Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là tình trạng phổ biến thường gặp ở các mẹ bầu. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng rối loạn tiêu hóa lại khiến cho người mẹ luôn cảm thấy khó chịu ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của mẹ bầu.
1. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Phụ nữ mang thai bị rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa người mẹ gặp bất thường, khiến cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn trở nên khó khăn. Biểu hiện của tình trạng này là các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa,…
Hiện tại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn khiến mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, cụ thể là:
1.1 Nội tiết tố thay đổi
Khi mang thai nội tiết tố trong cơ thể của người mẹ thay đổi. Nồng độ Progesterone tăng dẫn đến nhu động ruột giảm. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai.
Hầu hết phụ nữ có thai thường gặp tình trạng táo bón, khiến cơ thể người mẹ luôn cảm thấy khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài không những gây ảnh hưởng đến cả khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể mà còn tác động đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Bên cạnh đó, lượng hormone Progesterone tăng làm cho sự vận động của các van nối giữa thực quản và dạ dày cũng bị ảnh hưởng, khiến cho thức ăn và dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản, gây nên tình trạng đầy bụng, ợ hơi, ăn không tiêu,…
1.2 Tử cung phát triển
Thai nhi sẽ phát triển dần theo thời gian dẫn đến kích thước tử cung cũng tăng lên theo để có thể bao bọc và bảo vệ được thai nhi.
Kích thước tử cung tăng lên dẫn đến các cơ quan nội tạng xung quanh bị chèn ép. Cụ thể là, đại tràng bị ép lại, phần ruột non bị đẩy lên khiến cho người mẹ dễ mắc phải tình trạng táo bón hơn, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ.
1.3 Rối loạn tiêu hóa do sử dụng thuốc
Trong suốt thời gian mang thai, người mẹ thường được các bác sĩ sản khoa chỉ định một số loại thuốc giúp hỗ trợ cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển. Trong đó, sắt là thuốc bắt buộc phải có, thuốc này có tác dụng phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng.
Các viên thực phẩm bổ sung sắt có tác dụng tốt và rất cần thiết đối với em bé, mặt khác chúng cũng có tác dụng phụ, táo bón là một trong những tình trạng điển hình khi dùng sắt.
1.4 Cơ thể nhạy cảm hơn
Hormone thay đổi khi mang thai, khiến cơ thể người mẹ trở nên nhạy cảm hơn với những yếu tố bên ngoài.
Hầu hết mẹ bầu thường sẽ khá nhạy cảm hơn với thức ăn, đặc biệt là các loại thức ăn bị không hợp vệ sinh, nhiễm khuẩn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa khi mang thai và tiêu chảy là dấu hiệu điển hình trong trường hợp này.
Ngoài ra, một số phụ nữ mang thai còn gặp phải tình trạng không thể hấp thụ được lactose có trong sữa dành cho mẹ bầu, gây tiêu chảy.
1.5 Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân vừa đề cập phía trên, thì vẫn còn nhiều nguyên nhân chủ quan khiến phụ nữ mang thai bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn lười vận động, ít tập thể dục,…
Dinh dưỡng cho mẹ bầu thiếu hoặc ít chất xơ, ăn thực phẩm lạ cũng gây ra tình trạng táo bón, tiêu chảy.
2. Một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp
Khi mang thai, phụ nữ thường có thói quen là thường xuyên ăn những món họ cảm thấy thích, nhưng không phải hệ tiêu hóa lúc nào cũng tốt chính vì thế mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa là điều không thể tránh khỏi.
Sau đây là một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai thường gặp, có thể giúp mẹ bầu phát hiện và phòng ngừa.
2.1 Buồn nôn, ói mửa
Ói mửa, buồn nôn là một trong những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở các mẹ bầu, đặc biệt là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này, cơ thể mẹ rất nhạy cảm, đặc biệt là với thức ăn có mùi nặng, nhiều dầu mỡ, chúng dễ gây ra tình trạng buồn nôn.
2.2 Thèm hoặc chán ăn
Khi mang thai, người mẹ thường thèm ăn dữ dội hoặc ghê sợ với một số đồ ăn, đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến và cũng được xem là một triệu chứng của tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai, khiến cho các tế bào vị giác trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều.
Do đó, mẹ bầu nên ăn những món đang thèm và tránh xa những loại thức ăn khiến người mẹ bị buồn nôn. Lưu ý vẫn cần đảm bảo và cân bằng dinh dưỡng cân bằng.
2.3 Ợ nóng
Đây là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Đây là một trong những biểu hiện của rối loạn phổ biến, nguyên nhân là do dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản và gây ra tình trạng ợ nóng.
2.4 Táo bón
Đây là một trong những tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai tiêu biểu và rất thường gặp ở những mẹ bầu đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Táo bón có thể kéo dài và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, khiến các mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi và khó chịu.
3. Rối loạn tiêu hóa khi mang thai như thế nào cần gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa chỉ xuất hiện trong vài ngày thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Những trường hợp mẹ bầu bị liên tiếp 2 – 3 tuần và bệnh không khả quan hơn thì cần phải đi khám bác sĩ.
Ngoài ra, khi phụ nữ mang thai bị rối loạn tiêu hóa có kèm theo những dấu hiệu dưới đây thì cần đưa mẹ bầu đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và điều trị sớm:
- Đi vệ sinh ra máu
- Đại tiện bất thường
- Sụt cân nhanh chóng
- Người lúc nào cũng mệt mỏi, ăn không ngon, nuốt thức ăn khó khăn.
4. Có cách nào cải thiện rối loạn tiêu hóa khi mang thai?
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Để cải thiện và phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa, phụ nữ mang thai có thể làm theo một số lời khuyên sau đây để cải thiện tình trạng này:
4.1 Chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, điều này có thể cải thiện sức khỏe cho hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Chẳng hạn như:
- Bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày và uống nhiều nước, điều này giúp phòng ngừa tình trạng táo bón
- Hạn chế hoặc nói không với cà phê, trà và nước ngọt khi cảm thấy hệ tiêu hóa của mẹ bầu đang gặp vấn đề.
- Nên ăn các thực phẩm thanh đạm như súp, cháo,… nếu mẹ bầu đang bị tiêu chảy.
- Nếu bị đầy bụng, khó tiêu thì mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Hạn chế tối đa ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào khi người mẹ đang bị đầy bụng, ợ hơi.
4.2 Tập thể dục
Theo khuyến cáo, các mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên trong suốt thai kỳ. Không chỉ làm giảm tình trạng táo bón và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa mà còn giúp kiểm soát cân nặng, phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ và chứng tiền sản giật.
Mẹ bầu có thể chọn cho mình những bài tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà hoặc đi dạo xung quanh cũng là một cách để bà bầu tập thể dục.
4.3 Sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa
Ngoài những phương pháp có thể giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa vừa kể trên, các chị em khi mang thai có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa, nhằm làm giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai.
Lưu ý, mẹ bầu không nên tự ý mua và dùng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, để tránh tình trạng mắc phải các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là Bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa và nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.
Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: