Khó thở khi mang thai là tình trạng thường gặp khi phụ nữ mang thai. Trường hợp này khiến mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của sản phụ. Có cách nào khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai không?

Khó thở khi mang thai và những cách khắc phục
Khó thở khi mang thai và những cách khắc phục

1. Tại sao mẹ bầu lại gặp tình trạng khó thở khi mang thai?

Khó thở khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu và phổ biến nhất là ở những sản phụ đang ở giai đoạn cuối thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do:

1.1 Nội tiết thay đổi

Khi mang thai, nồng độ nội tiết Progesterone tăng lên, làm kích thích hệ thần kinh tác động đến phổi khiến hơi thở của sản phụ trở nên gấp gáp hơn, xuất hiện tình trạng khó thở khi mang thai.

Khi mang thai nồng độ progesterone thay đổi ảnh hưởng đến nhịp thở của mẹ bầu
Khi mang thai nồng độ progesterone thay đổi ảnh hưởng đến nhịp thở của mẹ bầu

1.2 Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi trong tử cung của người mẹ ngày càng phát triển, tạo áp lực tác động dưới cơ hoành, đây bộ phận có nhiệm vụ kết hợp với phổi đưa không khí vào phổi. 

Kích thước thai nhi càng lớn, khiến cơ hoành không mở rộng dẫn đến mẹ bầu bị khó thở khi mang thai. Có những trường hợp kích thước thai nhi lớn và hoạt động khỏe làm cho cơ hoành bị ép chặt gây ra tình trạng ngất xỉu do người mẹ thiếu oxy.

Thai nhi càng lớn cũng là nguyên nhân gây khó thở khi mang thai
Thai nhi càng lớn cũng là nguyên nhân gây khó thở khi mang thai

1.3 Tích nước

Khó thở khi mang thai xảy ra ở những sản phụ bị tích nước bị phù nề, làm xoang mũi và phổi bị ảnh hưởng.

1.4 Thiếu máu

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ phải dùng lượng lớn chất sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu để mang oxy đi nuôi cơ quan nội tạng, nuôi thai nhi. 

Thiếu sắt, các bộ phận trong cơ thể người mẹ sẽ phải làm việc nhiều hơn khiến cho sản phụ bị thiếu máu dẫn đến hô hấp gặp khó khăn hơn.

1.5 Bệnh lý hệ tuần hoàn

Sản phụ mắc bệnh số bệnh lý liên quan đến tim mạch thường bị khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, loạn nhịp tim,… cần phải được theo dõi sát sao để tránh những tác động xấu tới cả mẹ và thai nhi.

Nhịp tim nhanh khiến mẹ bầu bị khó thở khi mang thai
Nhịp tim nhanh khiến mẹ bầu bị khó thở khi mang thai

1.6 Bệnh hen suyễn

Những sản phụ có tiền sử hen suyễn thì trong suốt quá trình mang thai sẽ khiến cho việc hô hấp trở nên khó khăn hơn, việc khó thở khi mang thai là điều các mẹ bầu không thể tránh khỏi.

1.7 Thuyên tắc phổi

Những cục máu đông bị kẹt trong động mạch phổi rất dẫn đến tình trạng thuyên tắc phổi và sinh ra tình trạng đau tức ngực, khó thở khi mang thai.

2. Khó thở khi mang thai như thế nào là bất thường?

Tình trạng khó thở khi mang thai thường không nghiêm trọng, tình trạng này có thể thuyên giảm khi người mẹ được nghỉ ngơi. Ngoài ra, tình trạng khó thở khi mang thai thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cũng như những sinh hoạt của mẹ bầu hàng ngày.

Trường hợp sản phụ mắc chứng khó thở nặng thường đi kèm với các triệu chứng bất thường cần chú ý như sau, đây có thể được xem là những dấu hiệu của bệnh tim mạch hoặc hô hấp, đó là:

  • Loạn nhịp tim, mạch đập bất thường.
  • Ho nhiều, kèm máu.
  • Ho liên tục, dai dẳng.
  • Tức ngực, khò khè.
  • Chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu.
  • Da, môi, đầu chi xanh tái.
  • Mẹ bầu mắc bệnh hen suyễn triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Sốt cao kèm ớn lạnh.

Những sản phụ mắc những bệnh lý về hô hấp hoặc tim mạch, thì các triệu chứng thường trở nặng hơn và có thể đe dọa đến tính mạng của em bé. Chính vì thế, mẹ bầu không nên chủ quan nếu triệu chứng khó thở bất thường.

Khó thở khi mang thai kèm theo ho, sốt, khò khè, mẹ bầu cần đến Bệnh viện sớm
Khó thở khi mang thai kèm theo ho, sốt, khò khè, mẹ bầu cần đến Bệnh viện sớm

3. Khó thở khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Có khoảng 70% sản phụ mắc chứng khó thở khi mang thai, nhưng đa phần không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.

Nếu sản phụ bị khó thở kèm theo mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,… có thể là dấu hiệu ảnh hưởng đến huyết áp của mẹ bầu.

Những thai phụ có tiền sử cao huyết áp, hen suyễn,… tình trạng khó thở khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp khó thở khi mang thai kéo dài và kèm theo sốt, ớn lạnh, rối loạn nhịp thở,… có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, thai phụ cần nhanh chóng đến Bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Đa sộ mẹ bầu bị khó thở khi mang thai thường ảnh hưởng đến cả hai mẹ con
Đa sộ mẹ bầu bị khó thở khi mang thai thường ảnh hưởng đến cả hai mẹ con

4. Những cách khắc phục chứng khó thở khi mang thai

4.1 Hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm

Tuyệt đối tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc lá. Mẹ bầu tuyệt đối không hút thuốc khi mang thai, điều này có thể gây dị tật và những bất thường khác ở thai nhi.

Bên cạnh đó, thai phụ cần tránh xa những mùi khó chịu, chất hóa học, chất gây dị ứng, phấn hoa, mùi hương nhân tạo,… Điều này thai phụ tránh được tình trạng khó thở khi mang thai.

Mẹ bầu không nên ở trong môi trường ô nhiễm vì có thể gây khó thở khi mang thai
Mẹ bầu không nên ở trong môi trường ô nhiễm vì có thể gây khó thở khi mang thai

4.2 Tư thế nằm, ngồi thoải mái

Tư thế nằm phù hợp cho mẹ bầu sẽ làm giảm thiểu sự chèn ép lên cơ hoàng, giúp thai phụ dễ thở hơn. Thai phụ có thể sử dụng đai đỡ bầu, giúp người mẹ di chuyển dễ dàng và thoải mái hơn. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên thực hiện các bài tập hít thở trong quá trình sinh nở để giúp người mẹ thở dễ dàng hơn.

4.3 Nghỉ ngơi hợp lý, khoa học

Khi mang thai, mẹ bầu nên tập lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi đầy đủ, chú ý dinh dưỡng nếu thai phụ cảm thấy khó thở. 

Tư thế nằm ngửa khi ngủ, tử cung của mẹ bầu nghiêng xuống, giúp phổi có nhiều chỗ hơn. Hoặc nghiêng người sang trái giúp tử cung của người mẹ không đè lên động mạch chủ giúp thai phụ thở tốt hơn.

4.4 Tập thể dục nhẹ nhàng

Các bộ môn như yoga, đi bộ, ngồi thiền là những bài tập lý tưởng để vừa cải thiện nhịp tim và giúp mẹ bầu điều hòa nhịp thở. 

Mẹ bầu không nên vận động quá sức. Sản phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tập thể dục và thời gian tập trong một ngày theo từng giai đoạn mang thai để đảm bảo sức khỏe của thai phụ.

Mẹ bầu tập thể dục nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai
Mẹ bầu tập thể dục nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai

4.5 Thở bằng miệng

Đây là cách hữu ích khác dành cho các thai phụ đang gặp vấn đề trong chuyện hít thở là thở bằng miệng. Cách thở này giúp người mẹ lấy được nhiều oxy hơn, đồng thời còn giúp người mẹ còn giảm được cảm giác căng thẳng và mệt mỏi. Các bước thở bằng miệng:

  • Tư thế ngồi thoải mái, thư giãn các cơ cổ và vai.
  • Khép hai môi lại với nhau và chừa một khoảng nhỏ ở giữa.
  • Hít vào bằng mũi.
  • Thở ra bằng miệng, đếm nhịp từ 1 – 4.

4.6 Sử dụng máy oxy

Trường hợp mẹ bầu gặp phải tình trạng khó thở khi mang thai nặng, kèm theo những biểu hiện như tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, yếu dần khi tim đập nhanh, khó thở khi nghỉ ngơi, khó thở vào ban đêm,… thì mẹ bầu nên trang bị cho mình 1 chiếc máy tạo oxy.

Đây là một thiết bị y tế, có khả năng mang nguồn oxy tinh khiết, nồng độ trên 90%. Có sự hỗ trợ của máy này, mẹ bầu có thể thoát khỏi tình trạng khó thở một cách nhanh chóng.

Dùng máy thở oxy nếu mẹ bầu bị khó thở dạng nặng
Dùng máy thở oxy nếu mẹ bầu bị khó thở dạng nặng

4.7 Mặc những trang phục thoải mái

Thai phụ nên chọn mặc trang phục bầu rộng rãi, không bị bó ở ngực, giúp việc thở được thoải mái và dễ dàng hơn.

5. Thực phẩm hỗ trợ khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai

Dưới đây là một số thực phẩm tiêu biểu giúp mẹ bầu có thể ngăn ngừa tình trạng khó thở khi mang thai, đó là:

5.1 Gừng

Gừng là một trong những thực phẩm hỗ trợ giúp làm sạch hệ hô hấp cho mẹ bầu.

Gừng là dược liệu có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt, ngoài ra còn giúp thúc đẩy hệ vi khuẩn ở đường ruột luôn khỏe mạnh. 

Ngoài ra, gừng có chứa hoạt chất kháng histamin, có tác dụng chống dị ứng, giúp giải quyết triệu chứng khó thở do cảm lạnh, viêm xoang,…

Gừng là thực phẩm giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai
Gừng là thực phẩm giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai

5.2 Tỏi

Allicin có trong tỏi có tính kháng viêm và kháng khuẩn. Đặc biệt tốt cho hệ hô hấp gặp vấn đề do nhiễm trùng. 

Sử dụng tỏi là phương pháp chữa ho, viêm họng, khó thở khi mang thai an toàn cho bà bầu.

5.3 Mật ong

Mật ong được đánh giá là một trong những dược liệu lành tính, có chứa hydrogen peroxide, glucose oxidase, có tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt.

Trong mật ong còn chứa nhiều axit amin, enzyme, giúp người mẹ có thể bổ sung năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Mật ong có tác dụng kháng viêm rất tốt cho hệ hô hấp
Mật ong có tác dụng kháng viêm rất tốt cho hệ hô hấp

5.4 Vitamin C

Những loại trái cây quen thuộc giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,… Hay các loại rau củ cung cấp vitamin C như ớt chuông, cải xanh, cà chua,… giúp loại bỏ đi các chất kích ứng đường hô hấp và góp phần xây dựng hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh.

5.5 Thực phẩm giàu kẽm

Được xem là một trong những khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là thai phụ. Việc bổ sung kẽm hằng ngày giúp tăng cường sức đề kháng, duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và sửa chữa các mô tổn thương trong cơ thể. 

Hơn thế nữa, vi chất này còn có hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp trong cơ thể, giảm thiếu chứng khó thở khi mang thai.

Kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết mà mẹ bầu nên bổ sung
Kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết mà mẹ bầu nên bổ sung

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là Bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa và nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://s.net.vn/TqEx
  2. https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/short-breath.aspx
  3. https://s.net.vn/OKwf