Tìm hiểu 9 nguyên nhân gây ra cường kinh
Cường kinh hay rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài hoặc ra nhiều. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày và cả tâm trạng của người bệnh.
1. Cường kinh là gì?
Cường kinh là thuật ngữ diễn tả tình trạng khi kinh nguyệt ra với lượng lớn, ồ ạt và kéo dài trong nhiều ngày liên tiếp. Hiện tượng này thường xảy ra ở những lần có kinh đầu tiên hoặc ở những người đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Cường kinh có thể làm cho cơ thể của nữ giới dễ bị mệt mỏi và sức khỏe suy giảm do thiếu máu và thiếu sắt. Đặc biệt, tình trạng này cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề.
2. Triệu chứng cường kinh
Dưới đây là một số triệu chứng của cường kinh, cụ thể là:
- Kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn bình thường từ 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn.
- Vào kỳ kinh, cơ thể sẽ mất một lượng máu lớn, điều này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi và suy nhược.
- Những con đau bụng kinh có thể trở nên cấp tính và mức độ nhiều hơn, gây ra cảm giác khó chịu và làm giảm chất lượng hàng ngày.
- Tại cơ quan sinh sản có thể xuất hiện khối u, polyp, viêm nhiễm,…
- Cường kinh làm mất sự cân bằng hormone trong cơ thể, gây ra nhiều tác động ảnh hưởng đến tâm lý, cảm giác lo âu, bất an sẽ xuất hiện, có thể gây mất ngủ và khó chịu.
3. Nguyên nhân dẫn đến cường kinh
Nếu tình trạng rong kinh xuất hiện thường xuyên và có thể xảy ra mỗi tháng, thì các chị em nên cẩn trọng vì có thể đó là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trường cường kinh, đó là:
3.1 Nội tiết tố mất cân bằng
Những đối tượng đang ở độ tuổi vị thành niên hoặc mãn kinh thì rất dễ xảy ra tình trạng cường kinh, vì do thời điểm này lượng nội tiết trong cơ thể dao động nhiều.
Với nguyên nhân này, có thể điều trị bằng thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.
3.2 Polyp tử cung
Polyp là các khối u nhỏ, mọc lên từ bề mặt niêm mạc cổ tử cung, ống cổ tử cung hoặc lòi ra khỏi ngoài cổ tử cung.
Nguyên nhân thường là do nhiễm khuẩn, nồng độ hormone estrogen tăng cao hay các mạch máu ở cổ tử cung bị sung huyết. Tình trạng này rất dễ gặp ở nữ giới trên 20 tuổi.
Điều trị polyp là cắt hoặc xoắn vặn polyp và kết hợp với thuốc kháng sinh. Hiện tượng cường kinh sẽ biến mất khi điều trị polyp triệt để.
3.3 Polyp phát triển từ nội mạc tử cung
Polyp phát triển ở vị trí này thường không ác tính. Nguyên nhân là do khi điều trị bằng hormone khiến nồng độ estrogen trong máu quá cao hoặc bệnh lý u buồng trứng cũng có thể dẫn tới polyp phát triển.
Tình trạng này thường được điều trị bằng cách áp dụng soi buồng tử cung và nong nạo.
3.4 U xơ tử cung
Các khối u xơ phát triển trong tử cung là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong kinh ở những người tầm 30 – 40 tuổi. Nguyên nhân là do xuất hiện một số bất thường về hàm lượng hormone estrogen.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa, như bóc nhân xơ, làm tắc động mạch tử cung hoặc cắt tử cung,…
Bên cạnh đó, các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc đồng vận GnRH, Androgen,… cũng được bác sĩ chỉ định trong điều trị u xơ tử cung. Việc điều trị triệt để u xơ sẽ loại bỏ hoàn toàn cường kinh.
3.5 Lupus ban đỏ
Bệnh này là một bệnh thuộc nhóm bệnh tự miễn dịch, có tác động đến nhiều bộ phận của cơ thể, đặc biệt là ở khớp, máu, da và thận. Đây cũng được xem nguyên nhân gây ra tình trạng cường kinh của nữ giới.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lupus là gen, nhiễm khuẩn, dùng một số loại thuốc kháng sinh, stress,…
Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên kiểm soát cảm xúc, sử dụng các thuốc chống miễn dịch hoặc chống viêm không steroid,… trong thời gian điều trị.
3.6 Bệnh viêm tiểu khung
Viêm tiểu khung là tình trạng nhiễm khuẩn ở một hay nhiều cơ quan trong tiểu khung, chẳng hạn tử cung, vòi trứng hoặc cổ tử cung.
Bên cạnh đó, nữ giới mắc các bệnh lây qua đường tình dục, sảy thai,… đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu khung.
3.7 Ung thư cổ tử cung
Tình trạng này xảy ra khi các tế bào ở cổ tử cung trở nên bất thường, phát triển mất kiểm soát và làm tổn thương các bộ phận xung quanh và cường kinh là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh này.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung chủ yếu do virus HPV. Điều trị ung thư cổ tử cung bao gồm can thiệp ngoại khoa, hóa trị và xạ trị.
3.8 Ung thư nội mạc tử cung
Bệnh lý này là nguyên nhân gây ra tình trạng cường kinh. Các tế bào ở tử cung hay nội mạc tử cung có sự bất thường, phát triển không thể kiểm soát. Điều trị bệnh này là cắt bỏ tử cung và phối hợp với hóa trị hoặc xạ trị.
3.9 Những nguyên nhân khác
Sử dụng dụng cụ tránh thai là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng kinh ra nhiều. Trường hợp, nếu do mang dụng cụ tử cung mà dẫn đến tình trạng cường kinh, thì bạn nên chọn phương pháp tránh thai khác.
Tham khảo thêm:
4. Cường kinh có nguy hiểm không?
Cường kinh không chỉ là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, mà nó còn là dấu hiệu của một số mầm bệnh nguy hiểm, việc các chị em nên làm là cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Thật may mắn, cường kinh không gây vô sinh nhưng sẽ khiến hầu hết phụ nữ đều mệt mỏi, xanh xao, mất máu và thiếu sắt.
Nếu tình trạng thiếu máu, thiếu sắt kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy suy nhược, không đủ sức khỏe để làm việc và gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
5. Cường kinh như thế nào thì bạn nên khám bác sĩ
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường và cường kinh thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi. Nhưng nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe, mọi người nên liên hệ với bác sĩ sớm nhất.
Liệu pháp hormone sẽ là lựa chọn ưu tiên, phương pháp này sẽ giúp cân bằng nồng độ nội tiết sinh dục trong cơ thể, giảm cường kinh và các triệu chứng của tiền mãn kinh khác.
Ở phụ nữ trên 50 tuổi sau khi họ mãn kinh thì vẫn có thể xuất hiện tình trạng ra máu.
Theo các nghiên cứu cho thấy, hiện tượng chảy máu sau mãn kinh này thường do u xơ tử cung hoặc polyp tử cung. Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu này cũng có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung.
Cường kinh cũng được xem là một biểu hiện của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Khi cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu sau đây, chị em nên đi đến bác sĩ kiểm tra trong thời gian sớm nhất, đó là:
- Máu chảy ra rất nhiều
- Những chu kỳ liên tiếp có thời gian ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn so với bình thường
- Có hơn ba chu kỳ liên tiếp bị cường kinh
- Chảy máu sau khi giao hợp
6. Điều trị cường kinh
Dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng cường kinh mà các chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
6.1 Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc tránh thai có tác dụng điều hòa hormone, làm giảm lượng máu kinh và giúp cải thiện các triệu chứng hành kinh,…
Một số thuốc nội tiết có tác dụng tương tự như thuốc tránh thai, nhưng được sử dụng trong thời gian dài hơn.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có công dụng giúp giảm đau, chống viêm, cải thiện các triệu chứng như đau bụng, đau lưng,…
Nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp cường kinh do bị viêm nhiễm.
Thuốc ức chế gonadotropin-releasing hormone (GnRH) giúp làm giảm sản xuất estrogen và progesterone, từ đó làm giảm lượng máu kinh.
6.2 Điều trị bằng thủ thuật
Các thủ thuật như nội soi buồng tử cung được thực hiện bằng cách đưa ống nội soi vào buồng tử cung để loại bỏ khối polyp, u xơ tử cung.
Thủ thuật bóc tách u xơ tử cung được thực hiện bằng cách rạch một đường nhỏ ở bụng hoặc âm đạo để bóc bỏ các khối u xơ.
Cắt bỏ tử cung được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị cường kinh nặng và không đáp ứng với các kỹ thuật điều trị khác.
7. Những cách phòng tránh cường kinh
Để phòng ngừa tình trạng cường kinh, chị em cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các việc sau đây, cụ thể là:
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.
- Giữ tâm trạng luôn ổn định, vui vẻ.
- Các bài tập thể dục, yoga, đi bộ giúp tăng sức khỏe, sức đề kháng.
- Chế độ ăn có đầy đủ các loại dưỡng chất, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ và không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách.
- Thường xuyên thay băng vệ sinh trong thời gian hành kinh, luôn giữ cho vùng kín thoáng mát, đây là một cách phòng tránh các bệnh phụ khoa hiệu quả.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị khi không có sự đồng ý hoặc tư vấn của bác sĩ.
- Đặt lịch thăm khám định kỳ thường xuyên. Điều này sẽ giúp cho chị em theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình và có thể phát hiện một số bệnh và có hướng điều trị trong thời gian sớm nhất.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là Bệnh viện chuyên khoa trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh, cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.
Hơn thế nữa, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại và đi cùng là đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, là nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/symptoms-causes/syc-20352829
- https://www.cdc.gov/ncbddd/blooddisorders/women/menorrhagia.html
- https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/menorrhagia
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17734-menorrhagia-heavy-menstrual-bleeding