Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh là tình trạng nguy hiểm khi trẻ mới sinh mắc một số bệnh nhiễm trùng do trước, trong hoặc sau khi sinh. Trường hợp này gây tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh và ảnh hưởng đến chất lượng dân số đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Có cách nào phòng ngừa nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Có cách nào phòng ngừa nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

1. Nhiễm trùng sơ sinh sớm là gì?

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh là trường hợp các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây bệnh trong giai đoạn sơ sinh gây ra. 

Trẻ mắc bệnh thường có những biểu hiện như sau bú kém, thân nhiệt thay đổi, bụng chướng, tiêu chảy, suy hô hấp, tim chậm, vàng da,…

Vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bé chào đời chưa đủ ngày. Nhiễm trùng ở trẻ em thường xảy ra từ lúc bé mới chào đời đến 28 ngày tuổi.

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh là tinh trạng vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh ở trẻ
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh là tinh trạng vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh ở trẻ

2. Tác nhân gây ra nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

  • Vi khuẩn: liên cầu khuẩn, E.coli, Staphylococcus, Klebsiella, Clostridium, Pseudomonas và Proteus… là các loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.
  • Virus: trẻ sơ sinh có thể nhiễm virus khi còn ở trong bụng mẹ, lúc sinh hoặc sau khi sinh. Các loại virus có nguy cơ gây nhiễm trùng cho trẻ, đó là virus Herpes, thủy đậu, virus viêm gan, HIV,…
  • Nấm: nấm Candida ở vùng miệng là bệnh trường hợp nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do âm đạo của người mẹ bị nhiễm nấm.
Liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

3. Tại sao trẻ dễ bị nhiễm trùng sơ sinh?

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị nhiễm trùng, lý do là hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện, nhất là ở những trẻ sinh non.

4. Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ sinh non, nhẹ cân, bị ngạt khi sinh, suy giảm miễn dịch,…
  • Catheter tĩnh mạch rốn, catheter động mạch, đặt nội khí quản, thở máy, ống thông tiểu, ống thông dạ dày, phẫu thuật, lọc máu, chạy thận nhân tạo,…
  • Sử dụng thuốc ức chế thụ thể H2, kháng sinh kéo dài hoặc thuốc ức chế miễn dịch,…
  • Trẻ sinh ra không bú sữa mẹ, đường tiêu hóa sớm,…
  • Nằm viện trong thời gian dài.
  • Ô nhiễm môi trường, lây chéo từ những người xung quanh (gia đình, nhân viên y tế,…)
Trẻ sinh non, nhẹ cân là đối tượng rất dễ gặp phải nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Trẻ sinh non, nhẹ cân là đối tượng rất dễ gặp phải nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

5. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh còn tùy thuộc vào vị trí, mức độ nhiễm trùng và từng cơ địa của bé. Sau đây là những dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, đó là:

  • Quấy khóc, khóc nhiều
  • Bỏ bú, bú kém
  • Ngủ li bì, nhiều hơn bình thường
  • Thở nhanh, rối loạn nhịp thở
  • Da nhợt nhạt, môi khô
  • Thân nhiệt thay đổi
  • Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, nôn)
Quấy khóc, thân nhiệt thay đổi là dấu hiệu của nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Quấy khóc, thân nhiệt thay đổi là dấu hiệu của nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

6. Những loại nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh thường gặp

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh thường gặp những loại như sau:

6.1 Streptococcus (Bệnh liên cầu khuẩn tan máu nhóm B)

Dạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh này thường gặp khi trẻ còn ở trong bụng mẹ, nguyên nhân là do vi khuẩn ở âm đạo hoặc trực tràng của cơ thể mẹ gây ra. 

Trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh thường có những dấu hiệu đặc trưng như: thân nhiệt cao, khó thở, quấy khóc,… Hậu quả là có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu,… 

Trường hợp này, nếu phát hiện, theo dõi và điều trị sớm bằng kháng sinh thì sức khỏe của trẻ sơ sinh không bị ảnh hưởng nhiều.

6.2 Nhiễm khuẩn Listeria

Đây là tác nhân gây bệnh khá phổ biến, như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng máu, biến chứng nghiêm trọng nhất là có thể dẫn đến tử vong. Phần lớn số ca nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh mắc bệnh từ trong thai kỳ là do cơ thể mẹ tồn tại vi khuẩn.

Vi khuẩn Listeria chủ yếu có trong thịt động vật, rau quả, sữa chưa tiệt trùng, trái cây,… Chính vì thế, mẹ bầu nên sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, ăn chín uống sôi để hạn chế nguy cơ nhiễm Listeria ở mức thấp nhất.

Triệu chứng cũng giống với bệnh lý nhiễm trùng khác, đó là bỏ bú, quấy khóc, tiêu chảy, sốt,… Để chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ thực hiện xét nghiệm máu sẽ tìm bệnh và được điều trị bằng kháng sinh.

Vi khuẩn Listeria gây ra các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng máu,...
Vi khuẩn Listeria gây ra các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng máu,…

6.3 Viêm màng não

Đây cũng là một dạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do các nhóm vi khuẩn Streptococcus, E. Coli, virus,…

Bệnh thường gặp ở những trẻ có hệ miễn dịch kém, những vi khuẩn này sẽ làm tổn thương màng não, tủy sống. Dấu hiệu thường gặp là khó thở, ngủ quá nhiều so với bình thường, thân nhiệt bất thường.

Viêm màng não nếu không được phát hiện, điều trị sớm có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như mất thính giác, tổn thương thận, gặp vấn đề về trí nhớ, giảm nhận thức, nặng hơn là tử vong.

6.4 E.Coli

Đây là một loại vi khuẩn sống trong đường ruột, là nguyên nhân gây bệnh ở hệ tiêu hóa, gây ra nguy hiểm cho trẻ nếu vô tình mắc phải. Nguyên nhân mắc bệnh thường là do tiếp xúc với mầm bệnh trong bệnh viện hay ở nhà hoặc từ âm đạo của người mẹ.

Một số dấu hiệu điển hình như sốt, bỏ bú, quấy khóc, trẻ mất tập trung,… Biến chứng từ bệnh này gây ra là suy thận, niêm mạc ruột tổn thương, viêm màng não.

Vi khuẩn E.coli làm tổn thương niêm mạc ruột, suy thận ở trẻ sơ sinh nếu mắc phải
Vi khuẩn E.coli làm tổn thương niêm mạc ruột, suy thận ở trẻ sơ sinh nếu mắc phải

7. Điều trị nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Hầu hết những bệnh lý nhiễm trùng nói chung và nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nói riêng, việc điều trị bằng kháng sinh có vai trò vô cùng quan trọng. Các bước tiếp theo đó là theo dõi, chăm sóc, hỗ trợ triệu chứng.

7.1 Sử dụng thuốc kháng sinh

Những ca nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh thường được chỉ định sử dụng Beta – lactam kết hợp với Aminosid. Trường hợp chưa có kháng sinh đồ, thì sẽ được dùng Penicillin, Ampicillin kết hợp với Gentamicin hoặc Amikacin.

Tùy vào trẻ nhiễm loại vi khuẩn nào mà bác sĩ sẽ lựa chọn nhóm kháng sinh phù hợp, thời gian điều trị bệnh còn phụ thuộc vào mức độ trẻ bị nhiễm trùng.

Nếu tình trạng nhiễm trùng nhẹ thì có thể điều trị vài ngày, nhưng khi đã xuất hiện những biến chứng thì thời gian điều trị sẽ bị kéo dài, chẳng hạn như nhiễm trùng máu khoảng 10 ngày, viêm phổi khoảng 10 ngày, viêm màng não khoảng 3 tuần,…

7.2 Điều trị bằng chăm sóc

Việc vệ sinh và chăm sóc tốt được xem là một phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình chữa lành trong trường hợp nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Phụ huynh cần lưu ý một số điều trong quá trình chăm sóc như rửa tay, sát trùng khi tiếp xúc với con trẻ. 

Việc điều trị và theo dõi nên được thực hiện tại phòng riêng, hạn chế tiếp xúc nhiều người và tránh các cử chỉ thân mật. 

Thường xuyên thay đổi chăn, ga, gối, đệm thường xuyên, tiệt trùng giường và lồng ấp hàng ngày. 

Vệ sinh những chỗ nhiễm trùng ở da bằng nước muối sinh lý. Oxy già hay thuốc đỏ sát khuẩn nếu vết thương có nhiều khe hốc. Bôi mỡ kháng sinh hay xanh methylen vào những nốt mụn phỏng.

Chăm sóc trẻ kỹ càng là một cách phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ kỹ càng là một cách phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

8. Một số liệu pháp hỗ trợ trong điều trị nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

8.1 Cân bằng thân nhiệt

Nếu bé sốt ≥ 38.5 độ C, dùng Paracetamol với hàm lượng 10-15mg/kg/1 lần, không quá 4 lần/ngày.

Nếu nhiệt độ cơ thể thấp (< 36.5 độ C) hãy ủ ấm chúng bằng lồng ấp.

Việc cân bằng thân nhiệt cho trẻ giúp làm giảm tình trạng bị co giật khi sốt cao
Việc cân bằng thân nhiệt cho trẻ giúp làm giảm tình trạng bị co giật khi sốt cao

8.2 Cân bằng nước và chất điện giải

Cố gắng cho bé bú đủ, truyền dịch phối hợp 50 – 100ml/kg/24 giờ.

Trường hợp bé bị giảm tái tưới máu, Dopamin 5 – 15μg/kg/1 phút sẽ được chỉ định để nâng huyết áp.

8.3 Chống suy hô hấp cấp

Sử dụng các phương pháp như oxy liệu pháp, thở CPAP, hỗ trợ hỗ trợ.

Hỗ trợ máy thở oxy cho trẻ giúp ngăn ngừa tình trạng suy hô hấp khi mắc nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Máy thở oxy giúp ngăn ngừa tình trạng suy hô hấp khi mắc nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

8.4 Chống rối loạn đông máu

Các phương pháp như plasma tươi, truyền máu, vitamin K1. Chỉ định truyền tiểu cầu khi chỉ số dưới 50.000/mm3 có xuất huyết hoặc dưới 30.000/mm3 không có xuất huyết.

8.5 Thay máu

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng nặng, mục đích là giúp làm giảm độc tố và nồng độ vi khuẩn trong máu.

8.6 Sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch

Trẻ sẽ được truyền Human Immunoglobulin với liều lượng là 300 – 500 mg/kg/ngày, trong 3 ngày, phương pháp này có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong trẻ nhiễm trùng.

9. Những cách phòng ngừa nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả, bậc phụ huynh cần thực hiện tốt một số điều dưới đây:

9.1 Phòng ngừa trước khi sinh

Nên thực hiện tiêm phòng bệnh Rubella trong độ tuổi chưa sinh. Ngoài ra, tiêm phòng uốn ván, viêm gan giúp ngăn ngừa tình trạng lây virus cho trẻ qua đường máu.

Người mẹ trong quá trình mang thai nên đi khám thai định kỳ, mục đích là để phát hiện sớm các bệnh như giang mai, viêm gan B,… để tìm ra hướng giải quyết sớm và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Điều trị tận gốc các bệnh như nhiễm trùng đường sinh dục, đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng toàn thân để tránh lây cho đứa bé sau này.

Người mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, an toàn khi mang thai nhằm tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé, phòng suy dinh dưỡng, tránh việc sinh non vì tình trạng này chiếm khoảng 12% số ca tử vong do nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, người mẹ nên vệ sinh cơ thể cẩn thận, tránh để bị trầy xước, viêm nhiễm. Cần xử lý kịp thời trường hợp vỡ ối sớm, nhằm tránh để chuyển dạ kéo dài.

Mẹ bầu nên tiêm ngừa một số bệnh trong quá trình mang thai
Mẹ bầu nên tiêm ngừa một số bệnh trong quá trình mang thai

9.2 Phòng ngừa trong lúc sinh

Các ca sinh cần được đảm bảo luôn trong tình trạng vô khuẩn, các dụng cụ y tế được sử dụng cũng cần phải đảm bảo để tránh nhiễm trùng.

Giảm các biến chứng sản khoa như sinh ngạt, tổn thương trong lúc sinh ở mức thấp nhất.

Đối với những người sinh khó, quá trình chuyển dạ sẽ bị kéo dài, vỡ ối sớm, chính vì thế các bác sĩ không nên thăm khám âm đạo quá nhiều lần.

9.3 Phòng ngừa sau sinh

Việc rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh được xem là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.

Vệ sinh phòng ốc, dụng cụ tắm gội cho bé thường xuyên, luôn giữ phòng thông thoáng, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng để vi khuẩn không có cơ hội phát triển và gây bệnh.

Vệ sinh sạch sẽ da, mắt, tai, rốn cho trẻ thường xuyên.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn cho các cặp vợ chồng. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các gói dịch vụ thăm khám để đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đang có ý định mang thai.

Với hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://s.net.vn/SO9U
  2. https://www.cuh.nhs.uk/patient-information/for-babies-at-risk-of-infection
  3. https://www.aboutkidshealth.ca/Article?contentid=459&language=English