm. Kích thước bộ phận này thường to ra khi nam giới sau 45 tuổi.
Cấu trúc của tuyến tiền liệt là một bao xơ mỏng, có các sợi cơ trơn vòng phía dưới bao và bao quanh niệu đạo là mô sơ collagen.
Sâu phía dưới lớp này, đó là các nhu mô tiền liệt được tạo thành do các mô liên kết và sự đàn hồi của những sợi cơ trơn, trong đó có tuyến thượng bì.
Các tuyến này có nhiệm vụ dẫn lưu và trong những ống tiết chính sẽ đổ ra chủ yếu ở sàn niệu đạo, ụ núi và cổ bàng quang. Các tuyến xung quanh niệu đạo nằm sát dưới biểu mô thượng bì của tuyến tiền liệt.
Động mạch tại tuyến tiền liệt xuất phát từ động mạch ở bàng quang, động mạch thẹn trong và động mạch trực tràng giữa. Các tĩnh mạch đổ vào đám rối tĩnh mạch bao quanh tuyến tiền liệt.
Khi nam giới đến tuổi trung niên, tuyến tiền liệt sẽ bị lão hóa dần, giảm sản sinh chất kích thích làm cho kích thước của tuyến thu nhỏ lại.
Bên cạnh đó, các tế bào khác sẽ sinh trưởng một cách bất thường và có thể dẫn đến chứng phì đại tuyến tiền liệt.
Xem thêm:
2. Vai trò của tuyến tiền liệt
Ở nam giới lứa tuổi chưa dậy thì tuyến tiền liệt không có bất kỳ vai trò chức năng nào đối với cơ thể.
Khi đến tuổi thiếu niên, nhờ vào sự kích hoạt mạnh mẽ của nội tiết tố nam Testosterone giúp cho tuyến tiền liệt phát triển. Từ đó bắt đầu quá trình phát triển, chuẩn bị cho vai trò của mình trong thời gian tiếp theo.
Tuyến tiền liệt bắt đầu vận hành ở nam giới khi dậy thì. Chúng tiết ra chất dịch để tạo ra tinh dịch, cung cấp năng lượng cho tình trùng, tạo môi trường sống cho tinh trùng. Nhờ có nguồn dinh dưỡng này mà tinh trùng được sống và có cơ hội gặp trứng thành công.
Độ pH của chất dịch khoảng 6,5, kiềm hơn dịch của tuyến tiền liệt, có vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ tinh trùng đến với trứng để thụ tinh.
Dịch này chiếm khoảng 30% thể tích dịch phóng ra trong mỗi lần quan hệ, góp phần vào sự vận động và sự sống của tinh trùng sau khi bị xuất ra ngoài.
Dịch của tuyến tiền liệt thành phần có chứa Acid Citric, Ca2+, kẽm, Choline, nhiều loại enzyme đông đặc, Acid Phosphatase, Seminar và PSA được đổ vào niệu đạo tiền liệt.
Bên cạnh đó, các enzyme đông đặc có trong dịch này sẽ tác dụng với Fibrinogen làm tinh dịch đông nhẹ ở đường sinh dục nữ, nên có thể giữ tinh trùng nằm sát cổ tử cung.
Khoảng 15 – 30 phút, nhờ Enzyme Fibrinolysin có trong dịch tuyến tiền liệt thì tinh dịch sẽ loãng và tinh trùng hoạt động trở lại.
Prostaglandin của dịch tuyến tiền liệt, cũng như dịch của túi tinh sẽ làm co cơ tử cung, giúp làm tăng nhu động của vòi trứng, làm tinh trùng di chuyển dễ dàng hơn trong đường sinh dục nữ.
Tuổi thanh niên là thời điểm mà tuyến tiền liệt hoạt động mạnh nhất, cho nên nhu cầu sinh lý của nam giới cũng tăng theo. Tuyến tiền liệt hoạt động tốt giúp nam giới có khả năng sinh sản tốt.
3. Cấu trúc của tuyến tiền liệt
Một mô liên kết chứa các sợi cơ bao xung quanh tuyến tiền liệt. Nang này làm cho tuyến tiền liệt có độ đàn hồi khi chạm vào.
Tuyến tiền liệt được phân thành 4 vùng bao quanh niệu đạo. Các lớp sau đây tạo nên tuyến tiền liệt, đó là:
- Vùng trước: được tạo từ các mô cơ và sợi, vùng này còn được gọi là vùng cơ trước.
- Vùng ngoại vi: nằm về phía sau của tuyến, là nơi chứa hầu như tất cả các mô tuyến.
- Vùng trung tâm: vùng này bao quanh các ống phóng tinh, chiếm khoảng 25% tổng khối lượng của tuyến tiền liệt.
- Vùng chuyển tiếp: đây là phần bao quanh niệu đạo và cũng là phần duy nhất của tuyến tiền liệt sẽ phát triển trong suốt cuộc đời.
4. Bệnh lý tuyến tiền liệt thường gặp
Nếu tiền liệt tuyến mắc bệnh thì sẽ làm suy giảm chức năng của nó, cũng như chức năng sinh sản và sinh lý sẽ giảm theo.
Bên cạnh đó, vị trí của tuyến đặc thù nên khi mắc bệnh dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động tiểu tiện và xuất tinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
4.1 Viêm tuyến tiền liệt
Là tình trạng tiền liệt tuyến bị nhiễm khuẩn do tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn. Bệnh được chia thành 2 dạng:
Cấp tính: dấu hiệu phát bệnh như đi tiểu nhiều lần, tiểu đau, sốt, cơ thể uể oải, mệt mỏi,…
Mạn tính: người bệnh có cảm giác đau, khó chịu ở bụng dưới hay đau thắt lưng, đau ở tinh hoàn.
Bệnh nhân mắc phải bệnh viêm tuyến tiền liệt sẽ cảm thấy khó chịu và có thể gây biến chứng nếu như điều trị không kịp thời và đúng cách.
Lưu ý: bệnh có thể tái phát và thời gian phát bệnh dài.
4.2 U xơ tuyến tiền liệt
Là tình trạng tuyến tiền liệt có sự thay đổi về kích cỡ. Bệnh lý này thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên trở lên.
Tuyến tiền liệt phát triển mạnh mẽ sẽ tạo ra các chèn ép lên những cơ quan lân cận, như bàng quang, niệu đạo, gây ra tình trạng như tiểu rắt, khó tiểu, đi tiểu nhiều lần, cảm giác đi tiểu chưa hết.
Vì tiểu không hết, nên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn còn bên trong bàng quang phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, bàng quang căng phồng và ứ nước dẫn đến thận bị ứ nước và có thể bị suy.
4.3. Ung thư tuyến tiền liệt
Đây là một căn bệnh nguy hiểm xảy ra ở nam giới, căn bệnh này đe dọa mạng sống bệnh nhân. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư sẽ tăng dần theo độ tuổi, với các dấu hiệu đặc trưng như khó tiểu, đau khi quan hệ tình dục, rối loạn cương dương,…
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt có diễn tiến khá nhanh, có khả năng di căn sang nhiều cơ quan khác, thậm chí cả xương và các hạch bạch huyết.
5. Làm thế nào để phòng bệnh tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt có vai trò quan trọng đối với nam giới, một khi đã mắc bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bệnh nhân. Vì thế hãy chủ động phòng bệnh theo những cách sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, ăn nhiều rau, hạn chế thịt đỏ. Hạn chế dung nạp thức ăn nhanh, món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định, không tăng cũng như giảm cân quá nhanh.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, đi tiểu đều đặn sẽ giúp làm sạch và tránh tình trạng nước tiểu lắng đọng ở bàng quang gây ảnh hưởng đến đường tiết niệu.
- Tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, quan hệ tần suất đều đặn ngăn không bị ứ dịch tại tuyến tiền liệt.
- Tiền liệt tuyến được xem là cơ quan giữ vai trò trọng với cơ thể nam giới, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Khi nhận thấy những triệu chứng bất thường, bạn cần được thăm khám và chữa trị sớm.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện tiên phong trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành, đã chữa khỏi hàng ngàn ca bệnh.
Bệnh viện cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh nam khoa, cánh mày râu có thể đặt niềm tin để điều trị những bệnh thầm lặng, khó nói mà nam giới mắc phải.
Ngoài ra, hệ máy trang thiết bị máy móc tại viện tân tiến, hiện đại, giúp các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn, làm tăng hiệu quả cho việc điều trị.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: