Nhiều gia đình quan niệm thai IVF là thai quý, thai hiếm nên rất kiêng cử những việc gây ảnh hưởng không tốt cho em bé. Trong đó, mang thai IVF có nên đi làm đang là nỗi băn khoăn của không ít mẹ bầu lần đầu thụ tinh ống nghiệm. Hãy để Bệnh viện Hỗ trợ Sinh sản & Nam học Sài Gòn giúp các mẹ bầu IVF giải đáp vấn đề này. 

Mẹ bầu thai IVF có nên đi làm ?
Mẹ bầu thai IVF có nên đi làm?

1. Mẹ bầu thai IVF có nên đi làm không?

Đối với các gia đình vô sinh hiếm muộn, hành trình tìm con chưa bao giờ dễ dàng. Đặc biệt là những bà mẹ lần đầu mang thai IVF. Họ càng quý trọng cơ hội được làm Mẹ lại càng lưu ý đối với những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Điển hình như mang thai IVF có nên đi làm? Chia sẻ về vấn đề này, các bà mẹ sinh con thành công nhờ thụ tinh ống nghiệm lại chia làm hai phe đối lập.

Một phe cho rằng sau khi chuyển phôi, đậu thai thành công thì bản thân không khác gì những bà mẹ mang thai tự nhiên khác. Như vậy vẫn có thể đi làm, chỉ cần tránh hoạt động mạnh. Mặt khác đi làm cũng giúp họ phân tán sự chú ý, lo âu khi bầu bì, từ đó giữ được tinh thần thoải mái.

Đối lập với ý kiến này, một số mẹ bầu IVF lại kiến nghị nên ở nhà dưỡng thai. Vì cho rằng thai IVF không ổn định như thai nhi tự nhiên, lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Chẳng hạn như: môi trường làm việc quá nhiều người dễ va chạm hay các hóa chất trong khói thuốc, nước hoa cũng có thể gây hại tới sức khỏe mẹ bầu IVF.

Ý kiến trái chiều của các mẹ bầu mang thai IVF
Ý kiến trái chiều của các mẹ bầu mang thai IVF có nên đi làm

Giải đáp vấn đề mang thai IVF có nên đi làm, các chuyên gia điều trị vô sinh hiếm muộn đều cho rằng nếu đã chuyển phôi xong, cơ thể không xuất hiện triệu chứng gì thì mẹ bầu IVF có thể sinh hoạt bình thường. Nếu công việc của mẹ bầu không nặng nhọc, không gây căng thẳng, không tiếp xúc hóa chất độc hại thì hoàn toàn có thể đi làm. Đồng thời, các chuyên gia cho biết không có một khuyến cáo y học nào nói là bắt buộc phải nghỉ ở nhà, phải nằm bất động khi bầu bì. Bởi hành vi đó sẽ gây bất lợi cho sự phát triển của thai nhi.

2. Lưu ý khi mang thai IVF

Bỏ qua vấn đề mang thai IVF có nên đi làm, các mẹ bầu thụ tinh ống nghiệm nên chú ý những điều sau đây để chăm sóc cho con phát triển khỏe mạnh và chào đời bình an.

2.1 Tuân thủ lịch khám thai IVF định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ

Vì thai IVF tương đối đặc biệt nên mẹ bầu sẽ phải chú ý các mốc khám thai quan trọng để đảm bảo sức khỏe thai nhi ổn định.

Mốc khám thai IVFCác xét nghiệm và siêu âm
Thai nhi 6 tuần tuổiSiêu âm để xem số lượng thai và xác định tim thai. Nếu trường hợp thai cùng trứng có thể phân tách trong giai đoạn này.
Thai nhi 9 tuần tuổiSiêu âm kiểm tra phôi thai có phát triển bình thường không. Nếu gặp bất thường sẽ điều trị ngay.
Thai nhi 12 tuần tuổiSiêu âm hình thái thai nhi lần đầu.

Test sàng lọc trước sinh (Double test hoặc NIPT).

Xét nghiệm máu giúp đánh giá nguy cơ mắc hội chứng di truyền bẩm sinh ở thai nhi.

Đo chiều dài cổ tử cung để sàng lọc nguy cơ sinh non.

Thai nhi 15 tuần tuổiSiêu âm 2D đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Sàng lọc trước sinh Triple Test.

Xét nghiệm nước tiểu.

Thai nhi 18 tuần tuổiSiêu âm 4D kiểm tra hình thái thai nhi lần 2.

Xét nghiệm nước tiểu.

Thai nhi 22 – 24 tuần tuổiSiêu âm 4D kiểm tra hình thái thai nhi lần 3.

Xét nghiệm nước tiểu.

Làm nghiệm pháp dung nạp đường Glucose để tầm soát đái đường thai kỳ.

Tiêm phòng uốn ván.

Thai nhi 28 tuần tuổiSiêu âm 2D đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Xét nghiệm nước tiểu.

Thai nhi 32 tuần tuổiSiêu âm 4D kiểm tra hình thái thai nhi lần 4.

Xét nghiệm nước tiểu.

Thai nhi 36 tuần tuổi Cần khám thai tùy theo chỉ định của bác sĩ nhằm ước lượng cân nặng thai, khung chậu của người mẹ, ngôi thai và tiên lượng thời gian chuyển dạ.

Ngoài những mốc khám thai định kỳ, tùy vào sức khỏe của từng mẹ bầu IVF mà bác sĩ có những chỉ định thời gian thăm khám khác.

2.2 Đảm bảo cung cấp đủ chất cho thai nhi IVF

Ngoài mang thai IVF có nên đi làm, ăn uống như thế nào cũng là một mối quan tâm hàng đầu của nhiều bà mẹ lần đầu mang thai IVF. Sau đây là những khuyến cáo của các chuyên gia hiếm muộn về chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu IVF:

  • Uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 2 – 3L/ ngày). Đồng thời bổ sung 1 ly sữa mỗi ngày.
  • Cân đối các nhóm chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày (chất đạm, sắt, béo, bột đường, canxi, axit folic, vitamin và khoáng chất). Dưới đây là một số thực phẩm điển hình dành cho mẹ bầu IVF.
Nên ănNên tránh
 Các loại thịt Thịt lợn, bò, dê nạc, ức gà, vịt, ngan, cá chép, cá trắm, cá diêu hồng, cá hồi, sò huyết, trứng gà.Ốc, cá thu, cá ngừ, cá nóc, cá trích, cá kiếm (vì chứa hàm lượng thủy ngân cao)
 Các loại rau củRau lá xanh đậm (rau muống, bina, bông cải xanh, mồng tơi, bó xôi, cải thìa, cải xoăn, cải mèo, cải ngọt, cần tây,…), mộc nhĩ, bí đỏ, bí xanh, bắp cải tím, cà chua, bắp cải tím, rau dền, ớt chuông, cà rốt, cải thảo, củ sen, rong biển.Rau sống, rau củ muối chua, rau răm, rau ngót, mướp đắng, măng tươi, khoai tây mọc mầm, rau sam, ngải cứu, rau má, cà tím.
Hoa quảNho, táo, cam, lựu, chuối, kiwi, xoài, bơ, đu đủ chín, dâu tâyĐu đủ xanh, nhãn, dứa, vải, mận, táo mèo, đào, dưa hấu lạnh.
 Thực  phẩm khácCác loại đậu (đậu nành, đậu lăng, đậu đỏ, đậu hà lan, đậu tây, đậu bắp,…).

Các loại hạt (hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt chia, hạnh nhân,…).

Trứng vịt lộn, đậu phụ, bánh mì, yến mạch, gạo lứt.

Thức ăn quá ngọt, quá mặn, nhiều dầu mỡ, nhiều chất chua, để lâu, chế biến sẵn (xúc xích, gà rán,…).

Kiêng rượu, bia, thuốc lá.

Ngoài ra, các chuyên gia hiếm muộn khuyến cáo mẹ bầu IVF nên ăn 60 – 100 thịt/ ngày và từ 3 – 5 đơn vị rau/ ngày. Khẩu phần ăn cần phải cân đối tổng lượng thịt, rau củ, hoa quả để tránh vượt hàm lượng chung gây hại cho thai nhi.

2.3 Sinh hoạt điều độ

Nếu không có khuyến cáo đặc biệt từ bác sĩ thì mẹ bầu IVF hoàn toàn có thể làm việc và sinh hoạt bình thường. Vì vậy không cần băn khoăn liệu mang thai IVF có nên đi làm. Song, những bà mẹ lần đầu mang thai nhờ thụ tinh ống nghiệm cần lưu ý như sau:

NênKhông nên
Sắp xếp thời gian ngủ nghỉ làm việc hợp lý.Không thức khuya, làm việc quá lâu.
Thường xuyên đi lại nhẹ nhàng trong vòng 15 – 20 phút để lưu thông máu và thư giãn xương khớp.Tránh chạy nhảy, mang vác nặng, leo cầu thang dài.
Tập yoga khoảng 30 phút để giảm tối đa các triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ, tăng đề kháng cho cơ thểTránh bơi lội, cưỡi ngựa, trượt tuyết, đá bóng, lướt ván, leo núi.
Giải trí, thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem chương trình hài, vui vẻ.Không nên nghe nhạc, xem phim quá lâu và với âm lượng lớn.
Yoga là một bộ môn có lợi cho những mẹ bầu IVF
Yoga là một bộ môn có lợi cho những mẹ bầu IVF

Trên đây là những lưu ý quan trọng dành cho những bà mẹ hiếm muộn lần đầu mang thai IVF. Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về hành trình tìm con bằng IVF thì bạn hãy liên hệ ngay với Bệnh Viện Hỗ trợ Sinh sản & Nam học Sài Gòn qua một trong những cách thức sau.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

  • Địa chỉ: 87 Lý Chiêu Hoàng, Phường 10, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 033 758 6226
  • Email: lienhe@benhvienhiemmuonsaigon.vn