“Sau IUI có nên uống sữa đậu nành không?” Có rất nhiều người cho rằng sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Để làm rõ điều này, hãy cùng chuyên gia giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.

Sau IUI có nên uống sữa đậu nành không?
Sau IUI có nên uống sữa đậu nành không?

1. Sau IUI có nên uống sữa đậu nành?

Câu trả lời là. Sữa đậu nành chứa các chất như canxi, protein, chất xơ,… giúp điều chỉnh lại lượng hormone sinh sản, kích thích sự rụng trứng của nữ giới. Isoflavon trong đậu nành có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú và ung thư buồng trứng ở nữ giới.

Đối với những người phụ nữ có nội mạc tử cung mỏng cần bổ sung sữa đậu nành, giúp trứng sau khi thụ tinh làm tổ chắc chắn trong tử cung hơn.

Vì vậy, hãy bổ sung thêm sữa đậu nành vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tăng khả năng thụ thai sau khi thực hiện IUI.

2. Lợi ích của sữa đậu nành trong thụ thai 

Sữa đậu nành là một nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng và có thể mang lại một số lợi ích cho phụ nữ trong giai đoạn thụ thai. Dưới đây là một số lợi ích tiềm năng của sữa đậu nành trong thụ thai:

2.1 Chứa hàm lượng protein cao

Sữa đậu nành là nguồn protein thực vật giàu giá trị. Protein là thành phần cần thiết để xây dựng tế bào mới, bao gồm cả tế bào thai nhi. Sữa đậu nành có thể giúp cung cấp nguồn protein cần thiết cho cơ thể của người mẹ khi mang thai. Đặc biệt góp phần hoàn thiện sự phát triển của các tế bào thần kinh.

2.2 Chứa các chất béo có lợi

Sữa đậu nành chứa chất béo có lợi giúp kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Sữa đậu nành cũng chứa axit béo omega-3 là một chất béo lành mạnh, ngăn ngừa chuyển dạ sinh non. Ngoài ra chất béo này còn quan trọng trong việc phát triển trí não, mắt và hệ thần kinh của thai nhi.

2.3 Giàu vitamin và khoáng chất

Trong sữa đậu nành giàu vitamin và khoáng chất
Trong sữa đậu nành giàu vitamin và khoáng chất

Chứa các loại vitamin như vitamin A, vitamin B1 và vitamin E và các khoáng chất như canxi, kali… giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Tốt cho tim mạch và giảm cholesteron trong máu của người mẹ. Canxi hỗ trợ xương và răng của thai nhi phát triển, giảm thiểu nguy cơ loãng xương do thiếu canxi trong thai kỳ.

2.4 Chứa chất xơ

Sữa đậu nành cung cấp chất xơ thực phẩm, có thể giúp cải thiện tiêu hóa và quản lý cân nặng, một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho phụ nữ mang thai.

2.5 Chứa Isoflavon

Đậu nành chứa các hợp chất được gọi là isoflavones, đặc biệt là genistein và daidzein. Những chất này có khả năng tương tự hormone estrogen, gọi là phytoestrogens. Trong giai đoạn thụ thai, sự cân bằng hormone estrogen rất quan trọng, và isoflavones trong đậu nành có thể hỗ trợ điều chỉnh cân bằng này.

2.6 Không chứa lactose

Sữa đậu nành không chứa lactose – một loại đường trong sữa động vật mà nhiều người có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Điều này có thể là lợi ích đặc biệt cho những phụ nữ có vấn đề về tiêu hóa hoặc dị ứng đối với sữa động vật.

Xem thêm:

3. Hướng dẫn chị em uống sữa đậu nành đúng cách 

Uống sữa đậu nành đúng cách sau IUI giúp chị em tận dụng tối đa lợi ích của sản phẩm, tránh nguy cơ gặp các phản ứng phụ khi uống sữa, chị em cần lưu ý những điều sau:

  • Nên uống từ 250 – 500ml sữa đậu nành một ngày và chia làm 2 lần uống.
  • Lựa chọn các loại sữa đậu nành ở có thương hiệu uy tín, đảm bảo an toàn thực phẩm và nguồn gốc xuất xứ.
  • Nên uống cùng các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh ngọt hoặc bánh mì để tăng hiệu quả.
  • Không nên ăn các loại trái cây chứa acid như cam, bưởi, quýt,… trước khi uống sữa. Những loại trái cây này khi uống cùng sữa sẽ có hiện tượng kết tủa, gây nên chướng bụng hoặc tiêu chảy.
Không nên uống sữa đậu nành với các loại trái cây chứa acid
Không nên uống sữa đậu nành với các loại trái cây chứa acid

***LƯU Ý: Những chị em mắc các bệnh về viêm dạ dày, viêm sỏi thận, viêm mũi dị ứng không nên uống sữa đậu nành bởi:

  • Thành phần oxalat trong sữa đậu nành không tốt cho dạ dày, nên sẽ khiến tình trạng viêm dạ dày trở nên nặng hơn.
  • Hai thành phần oxalat và protein trong đậu nành ảnh hưởng tới thận, sẽ gây ra tình trạng sỏi thận cho mẹ bầu.
  • Hàm lượng protein cao trong đậu nành khiến cơ địa dễ bị dị ứng, nên sản sinh ra chất histamin gây ra tình trạng dị ứng.

4. Tác dụng phụ khi lạm dụng quá nhiều sữa đậu nành

Uống sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như cung cấp protein, canxi, vitamin và các chất chống oxy hoá. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều sữa đậu nành có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Một số người có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa đậu nành, có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, và tăng sự sản xuất khí trong dạ dày.
  • Sữa đậu nành chứa các hợp chất gọi là isoflavone, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Một số nghiên cứu đã chứng minh việc tiêu thụ lượng lớn isoflavone với sự ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp, đặc biệt là nữ giới có vấn đề về tuyến giáp.
  • Một số nghiên cứu nhỏ đã gợi ý rằng isoflavone trong sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra một số tác động như tăng cảm xúc lo âu, sự biến đổi tâm trạng, và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra chứng đau nửa đầu.
  • Isoflavone trong sữa đậu nành có cấu trúc giống hormone nữ estrogen, và việc tiêu thụ lượng lớn isoflavone có thể dẫn đến hậu quả các khối u được hình thành hoặc thai nhi bị dị dạng
  • Một số người có thể phản ứng dị ứng với sữa đậu nành, gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, phát ban da, buồn ngủ, và khó thở.
  • Sữa đậu nành có thể tương tác với một số loại thuốc, gây ra tác dụng phụ hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “sau IUI có nên uống sữa đậu nành không?”. Các chị em hãy lưu ý uống đúng liều lượng, đúng thời điểm là yếu tố quan trọng giúp cho quá trình IUI thành công.

Nếu quý khách đang gặp tình trạng hiếm muộn muốn được thăm khám và điều trị có thể liên hệ đến Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn qua các phương thực sau:

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN