Uốn ván là bệnh rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ khi mang thai. Tiêm phòng ngừa bệnh uốn ván là việc cần thiết cho mẹ bầu để đảm bảo thai kỳ khoẻ mạnh. Vậy “mẹ mang thai IVF có nên tiêm phòng uốn ván?” Bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời cho vấn đề này.

Tìm hiểu thai IVF có nên tiêm phòng uốn ván?
Tìm hiểu thai IVF có nên tiêm phòng uốn ván?

1. Thai IVF có nên tiêm phòng uốn ván?

Câu trả lời là . Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc khám và quản lý thai nghén. Thai IVF và thai tự nhiên đều phát triển hoàn toàn bình thường và giống nhau. Khi mẹ bầu được tiêm phòng uốn ván sẽ có hệ miễn dịch trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng uốn ván khi mẹ chuyển dạ.

Bên cạnh đó việc tiêm phòng uốn ván cũng giúp em bé tránh nhiễm trùng uốn ván sau sinh. Vaccine tiêm phòng uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định, vì vậy sẽ không gây hại cho cả mẹ và bé. Nên các mẹ hoàn toàn yên tâm tiêm phòng để tránh được các tác nhân gây hại cho cả mẹ và bé nhé!

Tham khảo thêm: Mẹ bầu thai IVF có nên đi làm? Tất tần tật lưu ý khi mang thai IVF

2. Bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra trong các vết thương bị ô nhiễm. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh trung ương và toàn bộ cơ thể, nguy cơ cao có thể gây tử vong.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này ở bất cứ mùa nào trong năm. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh này từ 25 – 90%. Ở vùng nông thôn sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn, nhất là những người không tiêm vaccine phòng ngừa bệnh.

3. Nguyên nhân gây nên uốn ván

Vi khuẩn Clostridium tetani là nguyên nhân gây nên uốn ván
Vi khuẩn Clostridium tetani là nguyên nhân gây nên uốn ván

Nguyên nhân chính gây ra bệnh uốn ván là sự xâm nhập của vi khuẩn Clostridium tetani qua các vết thương, vết trầy xước hoặc vùng da bị tổn thương. Vi khuẩn này thường có mặt trong đất, phân gia súc, phân của động vật và cả trong các môi trường không được khử trùng đầy đủ như các công cụ phẫu thuật cũ không được tiệt trùng.

Khi xâm nhập vào cơ thể qua vùng tổn thương, vi khuẩn Clostridium tetani có thể phát triển và tạo ra độc tố gây ra triệu chứng của bệnh uốn ván. Những triệu chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và đòi hỏi điều trị chuyên môn.

Việc bảo vệ khỏi bệnh uốn ván thường đòi hỏi tiêm phòng vaccine uốn ván để tạo miễn dịch. Tuy nhiên, trong trường hợp xâm nhập của vi khuẩn Clostridium tetani qua các vết thương hoặc tổn thương trên cơ thể, vi khuẩn này có thể tạo ra độc tố gây ra triệu chứng nghiêm trọng như co giật và cứng cơ.

4. Lý do mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván

Đối với người mẹ mang thai, trong quá trình “lâm bồn” vi khuẩn rất dễ xâm nhập qua các vết thương hoặc dây rốn đang cắt. Mẹ không tiêm phòng uốn ván cơ thể sẽ không có đề kháng chống lại virus gây bệnh nên rất dễ có nguy cơ mắc bệnh.

Mặt khác, virus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ thông qua đường sinh dục, sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Trẻ em mới sinh ra không có kháng thể chống lại virus hoặc tiếp xúc với dụng cụ y tế chưa qua khử trùng rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Để phòng tránh tốt nhất bệnh uốn ván có thể xảy ra, mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván ở 3 tháng cuối thai kỳ (tuần 27 – 36 thai kỳ).

5. Thời điểm thích hợp để mẹ bầu tiêm phòng uốn ván

Mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván để đảm bảo thai kỳ khoẻ mạnh
Mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván để đảm bảo thai kỳ khoẻ mạnh

Đối với những người chưa từng tiêm hoặc không biết về tiền sử tiêm vaccine uốn ván, hoặc chưa hoàn thành đủ 3 liều tiêm, thì lịch tiêm cơ bản sẽ như sau:

Liều 1: Tiêm càng sớm sau khi biết mang thai lần đầu.
Liều 2: Tối thiểu cách liều 1 một tháng.
Liều 3: Tối thiểu 6 tháng sau liều 2 hoặc khi có thai lần tiếp theo.
Liều 4: Tối thiểu 1 năm sau liều 3 hoặc khi có thai lần tiếp theo.
Liều 5: Tối thiểu 1 năm sau liều 4 hoặc khi có thai lần tiếp theo.

Người đã hoàn thành 3 liều vaccine uốn ván, lịch tiêm sẽ có thay đổi như sau:

Liều 1: Tiêm càng sớm sau khi biết mang thai lần đầu.
Liều 2: Tối thiểu cách liều 1 một tháng.
Liều 3: Tối thiểu 1 năm sau liều 2.

Còn đối với những người đã hoàn thành 3 liều vaccine uốn ván và cần một liều nhắc lại, lịch tiêm sẽ như sau:

Liều 1: Tiêm càng sớm sau khi biết mang thai lần đầu.
Liều 2: Tối thiểu 1 năm sau liều 1.

6. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi tiêm vaccine uốn ván

Khi tiêm phòng vaccine uốn ván cho bà bầu, có một số lưu ý quan trọng cần được tuân theo để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu:

Thảo luận với bác sĩ: Trước khi tiêm vaccine uốn ván, bạn nên thảo luận với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của mình. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và cân nhắc liệu việc tiêm có phù hợp hay không.

Lịch tiêm phòng: Thường thì lịch tiêm vaccine uốn ván cho bà bầu bắt đầu từ 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây được coi là thời điểm an toàn và hiệu quả nhất.

Loại vaccine: Hãy đảm bảo rằng loại vaccine bạn tiêm có nguồn gốc xuất xứ, được kiểm định bởi Bộ Y tế, ít có phản ứng phụ sau khi tiêm.

Tư vấn y tế: Trước khi tiêm, hãy thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng thai kỳ của bạn. Điều này giúp họ thực hiện tiêm phòng một cách an toàn và hiệu quả.

Theo dõi sau tiêm: Mẹ bầu có thể cảm nhận một số phản ứng như đau nhức, sưng, hoặc đỏ tại chỗ tiêm. Thường thì các phản ứng này sẽ tự giảm đi sau một thời gian ngắn. Nếu có bất kỳ phản ứng nào lạ hoặc nghi ngờ, hãy nhanh chóng báo với trung tâm tiêm chủng để sơ cứu kịp thời.

Bài viết trên đã giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc “thai IVF có nên tiêm phòng uốn ván?“. Vì vậy mẹ nên tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra cho mẹ và bé.

Để được thăm khám tại Bệnh viện, bạn vui lòng đặt lịch qua số Hotline hoặc Fanpage để được thăm khám và điều trị một cách tốt nhất.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

  • Địa chỉ: 87 Lý Chiêu Hoàng, Phường 10, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 033 758 6226
  • Email: lienhe@benhvienhiemmuonsaigon.vn