Chuyển phôi là một trong các bước quan trọng khi thực hiện phương pháp IVF – thụ tinh trong ống nghiệm. Thủ thuật này nhằm mục đích đưa phôi thai vào tử cung của người mẹ để phát triển thành thai nhi. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc từ A – Z về quá trình chuyển phôi. Tìm hiểu ngay! 

Cẩm nang chuyển phôi: Đối tượng, quy trình và lưu ý quan trọng
Cẩm nang chuyển phôi: Đối tượng, quy trình và lưu ý quan trọng

1. Thế nào là chuyển phôi? Các hình thức chuyển phôi hiện nay

Chuyển phôi là một thủ thuật nằm trong các bước làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Trong đó, phôi thai được nuôi cấy và được đưa vào tử cung của người mẹ.

Quá trình chuyển phôi IVF thực hiện vào ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này niêm mạc tử cung của người mẹ dày (9 – 10mm) và sức khỏe tốt.

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Bạn đọc quan tâm:

2. Các hình thức chuyển phôi hiện nay gồm có

2.1 Chuyển phôi tươi

Phôi thai được tạo thành sau khi nuôi cấy từ 3 – 5 ngày rồi chuyển vào tử cung của người mẹ.

2.2 Chuyển phôi đông lạnh

Phôi sau khi tạo thành được trữ lạnh đã tạo ở chu kỳ trước đó rồi mới chuyển vào tử cung người mẹ.

2 hình thức chuyển phôi này mang lại hiệu quả như nhau. Tuy nhiên, xu hướng điều trị vô sinh, hiếm muộn thường ủng hộ dùng phôi đông lạnh. Bởi những ưu điểm sau:

  • Sau khi kích thích buồng trứng, nội tiết bên trong cơ thể chị em sẽ tăng cao, không đủ điều kiện làm tổ của phôi thai. Vì vậy, sử dụng phôi đông lạnh sẽ là giải pháp cho cơ thể chị em có thời gian được phục hồi.
  • Những chị em bị quá kích buồng trứng, dịch trong buồng tử cung,… thì buộc phải sử dụng phôi đông lạnh.
  • Việc đông lạnh phôi sẽ cho cơ hội thụ thai nhiều hơn với số phôi còn dư.
  • Kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh hạn chế tối đa số lần kích thích buồng trứng, sức khỏe đảm bảo hơn.

Tùy vào trường hợp cụ thể cũng như sức khỏe của người vợ mà bác sĩ sẽ tư vấn nên chọn chuyển phôi tươi hay chuyển phôi đông lạnh.

3. Những ai cần phải chuyển phôi?

Thủ thuật này được áp dụng trong các trường hợp:

4. 3 giai đoạn chuyển phôi vào buồng tử cung chi tiết

Quy trình chuyển phôi được chia làm 3 giai đoạn. Gồm có: Trước, trong và sau khi chuyển phôi. Dưới đây là 3 giai đoạn chi tiết.

4.1 Trước khi chuyển phôi

  • Bác sĩ hướng dẫn bạn sử dụng Estrogen từ ngày 2 của chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian chuẩn bị trước chuyển phôi từ 2 – 3 tuần.
  • Estrogen sử dụng qua đường ống, đặt âm đạo, tiêm bắp tay hoặc dán qua da. Sau 1 tuần dùng Estrogen bạn được siêu âm tử cung để theo dõi sự phát triển của lớp niêm mạc.
  • Khi lớp niêm mạc tử cung đạt độ dày chuẩn, bác sĩ hướng dẫn sử dụng Progesterone để làm tăng nội tiết tố cho phôi thai làm tổ. Thuốc này đặt vào âm đạo trước khi chuyển phôi từ 2 – 5 ngày.

Trong giai đoạn này, bạn cần lưu ý:

  • Thực hiện đúng phác đồ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nên nhịn tiểu trước giờ làm khoảng 60 phút.
  • Bạn có thể ăn uống bình thường vào ngày chuyển phôi.

4.2 Trong khi chuyển phôi

  • Chị em nằm trên bàn trong tư thế sản khoa. Lúc này, bác sĩ dùng găng tay khử khuẩn, vệ sinh tử cung của bạn bằng cách đặt mỏ vịt, dùng tăm bông lau cổ tử cung, tạo môi trường nuôi cấy IVF.
  • Thông qua hình ảnh siêu âm đường bụng, bác sĩ quan sát niêm mạc buồng tử cung, cổ tử cung, tử cung, góc cổ tử cung. Quan sát toàn bộ xong, bác sĩ đưa catheter ngoài có nòng kim loại vào buồng tử cung, xác định vị trí đặt phôi phù hợp.
  • Khi catheter ngoài vào tới buồng tử cung, bác sĩ cố định catheter ngoài và rút nòng kim loại ra để đưa catheter có chứa phôi và trong buồng tử cung.
  • Bác sĩ đưa catheter có chứa phôi vào buồng tử cung thông qua catheter ngoài. Rồi bơm từ từ phôi vào buồng tử cung.
  • Catheter trong được rút ra ngoài, sau đó làm sạch máu, nhầy và kiểm tra độ sót của phôi.
  • Bác sĩ chuyển phôi rút catheter ngoài, tháo mỏ vịt, hoàn thành quá trình.
  • Phôi thai được đưa vào tử cung của mẹ bằng catheter chuyên dụng.

4.3 Sau khi chuyển phôi

Chị em nằm nghỉ ngơi tại bệnh viện từ 1 – 2 giờ để theo dõi. Khi sức khỏe ổn định bạn có thể về nhà. Lưu ý đi nhẹ nhàng, không đi vào đường xóc.

5. Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi vào tử cung?

Thông thường với chuyển phôi ngày 5 thì sau 1 – 2 ngày phôi thoát màng và tiếp xúc với nội mạc tử cung. Ngày 2 – 3 sau chuyển phôi, phôi sẽ đào sâu lớp nội mạc tử cung và làm tổ ở đó. Đồng thời hình thành nên phôi thai bắt đầu cho quá trình làm tổ.

Tuy nhiên, quá trình làm tổ thành công của phôi còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:

  • Nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung được xem như ngôi nhà để phôi làm tổ, phát triển. Do đó, nội mạc tử cung cần bình thường về mô học và sinh lý, đảm bảo phôi sau khi chuyển có thể làm tổ bình thường.
  • Chất lượng phôi: Là hợp tử được tạo bởi trứng và tinh trùng của 2 vợ chồng. Đây là 2 yếu tố quan trọng đối với sự thành bại của IVF. Phụ nữ lớn tuổi khả năng thu trứng chất lượng càng giảm. Còn nam giới không có, có ít tinh trùng, hay tinh trùng dị dạng cũng khó tạo ra phôi tốt.
  • Phác đồ thuốc: Cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc đúng giờ, đúng liều để đạt hiệu quả cao.
  • Cơn co tử cung: Những cơn co tử cung sẽ ảnh hưởng đến vị trí của phôi. Nếu chị em có những cơn co tử cung bất thường sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ làm tổ cả phôi.
  • Chế độ dinh dưỡng: Đây được xem là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của người vợ. Sử dụng thực phẩm lành mạnh tốt cho quá trình thụ thai.
  • Tâm lý: Tâm lý của người mẹ tác động lên các bước khi làm IVF. Từ thăm khám, kích trứng, chọc hút trứng, chuyển phôi và sau khi chuyển phôi. Khi người mẹ bị áp lực, căng thẳng sẽ tác động làm thay đổi nồng độ nội tiết tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng, niệm mạc bị ảnh hưởng. Và còn làm giảm khả năng đậu thai.

5.1 Dấu hiệu nhận biết phôi vào tử cung

Cơ thể có cảm giác mệt mỏi
Dấu hiệu nhận biết phôi vào tử cung

Khoảng 12 ngày sau chuyển phôi, chị em sẽ đi xét nghiệm Beta để biết kết quả có đậu thai hay không. Tuy nhiên, trong 12 ngày này, chị em sẽ xuất hiện những dấu hiệu cho biết thụ thai thành công.

  • Cảm giác căng tức vùng ngực: Khi phôi thai đã bám và phát triển trong tử cung, đó cũng là lúc tình trạng căng tức vùng ngực diễn ra. Ngực căng, kích thước tăng dần lên.
  • Vùng bụng có cảm giác nặng, căng tức: Sau khi phôi đưa vào cơ thể, phôi di chuyển xung quanh tử cung của mẹ để tìm chỗ lưu trứ. Giai đoạn này phôi thai vẫn tiếp tục phân chia tế bào. Trường hợp phôi thai làm tổ trong tử cung, cơ thể cảm nhận sự căng tức, nặng ở bụng dưới.
  • Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ: Cảm giác cơ thể mệt mỏi hơn bình thường dấu hiệu cho biết thụ thai thành công. Bởi vì lúc này cơ thể mẹ cần hoạt động mạnh mẽ, tăng tốc để chuẩn bị tốt cho quá trình thai nhi phát triển.
  • Ra máu ở âm đạo: Sau khi phôi thai di chuyển, bám vào tử cung thành công sẽ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Lý do trong lúc phôi di chuyển tìm nơi thích hợp làm tổ gây tổn thương ở lớp nội mạc tử cung dẫn đến ra máu âm đạo. Tuy nhiên, hiện tượng này xuất hiện từ 1 – 2 ngày là tự biến mất.

5.2 Sau chuyển phôi cần lưu ý những gì?

Có rất nhiều khuyến nghị cần tuân thủ, tuy nhiên bạn hãy cứ sinh hoạt bình thường, giữ cho đầu óc thoải mái. Hãy lưu ý những lời khuyên dưới đây nhé!

5.2.1 Kiêng quan hệ vợ chồng

Sau khi chuyển phôi bạn không nên quan hệ tình dục. Tốt nhất nên kiêng từ 2-3 ngày để phôi được ổn định rồi mới được phép quan hệ.

Kiêng quan hệ
Kiêng quan hệ

5.2.2 Bổ sung nước hàng ngày

Nên uống đủ nước từ 2,5 – 3 lít mỗi ngày. Tăng lượng nước uống khi thời tiết nóng bức. Việc chị em uống nước nhiều không ảnh hưởng đến việc thụ thai.

5.2.3 Tránh ngâm nước nóng lâu

Khi tắm chị em lưu ý không nên ngâm mình trong nước nóng. Kể cả có tham gia bơi lội hay tắm biển cũng hạn chế tắm, ngâm nước lâu dễ bị gây viêm nhiễm.

5.2.4 Sử dụng thuốc

Chỉ nên dùng thuốc được kê đơn bởi bác sĩ điều trị trực tiếp của bạn. Tuyệt đối không tự ý mua, uống các loại thuốc nam, thuốc bắc hay thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, không rõ cơ thế tác dụng.

6. Nên ăn gì sau khi chuyển phôi?

Dưới đây là các nhóm thực phẩm thường dùng sau khi chuyển phôi.

  • Thực phẩm giàu protein: Thịt đỏ (heo, bò, dê,…); thịt trắng (gà, vịt, ngan,…), cá, trứng sữa, các loại hạt.
  • Thực phẩm giàu carbohydrate: Bánh mì nguyên cám, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, các loại đậu.
  • Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cây họ đậu, dầu o liu,…
  • Thực phẩm chống viêm: Rau xanh, trái cây.
  • Thực phẩm bổ máu: Cải xoăn, cải thìa, bông cải xanh, quả mâm xôi, dâu tằm, nho,…
Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh

7. Nên kiêng thực phẩm nào sau khi chuyển phôi?

  • Thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng,…
  • Thực phẩm cay nóng: Mì tôm,…
  • Thực phẩm gây sảy thai: Rau răm, đu đủ sống, măng, mướp đắng, nước dừa tươi,…
  • Hạn chế caffein: Cà phê, trà,…
  • Thức uống có chứa cồn: Rượu, bia,…

8. Chuyển phôi ở đâu an toàn, uy tín?

Nếu bạn đang tìm địa chỉ điều trị vô sinh, chuyển phôi an toàn tại TP. Hồ Chính Minh thì Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là lựa chọn tốt nhất. Là Bệnh viện uy tín với thế mạnh chuyên khoa về hỗ trợ sinh sản, điều trị chuyên sâu các bệnh lý nam khoa, sản phụ khoa.

Ưu điểm khi điều trị vô sinh, hiếm muộn tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn:

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động.
  • Mô hình điều trị 1:1, 1 cặp vợ chồng – 1 bác sĩ giúp cho kết quả đạt thành công cao.
  • Nhân viên nhiệt tình, tận tâm, ân cần.
  • Triển khai nhiều gói ưu đãi hấp dẫn.

Để đặt lịch, bạn có thể liên hệ qua ☎️Hotline: 033 758 6226, hoặc đến trực tiếp Bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, điều trị tốt nhất.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua:

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích về chuyển phôi, các giai đoạn, dấu hiệu cũng như một số lưu ý quan trọng. Nếu bạn đọc có bất cứ những câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được các bác sĩ tư vấn, thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất nhé!