7 tác động của glucose tới sức khỏe
Glucose hay đường huyết là một trong những loại carbohydrate đơn giản ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Vậy công dụng của glucose là gì?
1. Glucose là gì?
Glucose là một trong những phân tử quan trọng và là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào. Gan sẽ là nơi dự trữ glucose đồng thời gan cũng tạo ra glucose.
Glucose tác động đến các hệ thống thiết yếu của cơ thể nên những thay đổi về nồng độ glucose hoặc cách cơ thể xử lý glucose có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.
Nồng độ glucose quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng xấu tới hoạt động của cơ thể. Do đó, việc theo dõi nồng độ glucose có lợi cho việc hiểu nhu cầu điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống hoặc tập thể dục cũng như hiểu rõ được tình trạng sức khỏe của chúng ta.
2. 7 tác động của glucose đối với sức khỏe
2.1 Đảo ngược tình trạng kháng insulin
Chúng ta đã nói rất nhiều về việc rối loạn điều hòa glucose góp phần phát triển tình trạng kháng insulin, có liên quan chặt chẽ đến béo phì, cholesterol cao, chất béo trung tính cao và sự phát triển của các bệnh mãn tính như tiền tiểu đường, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch.
Sự biến đổi glucose cao khiến cơ thể phải làm việc chăm chỉ hơn (sản xuất nhiều insulin hơn) để giữ lượng glucose ở mức bình thường, từ đó gây ra tình trạng kháng insulin vô cùng có hại cho sức khỏe.
Việc đảo ngược tình trạng kháng insulin là rất quan trọng để đảo ngược hoặc tránh mắc các bệnh như tiểu đường loại 2, béo phì, tiền tiểu đường và không dung nạp glucose. Nó cũng có thể giúp giảm thiểu tình trạng đa nang buồng trứng, mệt mỏi mãn tính và các rối loạn viêm như viêm khớp dạng thấp.
Mặc dù tình trạng kháng insulin rất phức tạp và ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy ba cơ chế mạnh mẽ nhất để đảo ngược tình trạng này là tập thể dục, ăn kiêng và giảm mức đường huyết.
Trọng tâm của việc đảo ngược tình trạng kháng insulin là ổn định lượng đường trong máu và có một chế độ sinh hoạt lành mạnh.
2.2 Cải thiện sức khỏe nội tiết tố
Nếu lượng glucose không ổn định sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống nội tiết – có vai trò sản sinh ra hormone.
Khi hormone bị gián đoạn, các hệ thống trong cơ thể cũng bắt đầu bị phá vỡ. Tất cả mọi thứ từ hormone gây căng thẳng, kháng insulin, hormone giới tính, hormone điều chỉnh sự thèm ăn và hormone liên quan đến chức năng của các cơ quan đều có thể bị ảnh hưởng bởi lượng đường trong máu.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng kháng insulin sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất estrogen ở nữ giới. Điều này có thể làm chị em phải đối mặt với việc tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Đường huyết cao cũng liên quan đến việc tăng nồng độ cortisol, một loại hormone gây căng thẳng mà khi tăng cao theo thời gian có thể góp phần gây viêm, tăng cân và các bệnh chuyển hóa liên quan.
2.3 Quản lý cân nặng
Sự biến đổi glucose cao (thường xuyên đạt đỉnh và đáy) và lượng đường huyết lúc đói tăng cao có liên quan đến tình trạng kháng insulin, có thể dẫn đến tăng cân không mong muốn và khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn.
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tín hiệu insulin và chức năng của protein vận chuyển do insulin điều khiển sẽ giảm ở những người có nhiều mô mỡ hơn, ngay cả khi họ có mức đường huyết bình thường. Tương tự, những người từng béo phì/thừa cân và giảm cân cho thấy mức độ nhạy cảm với insulin tăng lên, và việc giảm cân đã giúp họ giảm tình trạng kháng insulin.
2.4 Năng lượng ổn định, tăng khả năng tập trung
Đường huyết tăng cao – đường huyết lúc đói cao hoặc do bữa ăn chứa nhiều carbohydrate tinh chế – có thể dẫn đến cảm giác uể oải, mệt mỏi hoặc khiến chúng ta bị sương mù não. Khi lượng đường trong máu được kiểm soát tốt và độ nhạy insulin tăng lên, chúng ta sẽ có được nguồn năng lượng bền vững và thoát khỏi tình trạng uể oải vào buổi chiều.
2.5 Tâm trạng được cải thiện
Một số nghiên cứu ở bệnh nhân tiểu đường cho thấy mức đường huyết thấp có liên quan đến cảm giác lo lắng và đường huyết cao kèm theo sự thất vọng và kích động.
Giữ lượng glucose trong phạm vi cho phép và tránh những biến động quá mức có thể giúp kiểm soát sự thay đổi tâm trạng và tỉnh táo, lạc quan hơn thay vì phải chống lại cảm giác tiêu cực và cáu kỉnh.
2.6 Cảm giác thèm ăn
Khi ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, dẫn đến việc sản xuất quá nhiều insulin để theo kịp mức tăng đột biến. Một khi tình trạng sản xuất quá mức insulin bắt đầu, lượng đường trong cơ thể sẽ giảm xuống, khiến chúng ta thèm ăn thực phẩm nào đó chứa đường để đưa đường huyết về mức an toàn.
Ngay cả lượng đường trong máu thấp nhẹ (trong khoảng 60-80 mg/dL) cũng làm tăng nhu cầu ăn các loại thực phẩm giàu calo, ngon miệng. Bằng cách kiểm tra lượng đường trong máu, chúng ta có thể vượt qua cảm giác thèm ăn.
2.7 Da
Lượng đường trong máu tăng đột biến sẽ làm tăng nồng độ insulin, có thể làm tăng sản xuất hormone giới tính gọi là androgen, có liên quan đến sức khỏe của da. Khi nồng độ insulin cao, nội tiết tố androgen phải tăng sản xuất bã nhờn và tế bào sừng, khiến da có cảm giác dày và nhờn, dẫn đến nổi mụn không mong muốn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn có lượng đường huyết thấp có thể làm giảm các vấn đề về mụn trứng cá.
3. Cách kiểm soát đường huyết hiệu quả
Theo như BSCKII. Hồ Cao Cường – Giám đốc chuyên môn tại Bệnh Viện HTSS & Nam Học Sài Gòn cho biết, có rất nhiều cách giúp chúng ta kiểm soát đường huyết. Trong đó, có 3 cách hiệu quả nhất đó là:
3.1 Ngủ đủ giấc
Quá trình chuyển hóa glucose và giấc ngủ có liên quan chặt chẽ với nhau. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến việc quản lý glucose bằng cách tăng nồng độ cortisol trong máu. Hormone căng thẳng này kích hoạt quá trình tân tạo glucose, quá trình sản xuất glucose từ các nguồn khác ngoài carbohydrate.
Sáu ngày thiếu ngủ có thể liên quan đến việc tăng nồng độ cortisol vào buổi tối và tăng nồng độ hormone vào ban đêm. Kết quả là, nó có thể dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong việc hấp thu glucose vào cơ. Cả hai tình trạng này cũng có thể làm giảm độ nhạy insulin. Leptin và ghrelin là hai loại hormone liên quan đến cảm giác thèm ăn và bị ảnh hưởng bởi thời gian ngủ. Thiếu ngủ khiến 2 hormone bị ảnh hưởng từ đó dẫn tới sự bất thường trong quá trình trao đổi chất. Góp phần gây ra các bệnh như tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.
Do đó việc ngủ đủ giấc sẽ góp phần giúp cơ thể duy trì lượng glucose ổn định.
3.2 Tập thể dục thường xuyên
Tùy thuộc vào hoạt động, tập thể dục có thể giúp chúng ta duy trì mức glucose, tính linh hoạt trong trao đổi chất hoặc khả năng sử dụng chất béo và glucose làm nguồn năng lượng.
Rèn luyện sức đề kháng, các bài tập nhẹ nhàng như yoga, chạy bộ hay bơi lội đều cần phải sử dụng tới năng lượng và ảnh hưởng tới mức đường huyết.
3.3 Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp giúp chúng ta duy trì hoặc giảm lượng đường trong máu.
Chỉ số đường huyết trên 70 được coi là các thực phẩm có lượng đường cao. Còn chỉ số GI dưới 50 là những thực phẩm có lượng đường thấp. Lượng đường trong máu tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào việc cơ thể hấp thu các thực phẩm như thế nào.
So với thực phẩm có GI cao, thực phẩm GI thấp sẽ khiến mức glucose ít thay đổi hơn. có liên quan đến ít biến đổi về mức đường huyết hơn. Theo nghiên cứu, chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo làm giảm chứng rối loạn lipid máu mà không làm tăng mức cholesterol xấu trong máu.
Ngoài ra, điều quan trọng là tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều đường, chất béo chuyển hóa và carbs đơn giản, cũng như những thực phẩm có chỉ số GI và đường huyết cao. Ngoài ra, chế độ ăn kiêng lành mạnh có thể làm giảm tình trạng kháng insulin.
Việc kiểm tra lượng đường trong máu liên tục có thể giúp chúng ta quản lý và duy trì chúng trong phạm vi lý tưởng. Đồng thời cũng cho chúng ta biết nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng và giảm. Theo dõi giấc ngủ, căng thẳng, dinh dưỡng và tập thể dục cũng giúp chúng ta xác định cách sống một lối sống lành mạnh hơn.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện tiên phong trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. Bệnh viện cung cấp các dịch vụ xét nghiệm giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe của các cặp vợ chồng trước khi chuẩn bị mang thai.
Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, có nhiều năm thâm niên trong ngành, được đào tạo chuyên môn bài bản và đã chữa khỏi nhiều ca bệnh trong đó có những ca khó nhất.
Trang thiết bị vật chất của viện hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển nhất trên thế giới, giúp các xét nghiệm được chính xác nhất và góp phần cho việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: