Khi mang thai cơ thể phụ nữ trở nên yếu đi và dễ mắc bệnh vì sức đề kháng của mẹ bị suy giảm. Vậy làm thế nào để tăng đề kháng cho mẹ bầu và giúp cho cả hai mẹ con đều được trải qua thai kỳ khỏe mạnh.

14 loại thực phẩm giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu
14 loại thực phẩm giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu

1. Vì sao lại cần tăng đề kháng cho mẹ bầu

Tăng đề kháng cho mẹ bầu là giúp xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc cho người phụ nữ khi mang thai, nhằm bảo vệ cả mẹ và con khỏi các nguy cơ gây bệnh từ vi khuẩn, vi rút và những yếu tố gây bệnh khác. Vai trò của việc tăng đề kháng cho mẹ bầu là:

Phòng ngừa nhiễm trùng thai kỳ: khi mang thai hệ miễn dịch của người mẹ bị suy giảm, nên tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng sẽ tăng cao, như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi,…

Bảo vệ thai nhi: hệ miễn dịch của người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus vào tử cung gây hại thai nhi. Hệ miễn dịch mạnh mẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng thai và hạn chế tối đa các biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.

Tạo điều kiện tốt cho cả thai kỳ và sinh nở: tăng đề kháng cho mẹ bầu giúp duy trì sức khỏe trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh luôn được khỏe mạnh. Đây là điều quan trọng cho cả mẹ và bé có thể trải qua thời kỳ mang thai an toàn và lành mạnh.

Tăng đề kháng cho mẹ bầu giúp tăng sức khỏe cho mẹ và bé
Tăng đề kháng cho mẹ bầu giúp tăng sức khỏe cho mẹ và bé

2. Thực phẩm giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu

Theo BSCKI. Phan Nguyễn Hoàng Vân – Trưởng khoa Khám bệnh tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn chia sẻ: “Bên cạnh tránh xa những yếu tố gây bệnh, thì việc ăn uống đủ chất, đủ bữa và thực phẩm đa dạng cũng là một trong những biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu”. Dưới đây là một số thực phẩm giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu, đó là:

2.1 Sữa chua

Các nhà khoa học đã chứng minh, mẹ bầu ăn một hộp sữa chua ít chất béo mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc cảm cúm ở người đang mang thai. Các vi khuẩn có lợi ở trong sữa chua giúp tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh, ngăn ngừa sự xâm nhập của các virus gây bệnh vào trong cơ thể. 

Phụ nữ mang thai có thể lựa chọn sữa chua không đường hoặc ít đường để hạn chế tăng cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Sữa chua là một trong những loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho mẹ bầu
Sữa chua là một trong những loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho mẹ bầu

2.2 Sữa ít béo

Ai cũng biết, sữa là một loại thực phẩm chứa nhiều Calci, Protein, vitamin D và photpho, đây là những chất quan trọng trong quá trình hình thành xương, răng, cơ, tim, dây thần kinh và tế bào máu. 

Khi mang thai, cơ thể sẽ tiêu thụ gấp đôi lượng Calci khoảng 1000mg/ ngày so với người bình thường. 

2.3 Chuối

Chuối là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều Kali, rất giàu năng lượng, giúp phụ nữ mang thai có thể chống lại cơn mệt mỏi khi ốm nghén. 

Chuối cũng giúp điều trị chứng táo bón trong thai kỳ. Chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, đây là một trong những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu được yêu thích.

Mẹ bầu kết hợp ăn chuối vào bữa sáng cùng với ngũ cốc, sữa chua và có thể uống thêm một ly nước cam để hoàn chỉnh dinh dưỡng cho bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.

Chuối chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu
Chuối chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu

2.4 Mật ong

Mật ong giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho mẹ bầu, chống lại các nguy cơ gây nhiễm trùng và ngăn chặn quá trình oxy hóa của cơ thể.

2.5 Quả cam 

Cam là một thực phẩm chứa lượng vitamin C dồi dào, kích thích các tế bào bạch cầu chống lại sự nhiễm trùng, giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu, xây dựng một hệ thống miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể chống chọi lại với bệnh tật. 

Nhưng trong quả cam chứa lượng đường không hề nhỏ. Để tránh tăng cân quá mức, mẹ bầu không nên uống nước ép cam quá thường xuyên, mà ăn trực tiếp để có thêm chất xơ, nhằm hỗ trợ tiêu hóa.

Quả cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu
Quả cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu

2.6 Trà gừng

Gừng được xem một loại gia vị có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là mẹ bầu. Sử dụng trà gừng túi lọc hoặc lát gừng tươi đều cho tác dụng giống nhau. 

Gừng có công dụng giúp tăng cường tuần hoàn và phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả, giảm thiểu triệu chứng nôn và buồn nôn.

2.7 Súp lơ xanh

Mỗi phụ nữ mang thai buộc phải hấp thu 400mcg Acid Folic mỗi ngày để bảo vệ thai nhi khỏi dị tật. Nguồn thực phẩm có chứa Acid Folic là các lá rau xanh đậm súp lơ xanh, các loại họ đậu.

Súp lơ xanh giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Loại thực vật chứa rất nhiều vitamin C, không những giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, mà còn giúp hấp thụ sắt hiệu quả.

2.8 Trứng gà

Đây được xem là một nguồn protein tuyệt vời, vì nó chứa tất cả các acid amin thiết yếu mà cơ thể cần.

Không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, mà trong trứng gà còn chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, công dụng giúp tăng đề kháng cho phụ nữ mang thai, giúp mẹ khỏe hơn và hạn chế tăng cân.

2.9 Thịt bò

Kẽm có trong thịt bò, thịt nạc, có tác dụng giúp phát triển các tế bào bạch cầu, qua đó có thể nhận biết và tiêu diệt các vi khuẩn, virus mang mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. 

Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng thịt heo nạc hoặc thay thế bằng thịt gà hay cá. Thực đơn đa dạng giúp cho mẹ vừa duy trì sức khỏe, vừa không bị chán ăn.

Để tăng đề kháng cho mẹ bầu nên có thịt bò trong thực đơn
Để tăng đề kháng cho mẹ bầu nên có thịt bò trong thực đơn

2.10 Cá

Cá hồi có nguồn acid béo, omega-3 dồi dào, có tác dụng làm giảm các chứng viêm sưng, tăng lượng oxy vào cơ thể và bảo vệ phổi khỏi bị nhiễm lạnh hoặc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Nhưng các bác sĩ khuyến cáo, mẹ bầu nên hạn chế ăn cá thu, cá ngừ vì có thể làm mẹ nhiễm độc thủy ngân.

2.11 Tỏi

Thành phần Allicin có trong tỏi, có tác dụng kháng khuẩn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người thường ăn khoảng 6 tép tỏi mỗi tuần, thì nguy cơ bị ung thư ruột kết giảm được 30% và tỷ lệ ung thư dạ dày là 50%.

Mẹ bầu nên bổ sung tỏi trong thực đơn hàng ngày. Nếu mẹ không may lỡ bị cảm hoặc ho thì cũng có thể sử dụng tỏi để chữa bệnh.

2.12 Nấm

Các loại như nấm đông cô, nấm linh chi,… nên được thêm vào bữa ăn mỗi ngày. Dựa theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm có tác dụng làm tăng khả năng sản sinh, cũng như kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu, các tế bào này có tác dụng chống lại các bệnh truyền nhiễm. 

Ngoài ra, còn một số loại như khoai lang, cà rốt hay bí đỏ, cũng góp phần xây dựng thành trì miễn dịch bền vững, tăng đề kháng cho mẹ bầu, chống lại các loại vi khuẩn, virus và một số tác nhân gây bệnh khác.

Nấm giúp tăng sản sinh tế bào bạch cầu có tác dụng tăng đề kháng cho mẹ bầu
Nấm giúp tăng sản sinh tế bào bạch cầu có tác dụng tăng đề kháng cho mẹ bầu

2.13 Quả bưởi

Đây là loại trái cây có lượng vitamin C dồi dào và rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết như là Vitamin B1, Vitamin B2, chất chống oxy hóa, Kali, Protein, Canxi, Sắt, có tác dụng tăng đề kháng cho mẹ bầu, cải thiện sức khỏe khi mang thai.

2.14 Trái cây sấy khô

Các loại hoa quả khô như mơ sấy, dâu tây, nam việt quất, chúng có thể giúp các mẹ bầu ngăn chặn nhiễm trùng đường tiểu. Bên cạnh đó, khi mang thai phụ nữ cần uống nhiều nước đặc biệt nước ấm. Nước sẽ có tác dụng đào thải những chất độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, giúp phòng chống bệnh tật.

Tăng đề kháng cho mẹ bầu nên lựa chọn trái cây sấy khô để ăn hằng ngày
Tăng đề kháng cho mẹ bầu nên lựa chọn trái cây sấy khô để ăn hằng ngày

3. Những cách giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu

Ăn uống không phải là con đường duy nhất để tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Có rất nhiều cách giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, đó là:

3.1 Tập luyện thể thao hàng ngày

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ không nên hoạt động quá sức. Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền, giúp giảm nguy cơ phù nề và táo bón.

Mẹ bầu cũng cần vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước muối. Dùng nước muối để súc miệng khi thức dậy, sau đó uống 1 ly nước ấm, không những giúp phòng ngừa cảm cúm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng, lợi.

Thư giãn, tập thể dục điều độ cũng giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu
Thư giãn, tập thể dục điều độ cũng giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu

3.2 Chế độ sinh hoạt hợp lý

Nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai nên duy trì những thói quen lành mạnh như sau:

Đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ giấc: chất lượng giấc ngủ có thể giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu trong quá trình mang thai.

Giữ tinh thần lạc quan: căng thẳng, buồn phiền có thể làm tăng cortisol, khiến chức năng miễn dịch bị yếu dần đi. Mẹ bầu có thể giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, thiền, hoặc nghe nhạc.

Không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, các chất gây nghiện.

3.3 Tăng đề kháng cho da

Việc chăm sóc vệ sinh toàn thân mỗi ngày bằng sữa tắm, có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh, giúp tăng đề kháng cho da.

Vì da là nơi đầu tiên tiếp xúc với các tác nhân gây hại như môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, kháng nguyên. Đây còn là nơi trú ngụ của hàng triệu vi khuẩn gây bệnh. Một khi sức đề kháng của da bị suy giảm, vi khuẩn gây bệnh sẽ tận dụng cơ hội này để xâm nhập vào cơ thể, gây ra một số bệnh phổ biến như cảm, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp và điều này có thể dẫn đến những đến những biến chứng thai kỳ nguy hiểm.

Chăm sóc da kỹ càng cũng là cách giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu
Chăm sóc da kỹ càng cũng là cách giúp tăng đề kháng cho mẹ bầu

Bên cạnh cung cấp dịch vụ điều trị vô sinh hiếm muộn, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn còn cung cấp các gói khám thai định kỳ. Quy tụ đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành.

Ngoài ra, cơ sở vật chất và trang thiết bị máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ các nước có nền y tế phát triển nhất trên thế giới. Điều này góp phần cho các xét nghiệm được chính xác hơn và làm tăng hiệu quả của việc điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://s.net.vn/F84M
  2. https://s.net.vn/gj2k
  3. https://www.hindustantimes.com/lifestyle/health/pregnant-7-immunity-boosters-every-expecting-mother-should-have-101675756835881.html