Tinh hoàn là nơi sản sinh ra tinh trùng, duy trì khả năng sinh sản của nam giới. Tinh hoàn là bộ phận rất dễ bị tổn thương vì chúng không được bảo vệ bởi các lớp cơ.

Tinh hoàn và những bệnh lý đe dọa đến chức năng sinh sản
Tinh hoàn và những bệnh lý đe dọa đến chức năng sinh sản

1. Tổng quan về tinh hoàn

Tinh hoàn là 2 cơ quan có vô cùng quan trọng trong chức năng sinh sản của nam giới và có hình dáng giống hình bầu dục. Tinh hoàn phụ trách việc sản xuất, lưu trữ tinh trùng cho đến khi xuất tinh. 

Bên cạnh đó, tinh hoàn còn sản xuất hormone testosterone chịu trách nhiệm cho ham muốn tình dục, sự phát triển của các khối cơ – xương và khả năng sinh sản của nam giới. 

Khi nam giới còn là thai nhi trong bụng mẹ, tinh hoàn đã bắt đầu sản xuất ra hormone testosterone để phát triển cơ quan sinh dục nam. 

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tinh hoàn sẽ di chuyển từ vị trí sau phúc mạc ban đầu tới bìu. 

Phần bìu nằm ngoài cơ thể và ở phía trước vùng xương chậu gần đùi của nam giới. Đây là vị trí rất dễ bị tổn thương do không có cơ bắp hay xương bảo vệ.

Ngoài ra, phần bìu có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1 – 2 độ để duy trì quá trình sản xuất tinh trùng khỏe mạnh.

Tinh hoàn đảm nhận vai trò sản xuất tinh trùng và hormone Testosterone
Tinh hoàn đảm nhận vai trò sản xuất tinh trùng và hormone Testosterone

Tham khảo thêm: Chi tiết về cơ quan sinh dục nam giới

2. Hình dáng và cấu tạo của tinh hoàn

Tinh hoàn có hình dạng giống quả trứng gà. Nam giới bình thường sẽ sở hữu hai tinh hoàn và kích thước của chúng sẽ khác nhau. 

Chúng sẽ tăng khi nam giới trưởng thành và giảm đi khi về già. Lý giải nguyên nhân này là do sự suy giảm tự nhiên của hormone testosterone. 

Bên trong tinh hoàn là những khối ống cuộn tròn. Đây là những ống sinh tinh. Các ống sinh tinh tạo ra các tế bào tinh trùng thông qua quá trình sinh tinh.

Cấu tạo của tinh hoàn bao gồm:

  • Ống dẫn tinh: có 2 ống dẫn tinh được nối trực tiếp tới 2 tinh hoàn. Nhiệm vụ của ống dẫn tinh đó là giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng hơn đến các cơ quan khác như túi tinh, mào tinh hoàn, tuyến tiền liệt và một số cơ quan khác.
  • Tinh hoàn: chúng đảm nhiệm chức năng sinh tinh và dẫn tinh trùng vào hai ống dẫn tinh. Sau đó di chuyển tới lưới tinh hoàn và đến mào tinh hoàn.
  • Mào tinh hoàn: mào tinh hoàn có 3 phần là đầu, thân, và đuôi. Đầu mào tinh hoàn có nhiệm vụ giữ tinh trùng đến khi chúng trưởng thành. Thân mào là nơi tinh trùng tồn tại. Còn đuôi mào tinh hoàn sẽ kết nối với ống dẫn tinh để đưa tinh trùng đến ống phóng tinh. Mào tinh hoàn nằm ở phía sau và trên tinh hoàn.
  • Túi tinh: túi tinh nằm giữa trực tràng và bàng quang để tinh trùng di chuyển dễ dàng từ túi tinh đến ống dẫn tinh và tuyến tiền liệt.
  • Lớp mao mạch: bao quanh lớp phúc mạc, lớp tinh mạc để bảo vệ tinh hoàn.
Nam giới có hai tinh hoàn và có kích thước khác nhau
Nam giới có hai tinh hoàn và có kích thước khác nhau

Các bệnh lý liên quan đến tinh hoàn đe dọa sức khỏe sinh sản của nam giới

3.1 Đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nam giới có thể cảm thấy đau một bên hoặc cả hai tinh hoàn. Tuy nhiên cơn đau sẽ xuất phát từ bụng hoặc háng, chứ không từ tinh hoàn. 

Đau tinh hoàn có thể cấp tính hoặc mãn tính:

  • “Cấp tính” có nghĩa là bệnh phát triển đột ngột, tăng mạnh và kéo dài trong thời gian ngắn. 
  • “Mãn tính” có nghĩa là cơn đau tăng dần và kéo dài trong một thời gian dài. Tinh hoàn là bộ phận chứa nhiều dây thần kinh nhạy cảm, khi đau có thể rất trầm trọng. 

Triệu chứng phổ biến của đau tinh hoàn đó là:

  • Bầm tím: vết bầm tím có thể xảy ra ở bìu sau khi bị chấn thương ở tinh hoàn.
  • Buồn nôn và ói mửa: cảm giác khó chịu ở dạ dày và/hoặc nôn mửa có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng gây đau tinh hoàn, bao gồm chấn thương, viêm tinh hoàn hoặc sỏi thận.
  • Sưng tấy: xuất hiện vết sưng hoặc khối u trên bìu. Bìu của nam giới có thể bị đổi màu (đỏ, tím, nâu hoặc đen) hoặc sáng bóng. Sưng có thể là triệu chứng của chấn thương hoặc nhiễm trùng.
  • Sốt: sốt xuất hiện cùng với đau tinh hoàn thường là dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Đi tiểu thường xuyên, trong nước tiểu có lẫn máu.
Đau tinh hoàn là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi
Đau tinh hoàn là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi

3.2 Xoắn tinh hoàn

Đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng, gây cảm giác rất đau đớn. Khi tinh hoàn bị xoắn, dây thừng tinh sẽ xoắn lại và cắt đứt lưu lượng máu vận chuyển đến tinh hoàn. Tình trạng này nếu không được xử trí kịp thời sẽ phải cắt bỏ tinh hoàn. 

Triệu chứng chính của xoắn tinh hoàn là xuất hiện đau đột ngột, dữ dội ở một trong hai tinh hoàn. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào – khi thức, ngủ, đứng, ngồi hoặc hoạt động.

Các triệu chứng xoắn tinh hoàn khác bao gồm:

  • Sưng đau ở một bên bìu.
  • Có khối u nằm trên bìu.
  • Một trong hai tinh hoàn nằm ở vị trí cao hơn so với bên còn lại.
  • Bìu có sự đổi màu sang đỏ thẫm, tím hoặc nâu đen.
  • Cảm giác đau đến buồn nôn và ói mửa.
  • Bụng đau.
  • Sốt. 

Xoắn tinh hoàn nguy hiểm tới mức, theo nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết nam giới sẽ giữ được tinh hoàn nếu được điều trị kịp thời trong vòng 4 đến 6 giờ. 

Chỉ có khoảng một nửa số người giữ được tinh hoàn nếu điều trị sau 12 giờ. Và con số sẽ giảm xuống còn 10% nếu được điều trị sau 24 giờ. Nếu muộn hơn, nam giới sẽ phải cắt bỏ tinh hoàn. 

Nếu nam giới bị đau hoặc khó chịu đột ngột ở một hoặc cả hai tinh hoàn nhưng không có triệu chứng nào khác vẫn nên tới các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.

Xoắn tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có thể cắt bỏ tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có thể cắt bỏ tinh hoàn

3.3 Teo tinh hoàn

Teo tinh hoàn là hiện tượng tinh hoàn nhỏ hơn kích thước bình thường. Nam giới mắc bệnh lý này có thể teo một hoặc cả hai bên.

Teo tinh hoàn là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nó khiến nam giới giảm ham muốn, về lâu dài là nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn.

Khi tinh hoàn nhỏ hơn so với bình thường, việc sản xuất hormone testosterone cũng bị ảnh hưởng. Đồng thời việc sản xuất tinh trùng cũng không đảm bảo cả về số lượng và chất lượng để có thể di chuyển đến nơi có trứng và tiến hành thụ tinh. 

3.4 Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn hình thành khi các tế bào ác tính (ung thư) phát triển trong các mô của một hoặc cả hai tinh hoàn. 

Giống như bất kỳ bệnh ung thư nào, ung thư tinh hoàn là một tình trạng nghiêm trọng. May mắn thay, ung thư tinh hoàn có khả năng điều trị và chữa khỏi cao.

Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư tinh hoàn là xuất hiện một khối u không đau ở tinh hoàn. Các triệu chứng còn lại khác bao gồm:

  • Bìu sưng tấy hoặc tích tụ chất lỏng bất thường.
  • Một hoặc cả hai bên tinh hoàn bị sưng không rõ nguyên do.
  • Cảm giác nặng nề ở bìu.
  • Bụng dưới hoặc háng đau âm ỉ kéo dài.
  • Bìu đột nhiên bị đau nhói.
  • Tinh hoàn co lại, kích thước nhỏ hơn bình thường.

Các triệu chứng này cũng có thể xảy ra ở những bệnh lý liên quan đến tinh hoàn khác, do đó nếu nhận thấy bản thân xuất hiện triệu chứng kể trên bạn đừng quá lo lắng. Tuy nhiên cũng không thể chủ quan mà hãy tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa nam khoa để thăm khám và xử trí kịp thời.

Ung thư tinh hoàn có khả năng điều trị và chữa khỏi cao
Ung thư tinh hoàn có khả năng điều trị và chữa khỏi cao

4. Đau tinh hoàn có cần phẫu thuật không?

Việc phẫu thuật còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đau. Nếu nam giới bị xoắn tinh hoàn hoặc ung thư tinh hoàn thì cần phải phẫu thuật ngay. 

Các loại phẫu thuật điều trị đau tinh hoàn bao gồm:

  • Khử xoắn tinh hoàn: đây là một phẫu thuật khẩn cấp để tháo dây tinh trùng và khôi phục lưu lượng máu đến một hoặc cả hai tinh hoàn. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng các mũi khâu để giữ tinh hoàn vào thành trong của bìu để ngăn tình trạng xoắn tinh hoàn xảy ra lần nữa.
  • Phẫu thuật sửa chữa thoát vị: đẩy thoát vị trở lại vào bụng và cố định bằng các mũi khâu hoặc lưới tổng hợp.
  • Cắt bỏ mào tinh hoàn: nếu bị đau mãn tính ở mào tinh hoàn, bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ. Bác sĩ sẽ chỉ đề xuất phương pháp này nếu người bệnh không đáp ứng với các lựa chọn điều trị khác.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn: nếu người bệnh bị ung thư tinh hoàn, bác sĩ có thể cắt bỏ một hoặc cả 2 tinh hoàn. 

5. Hướng dẫn chăm sóc tinh hoàn đúng cách

Tinh hoàn là bộ phận đặc biệt và nhạy cảm, cho nên nam giới cần lưu ý trong việc chăm sóc cũng như bảo vệ chúng đúng cách để không làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn chỉ cánh mày râu một số cách sau:

  • Sử dụng đồ bảo hộ (quần lót thể thao) khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao mạnh.
  • Luôn giữ cho cơ quan sinh dục được sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Kiểm tra tinh hoàn thường xuyên thông qua việc cảm nhận và quan sát. Khi cảm thấy tinh hoàn sưng đau bất thường, hãy đi kiểm tra ngay. 

Hy vọng các thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn sẽ có thêm thông tin về cấu tạo, chức năng của tinh hoàn cũng như các bệnh lý liên quan để biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời. 

Cũng giống như nữ giới, nam giới nên duy trì thói quen thăm khám nam khoa định kỳ để có những phát hiện kịp thời nếu có. Chuyên khoa Nam khoa của Bệnh Viện HTSS & Nam Học Sài Gòn quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành nhiều năm kinh nghiệm, cùng chi phí thăm khám rõ ràng minh bạch. Nếu bạn có nhu cầu, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline để đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12183-testicular-cancer
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/body/23964-testicles
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/16292-testicular-pain