Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu hết ốm nghén – con khỏe mạnh
3 tháng đầu thai kỳ là cột mốc quan trọng cho cả mẹ và thai nhi. Vậy thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu sẽ có những gì để cho em bé phát triển khoẻ mạnh.
1. Tại sao dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu lại quan trọng
Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu giúp cho mẹ bầu có thể kiểm soát cân nặng và tình trạng sức khỏe của mình. Trong suốt các giai đoạn tam cá nguyệt, mẹ bầu 3 tháng đầu sẽ tăng cân từ 1 – 2kg tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe. Số cân nặng tăng lên này sẽ được phân bổ hợp lý vào từng thời kỳ cụ thể của thai kỳ, mục đích là tăng cường sự phát triển toàn diện của thai nhi và hỗ trợ em bé chào đời khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia, 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là thời kỳ vô cùng quan trọng cho cả mẹ và bé. Vì đây chính là tiền đề cho sự phát triển khoẻ mạnh của thai nhi trong 6 tháng tới. Nguồn dinh dưỡng chính nuôi thai nhi đều đến từ dinh dưỡng do mẹ cung cấp, đi theo đường máu truyền qua nhau thai.
Vì thế mẹ bầu 3 tháng đầu cần được theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng một cách cẩn thận. Tất cả các thực phẩm mẹ nạp vào đều nên tuân thủ theo khuyến nghị của bác sĩ dinh dưỡng. Không phải cứ nạp nhiều là tốt, cơ thể mẹ và thai nhi cần nguồn dinh dưỡng đúng và đủ.
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ các nhóm chất không chỉ giúp mẹ tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật mà còn giúp thai nhi giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh và phát triển toàn vẹn.
Tham khảo thêm: Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa đủ chất – khỏe mạnh
2. Yếu tố dinh dưỡng trong thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên tăng khoảng 1 – 2kg, tuy nhiên đối với một số mẹ đang bị thừa cân và béo phì thì nên giữ mức cân nặng ổn định. Nếu tăng cân quá mức mẹ dễ mắc các bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới cả 2 mẹ con như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật. Các dưỡng chất không thể thiếu trong thực đơn là:
2.1 Calci
Calci không chỉ giúp xương mẹ chắc khoẻ hơn, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương mà còn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình đông máu và hệ thần kinh mẹ bầu 3 tháng đầu được diễn ra một cách bình thường.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mẹ bầu 3 tháng đầu cần bổ sung lượng Calci dao động khoảng từ 800 – 1000mg. Theo thời gian thai nhi phát triển, nhu cầu Calci của mẹ cũng tăng lên. Nếu mẹ không bổ sung đủ lượng Calci cần thiết thì các khớp xương hoạt động kém đi, thường xuyên đau nhức. Không chỉ thế, em bé khi sinh ra còn bị chậm lớn hoặc còi xương.
2.2 Acid Folic
Đây được xem là dưỡng chất mà bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng cần phải bổ sung thường xuyên và liên tục nếu muốn hệ thần kinh của em bé phát triển bình thường. Acid Folic làm giảm nguy cơ không bị nứt đốt sống hoặc mắc các dị tật ống dây thần kinh ở thai nhi. Lượng Acid Folic cần thiết mẹ nên nạp vào cơ thể là khoảng 500mcg.
2.3 Sắt
Sắt là dưỡng chất bắt buộc phải có trong thực đơn hàng ngày của mẹ bầu 3 tháng đầu. Sắt giữ vai trò không thể thiếu trong quá trình hình thành các tế bào máu mới, đảm bảo quá trình vận chuyển Oxy đi nuôi dưỡng các mô và cơ quan trong cơ thể mẹ và bé.
Khi cơ thể bị thiếu sắt, mẹ bầu sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ liên miên, da nhợt nhạt xanh xao. Em bé sinh ra phải đối mặt với tình trạng thiếu cân, kém phát triển, nguy hiểm hơn là sinh non. Lượng sắt chị em cần bổ sung nên trong khoảng 30 – 60mg.
2.4 Protein
Protein giúp cấu tạo, duy trì, nuôi dưỡng và phát triển các mô trong cơ thể. Nếu muốn thai nhi phát triển tốt, mẹ không thể thiếu được Protein trong suốt quãng thời gian mang thai.
2.5 Vitamin C và D
Đây là hai loại vitamin thiết yếu, cần phải có trong suốt 3 giai đoạn tam cá nguyệt. Vitamin C ngoài việc thúc đẩy các mạch máu, cơ xương khớp của thai nhi phát triển, nó còn giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng để chống lại các virus gây ốm. Còn vitamin D lại hỗ trợ quá trình hấp thụ Calci của mẹ và bé được tốt hơn.
3. 6 thực phẩm giúp mẹ bầu hết ốm nghén
Trong 3 tháng đầu mang thai, việc ốm nghén là điều không tránh khỏi. Tùy theo sức khoẻ và cơ thể từng người, sẽ có những mẹ bầu 3 tháng đầu hầu như không trải qua cảm giác nôn nghén. Tuy nhiên đại đa số chị em đều sẽ phải đối mặt với việc bị những cơn buồn nôn “hành hạ”.
Theo BSCKII. Hồ Cao Cường – Giám đốc Chuyên môn tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn chia sẻ thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu phải có 6 thực phẩm sau chấm dứt cơn ốm nghén:
3.1 Gừng
Gừng chứa hai hợp chất là Gingerol và Shogaol. Ngoài chữa trị chứng rối loạn tiêu hoá, thì gừng còn có công dụng kiểm soát các cơn buồn nôn vô cùng hiệu quả. Mỗi buổi sáng, mẹ bầu hãy duy trì thói quen uống một ly nước gừng ấm pha cùng với một thìa mật ong và một thìa nước cốt chanh.
Nếu trong ngày vẫn có cơn buồn nôn kéo đến, mẹ bầu uống thêm hỗn hợp nước mía hoà cùng nước ép gừng tươi. Duy trì khoảng một tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3.2 Bánh mì, bánh quy nguyên cám
Những loại thực phẩm này vừa ít đường lại chứa lượng lớn Carbohydrate sẽ giúp mẹ bầu trung hòa acid dạ dày, giảm cơn buồn nôn. Mẹ có thể dùng bánh quy thay thế bữa ăn phụ, ăn xế.
3.3 Quả me
Loại quả này được coi là khắc tinh của những cơn buồn nôn. Cho quả me vào nước và đun sôi, sau đó chắt lấy nước uống. Ngày uống từ 2- 3 cốc sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ hoàn toàn cơn nôn nghén.
3.4 Các loại quả như dưa hấu, chuối
Dưa hấu giúp mẹ bù nước sau cơn nôn. Chuối thì chứa hàm lượng kali đáng kể, không chỉ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu thoải mái hơn sau khi nôn mà còn giúp ngăn được cơn ốm nghén kịp thời.
3.5 Củ cải
Củ cải có tác dụng kìm hãm cơn buồn nôn rất tốt. Với cách chế biến đơn giản, mẹ bầu có thể ép lấy nước uống hoặc làm các món mặn từ củ cải như thịt kho củ cải, củ cải xào, để ăn hàng ngày.
3.6 Khoai lang và khoai tây
Không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa rất nhiều các vitamin thiết yếu như vitamin B6, vitamin C, Phốt pho. Đồng thời chất bột đường có trong khoai lang và khoai tây còn giúp giảm lượng dịch acid trong dạ dày, mẹ bầu 3 tháng đầu sẽ không còn cảm giác buồn nôn nữa.
Đây là 6 thực phẩm có công dụng rất tốt trong việc trị dứt điểm cơn ốm nghén của mẹ bầu. Các thực phẩm này đều phổ biến và rất dễ kiếm cho nên hãy cố gắng bổ sung chúng vào thực đơn hằng ngày.
Tuy nhiên nếu đã áp dụng mà ốm nghén vẫn kéo dài không có sự thay đổi thì mẹ bầu nên gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và có các biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.
4. Xây dựng thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu cần lưu ý những gì?
Để xây dựng một thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu vừa phù hợp lại vừa khoa học, cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn những loại thực phẩm dễ tiêu để hạn chế tình trạng khó tiêu.
- Các thực phẩm tươi sống sau khi chế biến phải đảm bảo đã chín hoàn toàn. Tránh xảy ra tình trạng ngộ độc, tiêu chảy.
- Trong 3 tháng đầu, người mẹ thường xuyên phải đối mặt với cơn ốm nghén, ngoài việc bổ sung các thực phẩm đặc trị cơn buồn nôn, mẹ bầu cũng nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để dễ ăn hơn.
- Nên uống nước trước bữa ăn khoảng 15 phút. Không nên uống nước trong khi ăn vì sẽ khiến mẹ bầu nhanh no hơn.
- Đảm bảo uống đủ lượng nước mỗi ngày. Có thể thay thế bằng nước ép từ các loại trái cây tươi hoặc sữa hạt.
- Hạn chế tối đa các nhóm thực phẩm nhiều mỡ hoặc cay nóng. Không nên tiêu thụ đồ ăn nhanh.
- Nạp đủ lượng đường và lượng muối cần thiết, không nạp dư thừa tránh tình trạng bị mắc cao huyết áp hoặc tiểu đường thai kỳ.
- Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lá điện tử hay đồ uống có cồn như rượu, bia.
Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu đầy đủ dinh dưỡng là một trong những yếu tố tiên quyết trong việc quyết định sức khoẻ của mẹ có ổn định và sự phát triển khoẻ mạnh của em bé. Vì thế mẹ bầu cần lưu ý để có một chế độ ăn uống khoa học nhưng đầy đủ chất, đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con trong suốt thai kỳ.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, bệnh viện còn cung cấp dịch vụ thăm khám thai cho các mẹ bầu. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, đã chữa khỏi và đem hạnh phúc cho rất nhiều gia đình trên khắp cả nước.
Ngoài ra, bệnh viện còn được hỗ trợ trang thiết bị hiện đại, tân tiến, được nhập khẩu từ nước ngoài, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn, góp phần cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: