6 cách phòng ngừa nhiễm trùng âm đạo mà bạn cần biết
Nhiễm trùng âm đạo là căn bệnh nằm trong nhóm bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Bệnh lý này khá phổ biến ở những phụ nữ đang ở độ tuổi từ 15 – 44 tuổi. Nhiễm trùng âm đạo có những dấu hiệu gì và phòng ngừa như thế nào, mọi người hãy theo dõi thông tin qua bài viết dưới đây.
1. Nhiễm trùng âm đạo là gì?
Nhiễm trùng âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong âm đạo. Theo số liệu ghi chép, có khoảng 75 % phụ nữ từng bị nhiễm trùng âm đạo.
Đối tượng dễ mắc phải bệnh nhiễm trùng âm đạo thường ở độ tuổi từ 15 – 44. Bệnh lý này gây ra các triệu chứng như ngứa vùng kín, đau rát khi quan hệ tình dục, âm đạo tiết dịch bất thường, có mùi hôi và đôi khi có triệu chứng sốt.
Bệnh nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn, nấm hoặc virus hoặc có thể là do tác dụng phụ của việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, thuốc tránh thai, người bệnh đã có tiền sử nhiễm trùng vùng kín trước đó.
2. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng âm đạo
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý nhiễm trùng âm đạo, đó là:
- Nội tiết trong cơ thể thay đổi: đối tượng chính của nguyên nhân này là phụ nữ có thai hoặc những người đang trong giai đoạn kinh nguyệt, độ pH âm đạo của những người này thường tăng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
- Sử dụng thuốc: Người bệnh đang điều trị một số bệnh mà có sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hoặc thuốc đặt âm đạo có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.
- Hệ miễn dịch suy giảm: trường hợp nếu hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh phát triển gây nhiễm trùng âm đạo hoặc một số bệnh phụ khoa khác.
- Vệ sinh sai cách: việc thụt rửa âm đạo không đúng cách có thể làm tổn thương và ảnh hưởng đến độ pH của âm đạo, điều này tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh.
- Mặc đồ lót không sạch và dùng chung đồ với người khác: có thể xem đây là nguồn cơn khiến bản thân mắc bệnh từ người khác nhưng không hề hay biết.
- Quan hệ tình dục không an toàn: nhiễm trùng âm đạo có thể lây qua bằng đường quan hệ tình dục, những người có cuộc sống tình dục phóng khoáng là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm cao nhất.
3. Triệu chứng của bệnh lý nhiễm trùng âm đạo
Dựa vào những dấu hiệu dưới đây có thể chẩn đoán được mà nữ giới đang mắc bệnh nhiễm trùng âm đạo, đó là:
- Ngứa và rát âm đạo: nữ giới sẽ có cảm giác khó chịu và kích ứng trong vùng kín.
- Có mùi hôi: Thông thường mùi hôi sẽ nặng hơn sau quan hệ tình dục.
- Tiết dịch bất thường, có màu trắng, xám hoặc xanh lá: đặc tính và màu sắc dịch tiết âm đạo thay đổi có thể là dấu hiệu cảnh báo âm đạo bị nhiễm trùng.
- Đau buốt khi đi tiểu: người bệnh có cảm giác khó chịu và nóng rát khi đi tiểu.
4. Biến chứng nguy hiểm do nhiễm trùng âm đạo gây ra
Nhiễm trùng âm đạo gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Khi mắc phải bệnh lý âm đạo nhiễm trùng, người phụ nữ phải chịu những điều sau đây:
Các triệu chứng như ngứa, âm đạo tiết dịch và đau rát khi đi tiểu sẽ làm người phụ nữ khó chịu và những điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.
- Nhiễm trùng âm đạo sẽ dẫn đến những cơn đau hoặc khó chịu khi giao, gây ra sự khó chịu, giảm ham muốn và khiến nữ giới cảm thấy sợ hãi với chuyện giường chiếu…
- Âm đạo bị nhiễm trùng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, gây ra các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt hoặc tiểu nhiều lần.
- Trường hợp âm đạo nhiễm trùng không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể gây ra tình trạng sảy thai hoặc thai chết lưu ở các thai phụ.
- Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh có thể di chuyển từ âm đạo đến hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh lý như viêm dạ dày hoặc viêm ruột.
- Nhiễm trùng âm đạo được xem là một trong những nguyên nhân khá phổ biến tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục, vì những vết thương ở vùng kín là nơi lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
5. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng âm đạo
Sau đây là một số xét nghiệm hỗ trợ trong việc chẩn đoán bệnh lý nhiễm trùng âm đạo ở nữ giới, đó là:
5.1 Soi tươi
Dịch tiết âm đạo của người bệnh sẽ được lấy, trộn với nước muối sinh lý và đem soi dưới kính hiển vi. Từ đó các chuyên gia có thể tìm dấu hiệu nhiễm trùng, tìm bạch cầu và xác định vi khuẩn gây nhiễm khuẩn âm đạo.
5.2 Whiff test
Các bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch tiết âm đạo của người bệnh, sau đó nhỏ thêm dung dịch KOH, mục đích là xác định có mùi hôi hay không.
Mùi hôi tạo thành từ xét nghiệm này sẽ là dấu hiệu giúp các chuyên gia chẩn đoán nữ giới bị nhiễm trùng âm đạo do Gardnerella vaginalis. Hiện tại, nghiệm pháp Whiff vẫn chưa phổ biến và chỉ có một số nơi áp dụng.
5.3 Nhuộm Gram vi khuẩn
Mẫu bệnh phẩm sẽ được phết lên lam kính bằng tăm bông, sau đó tiến hành nhuộm Gram. Phương pháp này định giúp xác định các nhóm vi khuẩn như Lậu, Gardnerella vaginalis, hoặc nấm Candida albicans.
5.4 Đo độ pH ở âm đạo.
Độ pH âm đạo của một người bình thường sẽ nằm trong khoảng 3.8 – 4.8. Nếu nữ giới mắc bệnh thì độ pH âm đạo trên 4.5 – 7.0. Đây hiện là một trong những phương pháp phổ biến nhất và đã được áp dụng rộng rãi.
5.5 Xét nghiệm PCR
Những phương pháp vừa kể trên thường không thể chuẩn đoán được nếu người bệnh bị nhiễm khuẩn mạn tính, triệu chứng khó nhận biết thì phương pháp PCR sẽ là công cụ hữu ích để giúp các bác sĩ tìm ra vi khuẩn Lậu, Chlamydia, Mycoplasma,…
6. Có cách nào điều trị nhiễm trùng âm đạo?
Nhiễm trùng âm đạo hiện được xem là một bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới, có hai cách phổ biến để điều trị bệnh lý này, đó là:
Sử dụng thuốc kháng sinh: phương pháp điều trị này được áp dụng cho nhiều loại nhiễm trùng âm đạo. Dựa vào tình trạng nhiễm trùng mà các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp với loại nhiễm trùng của người bệnh.
Đặt âm đạo: đây phương pháp điều trị sử dụng thuốc đặt trực tiếp vào âm đạo. Tác dụng của các loại thuốc này là làm giảm triệu chứng của bệnh lý và giúp tăng cường hệ vi khuẩn có lợi ở âm đạo.
7. Cách phòng tránh tình trạng nhiễm trùng âm đạo
Dưới đây là 6 cách phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng âm đạo đơn giản nhất mà nữ giới có thể thực hiện tại nhà, cụ thể là:
7.1 Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Giữ gìn vệ sinh hàng ngày và nên sử dụng nước rửa phụ khoa chuyên dụng. Lưu ý không nên sử dụng xà phòng hoặc chất có tính tẩy rửa mạnh, vì chúng có thể làm mất cân bằng độ pH của “cô bé”.
7.2 Quan hệ tình dục an toàn
Hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ, đó là cách ngăn ngừa vi khuẩn và bệnh lây truyền qua đường tình dục tốt nhất.
7.3 Thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến kỳ
Hãy thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần, đảm bảo rằng và vùng kín luôn khô ráo và sạch sẽ.
7.4 Không mặc lót quá chật và ướt
Quần áo quá chật và ướt sẽ làm tăng độ ẩm, nhiệt độ trong vùng kín, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây phát triển.
7.5 Không sử dụng các mỹ phẩm chứa nhiều chất hoá học cho vùng kín
Vì các sản phẩm này có thể gây kích ứng da và làm mất cân bằng độ pH ở vùng kín.
7.6 Dinh dưỡng lành mạnh
Việc cung cấp đủ dưỡng chất cơ thể là cách giúp nữ giới phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng âm đạo và tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là Bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa và nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.
Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: