Viêm mào tinh hoàn và những biến chứng nguy hiểm
Viêm mào tinh hoàn là bệnh lý chỉ có ở nam giới và có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi. Viêm tinh hoàn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho cánh mày râu.
1. Viêm mào tinh hoàn là gì?
Viêm mào tinh hoàn là một bệnh lý có biểu hiện đặc trưng là các cơn đau, sưng. Thời gian bệnh thường không kéo dài quá 6 tuần.
Nguyên nhân gây ra bệnh thường là do nhiễm trùng và bệnh lây truyền qua đường tình dục và độ tuổi thường mắc bệnh là tư 14 – 35 tuổi. Triệu chứng lâm sàng phổ biến của viêm mào tinh hoàn đó là là đau dữ dội ở tinh hoàn.
Trong sinh sản, mào tinh hoàn là một bộ phận quan trọng của nam giới, nó có chức năng lưu trữ và cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng. Kích thước bình thường của chúng là từ 5 – 6cm.
Mào tinh hoàn có cấu trúc hình là ống thon dài, cuộn tròn nằm ở phía trên tinh hoàn. Nó được chia làm 3 đó là phần đầu, thân và đuôi tinh hoàn. Trong đó, phần đuôi là phần liên kết với ống dẫn tinh và cũng là nơi vận chuyển tinh trùng trưởng thành đến ống phóng tinh.
Vì do có một lượng chất lỏng khá lớn nên tình trùng ở tinh hoàn có dạng loãng. Khi tinh trùng di chuyển vào mào tinh hoàn, chúng sẽ được hấp thụ chất dinh dưỡng từ niêm mạc của mào tinh hoàn.
2. Triệu chứng đặc trưng viêm mào tinh hoàn
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh lý viêm mào tinh hoàn mà nam giới cần nắm rõ, đó là:
- Bìu đỏ, ấm, sưng lên
- Đau căng phần tinh hoàn, thường sẽ đau ở một bên trước
- Tiểu đau, tiểu gấp hoặc thường xuyên
- Dương vật tiết dịch
- Người bệnh sẽ bị đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới, vùng chậu
- Tinh dịch có máu
- Sốt (triệu chứng này thường ít gặp)
- Bệnh viêm mào tinh hoàn nếu kéo dài hơn sáu tuần hoặc tái phát thì được coi là bệnh mãn tính. Những triệu chứng của bệnh mãn tính này thường xuất hiện dần dần và đôi khi không xác định được nguyên nhân gây ra bệnh.
3. Nguyên nhân dẫn đến viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn xảy ra chủ yếu là do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc ở cơ quan sinh dục. Bên cạnh đó, cũng có những ca bệnh không do nhiễm trùng, tình trạng này có thể là do chấn thương.
3.1 Nguyên nhân từ nhiễm trùng
Viêm mào tinh hoàn do nhiễm trùng đây là tình trạng phổ biến nhất trong tổng số các ca bệnh. Bệnh xảy ra do vi khuẩn hoặc virus mang mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, làm tổn thương lớp niêm mạc của các bộ phận trong cơ thể trong đó có cả mào tinh hoàn.
Những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhiễm trùng này.
Do tinh hoàn và mào tinh hoàn nằm gần với bộ phận sinh dục nam giới. Khi nhiễm trùng, mào tinh hoàn nằm ở nơi gần nhất và khả năng cao sẽ tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.
Cho nên, các bệnh lây truyền qua đường tình dục là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn.
Nam giới dưới 35 tuổi, là những đối tượng thường bị viêm mào tinh hoàn do nhiễm trùng. Đặc biệt là vi khuẩn E.coli, Chlamydia và vi khuẩn lậu, chúng là những loại vi khuẩn được tìm thấy nhiều nhất trong các ca bệnh do nhiễm trùng.
Còn ở nam giới trên 35 tuổi, viêm mào tinh hoàn là do nhiễm trùng các loại vi khuẩn đường ruột gram âm.
Những người có tiền sử mắc bệnh, hệ tiết niệu yếu, người bệnh có đặt ống thông tiểu hoặc từng thực hiện thủ thuật tiết niệu là những đối tượng rất dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, viêm mào tinh hoàn do nhiễm trùng còn xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
- Người mắc các bệnh lây qua đường tình dục (giang mai, lậu, sùi mào gà,…)
- Nhiễm trùng đường tiểu
- Nhiễm trùng tuyến tiền liệt
- Quai bị
- Nhiễm virus, vi khuẩn lao (trường hợp này khá hiếm gặp)
3.2 Nguyên nhân không do nhiễm trùng
Tình trạng này xảy ra thường là từ những lý do, chẳng hạn kích ứng hóa chất và viêm thứ phát hoặc chấn thương.
Một số nguyên nhân gây viêm không do nhiễm trùng, đó là:
- Tắc nghẽn niệu đạo, ống dẫn tiểu
- Tuyến tiền liệt bị phì đại
- Người thông dẫn lưu bàng quang
- Người bị chấn thương đột ngột ở vùng háng
4. Viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn có gì khác nhau
Viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn là các bệnh giống nhau về triệu chứng, như tình trạng viêm, sưng tấy, đau đớn vùng bìu tinh hoàn.
Viêm mào tinh hoàn là bệnh lý viêm ống cuộn phía trên đầu tinh hoàn. Còn viêm tinh hoàn là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của tinh hoàn, bao gồm cả ống cuộn mào tinh hoàn.
Mọi người có thể hiểu rằng, viêm mào tinh hoàn là bệnh lý thuộc bệnh viêm tinh hoàn. Tuy nhiên, hai bệnh đều này có thể xảy ra cùng một lúc, phạm vi nhiễm trùng ở tinh hoàn có thể lan rộng lên đến phần mào tinh hoàn.
Cho nên, hai bệnh này không khác nhau nhiều nên chúng sẽ giống nhau cả phương pháp điều trị, đó là cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và nghỉ ngơi tại giường.
5. Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm mào tinh hoàn
Những đối tượng dưới đây sẽ có tỷ lệ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn cao hơn người có sức khỏe bình thường, cụ thể là:
- Nam giới ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là từ 20 – 39, còn ở người trung niên và người già thì hiếm khi mắc bệnh.
- Mắc bệnh lây qua đường tình dục.
- Người có nhiều bạn tình, quan hệ phóng khoáng, không sử dụng các biện pháp bảo vệ khi giao hợp.
- Người bị trùng đường tiết niệu mãn tính
- Người bị viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt
- Đường tiết niệu xuất hiện bất thường
- Chưa cắt hoặc không cắt bao quy đầu
- Người từng thực hiện thủ thuật ở tiết niệu như đặt ống thông tiểu,…
6. Bệnh viêm tinh hoàn có nguy hiểm không?
Bệnh viêm mào tinh hoàn nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nhưng hầu hết các trường hợp viêm mào tinh hoàn đều có thể khỏi bệnh hoàn toàn và không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nếu được chữa trị kịp thời.
Một số hậu quả của bệnh viêm mào tinh hoàn gây ra, đó là:
6.1 Vô sinh
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này. Nguyên nhân là do người bệnh không phát hiện sớm, dẫn đến tinh hoàn bị teo, dẫn đến tổn thương các tế bào sinh tinh.
6.2 Teo tinh hoàn
Nói một cách dễ hiểu nhất, đây là tình trạng một hoặc cả hai bên tinh hoàn của nam giới bị thay đổi kích thước so với ban đầu. Đó là nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng và hoạt động của tinh hoàn, làm cho việc sản xuất hormone nội tiết gặp khó khăn và làm cho chất lượng tinh binh suy giảm.
6.3 Áp xe vùng bìu
Nếu bệnh viêm mào tinh hoàn diễn tiến nặng hơn, là nguyên nhân các ổ mủ gây áp xe tinh hoàn xuất hiện, tình trạng này sẽ gây chèn ép các bộ phận lân cận, nghiêm trọng hơn là có thể gây hoại tử và vỡ tinh hoàn, đe dọa đến tính mạng của con người.
6.4 Viêm tinh hoàn
Nếu người bệnh mắc bệnh viêm mào tinh hoàn thì sẽ có nguy cơ cao sẽ bị viêm tinh hoàn.
Bệnh viêm tinh hoàn không khó điều trị nhưng nếu càng kéo dài thì sẽ càng gây nhiều khó khăn trong việc điều trị. Tình trạng này sẽ tạo điều kiện cho chứng viêm tinh hoàn phát triển.
7. Chẩn đoán viêm mào tinh hoàn
Nếu nghi ngờ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn, bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất để xem mức độ sưng, đau và phát hiện hạch bạch huyết vùng bẹn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia sẽ đem dịch tiết từ dương vật mang đi xét nghiệm, giúp chẩn đoán các bệnh lây qua đường tình dục. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện thêm một số thủ tục nhằm giúp đưa ra kết luận chính xác nhất, đó là:
- Người bệnh tiến hành khám trực tràng để kiểm tra có phải mắc bệnh liên quan tuyến tiền liệt (phì đại tuyến tiền liệt) hay không.
- Xét nghiệm công thức máu, như xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC).
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Xét nghiệm hình ảnh, như siêu âm để quan sát chi tiết về các cấu trúc bên trong tinh hoàn và các mô xung quanh bìu.
8. Điều trị viêm mào tinh hoàn
Việc điều trị viêm mào tinh hoàn tập trung vào điều trị nhiễm trùng và làm dịu các triệu chứng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm mào tinh phổ biến:
- Thuốc kháng sinh: thuốc thường được chỉ định dùng từ 4 – 6 tuần đối với bệnh mãn tính.
- Thuốc giảm đau: NSAIDs (Diclofenac, Ibuprofen) hoặc giảm đau gây nghiện (morphine).
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, chườm lạnh, tránh khuân vác vật nặng, kiêng quan hệ cho đến khi bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn.
- Thời gian để cơn đau biến mất hoàn toàn kéo dài khoảng từ vài tuần đến 3 tháng nếu tuân thủ và áp dụng đầy đủ các chỉ định của bác sĩ.
Nhưng nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau một thời gian dài sử dụng thuốc, thì các bác sĩ có thể chỉ định điều trị xâm lấn, đó là:
- Phẫu thuật: đây là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ phần tinh hoàn tùy theo từng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn cho các cặp vợ chồng. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các gói dịch vụ thăm khám để đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đang có ý định mang thai.
Với hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: