3 tháng giữa người mẹ sẽ bớt hoặc không còn bị ốm nghén nữa. Thai nhi đang lớn dần và các bộ phận trên cơ thể bắt đầu hình thành nên thực đơn cho người mẹ bầu 3 tháng giữa cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh.

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa
Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa

1. Dinh dưỡng đối với mẹ bầu 3 tháng giữa

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa nên được xây dựng một cách khoa học và có nhiều loại thực phẩm đa dạng, sẽ giúp cho thai phụ luôn khỏe mạnh. Đồng thời em bé cũng lớn dần lên theo từng ngày nên sẽ cần nhiều dưỡng chất hơn. Cho nên mẹ cần tăng khẩu phần ăn hằng ngày, bổ sung các thực phẩm giàu Sắt, Kẽm, Calci, Acid Folic để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

Nếu nguồn dưỡng chất không đủ để nuôi bào thai, sức khoẻ của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không những thế mẹ bầu còn phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường. 

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất không đồng nghĩa với việc mẹ bầu cứ ăn càng nhiều càng tốt, bổ sung càng nhiều vitamin càng có lợi. Mẹ bầu cần tuân theo thực đơn cố định, chỉ nạp đủ chứ không nạp dư thừa.

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa giúp cho mẹ luôn khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai
Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa giúp cho mẹ luôn khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai

Tham khảo thêm: Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối đầy đủ nhất năm 2023

2. Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn gì

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thời điểm 3 tháng giữa khẩu phần ăn của mẹ cần tăng lên từ 300 – 400 calo mỗi ngày. Các thực phẩm bắt buộc phải có trong thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa đó là:

2.1 Sữa ít béo

Mẹ bầu nên uống nhiều sữa hơn ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ trở đi để cung cấp lượng Calci cho cơ thể. Nếu việc uống sữa khiến mẹ dễ ngán, mẹ có thể thay thế bằng các sản phẩm được làm từ sữa như phô mai, sữa chua cho đa dạng hơn. Calci không chỉ giúp mẹ tránh được nguy cơ bị loãng xương mà còn hỗ trợ thai nhi trong quá trình phát triển răng, hệ thần kinh và xương.

Phô mai là nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa vì chúng cung cấp rất nhiều Calci
Phô mai là thực phẩm nên có trong thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa vì cung cấp rất nhiều Calci

2.2 Thịt bò

Thịt bò chứa rất nhiều Sắt nên đây là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn. Phần thịt lý tưởng nhất cho mẹ bầu lựa chọn là phần thịt nạc, không nên chọn phần thịt có nhiều gân để giảm tiêu thụ chất béo.

2.3 Tôm

Trong tôm chứa Calci và Kẽm vô cùng nhiều mà lượng thuỷ ngân lại thấp nên việc bổ sung tôm vào thực đơn hằng ngày của mẹ vừa bổ sung dinh dưỡng mà vừa không gây hại tới cơ thể.

2.4 Các loại hạt

Các chất béo có lợi từ macca, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều sẽ giúp não bộ của thai nhi được phát triển một cách vượt trội.

Các loại hạt cung cấp rất nhiều chất béo tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa
Các loại hạt cung cấp rất nhiều chất béo tốt cho mẹ bầu 3 tháng giữa

2.5 Vitamin B9

Vitamin B9 hay còn gọi là axit folic có vai trò không thể thiếu trong quá trình thai nhi phát triển, tăng trưởng và phân chia tế bào. Hơn nữa vitamin B9 còn giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như chẻ đôi cột sống, thai vô sọ thường gặp ở thai nhi. 

Mẹ bầu 3 tháng giữa có thể tìm các thực phẩm thiên nhiên chứa rất nhiều axit folic kể đến như măng tây, các loại đậu, rau xanh, dưa vàng.

2.6 Vitamin K

Mẹ bầu không thể thiếu vitamin K trong thực đơn dinh dưỡng. Vitamin K hỗ trợ cơ thể cầm máu, ngăn ngừa chứng máu khó đông nên rất hữu ích trong việc sơ cứu tình trạng chảy máu ở thai phụ. dầu hướng dương, dầu đậu tương là 2 loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin này. Lượng dung nạp vitamin K hằng ngày vào cơ thể mẹ bầu là 150mcg.

2.7 Omega 3

Omega 3 không chỉ làm giảm nguy cơ mẹ bầu bị tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ mà còn hỗ trợ hệ não bộ, hệ thần kinh của thai nhi phát triển. Cá hồi, hạt chia, súp lơ, dầu gan cá, rong biển là những thực phẩm rất giàu Omega 3.

Thực đơn mẹ bầu 3 tháng giữa nên có nhiều rau xanh nhằm hạn chế táo bón
Thực đơn mẹ bầu 3 tháng giữa nên có nhiều rau xanh nhằm hạn chế táo bón

2.8 Iot

Nếu mẹ bầu không nạp đủ lượng iot cần thiết, nguy cơ sảy thai sẽ rất cao. Thậm chí thai nhi có thể bị chết lưu hoặc chậm phát triển trí tuệ suốt đời. Mẹ bầu nên bổ sung lượng iot từ các thực phẩm tự nhiên như cá biển và rong biển.

2.9 Kẽm

Lượng kẽm mẹ bầu cần nạp vào cơ thể hằng ngày là 20mg. Khi mẹ bầu thiếu kẽm, em bé khi chào đời sẽ thường nhẹ cân, thấp bé hoặc mang các khuyết tật bẩm sinh.

2.10 Nước

Mẹ bầu 3 tháng giữa cần uống ít nhất 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Bởi nước không chỉ có trách nhiệm vận chuyển các chất dinh dưỡng đến tế bào máu, mà còn giúp hình thành nước ối, tạo ra mô mới, cải thiện tiêu hoá và loại bỏ độc tố. 

Mẹ có thể uống nước dừa đan xen để thay thế nước lọc. Tuyệt đối không uống rượu, bia, thức uống chứa cafein vì sẽ cản trở sự tăng trưởng của thai nhi.

Mẹ bầu 3 tháng giữa nên uống nhiều nước để giúp thanh lọc cơ thể
Mẹ bầu 3 tháng giữa nên uống nhiều nước để giúp thanh lọc cơ thể

3. Mẹ bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì? 

Bên cạnh những thực phẩm bắt buộc phải có, trong thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa cũng cần phải tránh một số sản phẩm gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như sau:

  • Đồ cay nóng dầu mỡ sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên ợ nóng.
  • Hạn chế sử dụng nhiều bột ngọt và muối trong món ăn vì sẽ làm tăng tình trạng phù nề.
  • Cá biển chứa hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá thu vua. Khi cơ thể nạp quá lượng thuỷ ngân cho phép sẽ khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ bị sảy thai, hoặc thai nhi kém phát triển hệ thần kinh.
  • Nội tạng động vật đặc biệt là gan. Gan là nơi tiếp nhận độc tố cho nến nó có thể chứa nhiều kim loại nặng hoặc virus vi khuẩn gây hại.
  • Thực phẩm chưa được chế biến kỹ sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm độc, rối loạn tiêu hoá của mẹ bầu 3 tháng giữa.
  • Các loại đồ uống có cồn.
Cá ngừ là một trong những loại cá chứa nhiều thủy ngân mà mẹ bầu 3 tháng giữa không nên ăn
Cá ngừ là một trong những loại cá chứa nhiều thủy ngân mà mẹ bầu 3 tháng giữa không nên ăn

4. Một số lưu ý để mẹ bầu 3 tháng giữa có một thai kỳ khỏe mạnh

4.1 Nhớ các mốc khám thai quan trọng và đi khám thai đầy đủ

Khi biết bản thân mang thai, ngoài việc thay đổi dinh dưỡng mẹ bầu cũng cần chú ý tới các mốc khám thai quan trọng đó là 8 tuần, 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Mẹ bầu cần đi khám thai đầy đủ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Việc siêu âm thai thường xuyên còn giúp mẹ bầu 3 tháng giữa theo dõi được tình hình phát triển của thai nhi và sự thay đổi thể chất của cơ thể mình. Nên khám thai ở các địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để thai kỳ được chăm sóc một cách tốt nhất.

4.2 Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ trở nên mệt mỏi hơn bình thường. Vì thế mẹ cũng cần ngủ nhiều giờ hơn để đảm bảo sức khỏe (nên ngủ từ 8,5 – 9,5 tiếng mỗi ngày). Nếu đang làm việc mà thấy mệt mỏi, mẹ nên nghỉ ngơi ngay lập tức. Cùng với đó, mẹ bầu cũng nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên. 

Một số bài tập mẹ có thể tập như: yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe,… vừa giúp thư giãn tinh thần lại vừa giúp mẹ bầu 3 tháng giữa cải thiện giấc ngủ và tình trạng táo bón.

Đồng thời sức đề kháng của mẹ bầu cũng được tăng lên, bảo vệ thai nhi khoẻ hơn. Mẹ bầu cũng nên nhớ, trước khi tập luyện cần khởi động kỹ để tránh bị chuột rút, không tập ở những nơi trơn trượt dễ ngã. Sau khi tập xong cần phải bổ sung đủ lượng nước và calo cho cơ thể.

Tập yoga cũng là một cách giúp mẹ bầu 3 tháng giữa cải thiện tâm trạng
Tập yoga cũng là một cách giúp mẹ bầu 3 tháng giữa cải thiện tâm trạng

4.3 Tăng cường hệ miễn dịch

Để mẹ bầu có một thai kỳ phát triển toàn diện thì hệ miễn dịch là yếu tố then chốt không thể thiếu. Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể tránh các loại virus, vi khuẩn, độc tố gây bệnh hoặc các tác nhân khác có hại với cơ thể. Đặc biệt đối với mẹ bầu, khi mang thai cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi, mẹ sẽ dễ ốm hơn nếu hệ miễn dịch suy yếu. 

Để tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú trọng rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng, thực đơn hằng ngày. Cần lưu ý nạp đầy đủ các dưỡng chất đã đề cập ở trên và cũng cần phải tránh các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe. 

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện tiên phong trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản và nam học tại Sài Gòn. Ngoài những dịch vụ thăm khám, điều trị hiếm muộn, bệnh viện còn có dịch vụ thăm khám thai dành cho những phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ.

Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, sẽ giúp cho những người mẹ có thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo sức khoẻ 2 mẹ con từ lúc mang thai cho đến khi chào đời.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.momjunction.com/articles/2nd-month-pregnancy-diet-foods-eat-avoid_00115
  2. https://www.parents.com/pregnancy/my-body/nutrition/prenatal-meal-plan
  3. https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/food-news/10-foods-to-eat-during-pregnancy-for-a-healthy-baby/articleshow/67471406.cms