Vô kinh là từ dùng để diễn tả tình trạng không có kinh nguyệt ở phụ nữ. Vô kinh còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Hãy cùng tìm hiểu vô kinh ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản của nữ giới qua bài viết dưới đây nhé!

Vô kinh ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản của nữ giới
Vô kinh ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản của nữ giới

1. Vô kinh là gì?

Vô kinh là tình trạng tạm thời không có kinh nguyệt liên tục hoặc vĩnh viễn, nguyên nhân là do rối loạn chức năng tuyến yên, vùng dưới đồi, buồng trứng, tử cung.

Kinh nguyệt dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, cho nên không có kinh trong một chu kỳ thì thường không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, đây được xem là dấu hiệu của một rối loạn nào đó bên trong cơ thể.

Vô kinh được chia ra làm 2 loại đó là:

  • Vô kinh nguyên phát: tình trạng người phụ nữ đến năm 16 tuổi nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt.
  • Vô kinh thứ phát: đây là tình trạng nữ giới đã có kinh nhưng mất kinh liên tục trong thời gian từ 3 tháng trở lên.
Vô kinh là tình trạng tạm thời không có kinh nguyệt liên tục hoặc vĩnh viễn
Vô kinh là tình trạng tạm thời không có kinh nguyệt liên tục hoặc vĩnh viễn

2. Nguyên nhân gây vô kinh

2.1 Nguyên nhân dẫn đến vô kinh nguyên phát

Theo các chuyên gia, hiện có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vô kinh ở nữ giới, đó là:

  • Hội chứng suy buồng trứng sớm
  • Những bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương hoặc tuyến yên
  • Gặp một số vấn đề ở cơ quan sinh sản
  • Một số trường hợp khác, vô kinh nguyên phát không xác định được nguyên nhân.
Suy buồng trứng là nguyên nhân của tình trạng vô kinh
Suy buồng trứng là nguyên nhân của tình trạng vô kinh

2.2 Nguyên nhân gây ra vô kinh thứ phát

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô kinh thứ phát ở nữ giới, cụ thể là:

  • Mẹ bầu và đang cho con bú.
  • Ngưng sử dụng biện pháp tránh thai.
  • Người mãn kinh.
  • Người đang sử dụng một số biện pháp tránh thai.
  • Hội chứng suy buồng trứng ở phụ nữ.
  • Cơ thể nhẹ cân hoặc giảm cân quá mức sẽ làm ảnh hưởng những chức năng nội tiết tố, khiến cho quá trình rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Căng thẳng, stress sẽ làm thay đổi tạm thời chức năng của vùng dưới đồi, đây là nơi có chức năng kiểm soát và điều chỉnh các hormone làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt và sự rụng trứng.
  • Sử dụng thuốc tránh thai, chống an thần, người đang điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, điều trị bệnh huyết áp,…
  • Người phụ nữ luyện tập với cường độ cao hay quá nghiêm ngặt sẽ bị vô kinh.
  • Sức đề kháng yếu hoặc người thường xuyên mắc bệnh.
  • Tăng cân đột ngột không rõ nguyên nhân hoặc béo phì.
  • Vấn đề liên quan đến các tuyến tiết hormone như tuyến giáp, tuyến yên.
  • U buồng trứng.
  • Sẹo từ phẫu thuật tử cung.
Béo phì hoặc tăng cân quá mức cũng làm cho nữ giới bị vô kinh
Béo phì hoặc tăng cân quá mức cũng làm cho nữ giới bị vô kinh

3. Dấu hiệu nhận biết vô kinh

Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng của tình trạng vô kinh, nếu bản thân có xuất hiện một trong những dấu hiệu sau đây thì hãy đi đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình.

  • Không có kinh một cách bất thường liên tục 3 tháng
  • Không có kinh nguyệt khi đã 15 tuổi hoặc trên 15 tuổi
  • Lông mọc với số lượng nhiều bất thường
  • Vú tiết dịch ra màu như sữa
  • Da khô, rụng tóc
  • Hay mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu
  • Đau nhức vùng xương chậu
  • Tăng hoặc giảm cân bất thường
  • Táo bón
  • Da bị nổi nhiều mụn trứng cá
  • Nhịp tim đập chậm so với bình thường
Da khô, nổi mụn nhiều là dấu hiệu nội tiết tố trong cơ thể đang bị rối loạn
Da khô, nổi mụn nhiều là dấu hiệu nội tiết tố trong cơ thể đang bị rối loạn

4. Một số đối tượng có nguy cơ bị vô kinh

Độ tuổi phổ biến ở nữ giới thường mắc bệnh vô kinh đó là dưới 25 tuổi và trong độ tuổi dậy thì. Tình trạng này cũng thường gặp ở những người nữ giới thường xuyên vận động mạnh và quá sức như vận động viên,…

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị vô kinh ở nữ giới đó là:

  • Di truyền.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, khoa học.
  • Luyện tập thể dục thể thể thao vượt quá sức chịu đựng.

5. Biến chứng của vô kinh 

Nếu một người phụ nữ bị vô kinh, cho nên quá trình rụng trứng có vấn đề, do đó việc thụ thai là điều không thể gây ra tình trạng vô sinh ở nữ giới. Bên cạnh đó, sự mất cân bằng nội tiết tố có thể gây sảy thai hoặc các ảnh hưởng xấu đối với thai nhi.

  • Stress, tâm trạng thất thường, rối loạn cảm xúc cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ.
  • Các bệnh như loãng xương, tim mạch là nguyên nhân khiến cơ thể giảm sản sinh hàm lượng estrogen vào trong cơ thể.
  • Có thể là do phẫu thuật gây ra gây đau vùng xương chậu ở nữ giới.
Vô kinh có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, tinh thần của phụ nữ
Vô kinh có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, tinh thần của phụ nữ

6. Chẩn đoán vô kinh ở phụ nữ

6.1 Vô kinh nguyên phát

Các bác sĩ dựa vào một số nguyên nhân sau đây để chẩn đoán vô kinh nguyên phát, đó là:

  • Tuyến vú có điều bất thường
  • Nội tiết thay đổi, người nổi mụn nhiều hơn
  • Hội chứng Turner

Một số xét nghiệm cận lâm sàng mà người bệnh nên là, đó là:

  • Siêu âm để giúp phát hiện sự tắc nghẽn đường đi của kinh nguyệt
  • Định lượng nồng độ hormone testosterone và làm karyotype để phân biệt loạn sản ống Muller
Siêu âm để giúp phát hiện sự tắc nghẽn đường đi của kinh nguyệt
Siêu âm để giúp phát hiện sự tắc nghẽn đường đi của kinh nguyệt

6.2 Vô kinh thứ phát

Các bác sĩ sẽ cho người bệnh làm xét nghiệm hCG nước tiểu hoặc hCG huyết thanh để loại trừ khả năng mang thai. 

Sau đó, khai thác tiền sử của bệnh nhân để tìm nguyên nhân là một điều quan trọng.

Trên lâm sàng, bệnh nhân thường sẽ có những đặc điểm sau: 

  • Chỉ số BMI < 18,5, nguyên nhân là do sự thay đổi trong sự uống, cân nặng, nguyên nhân là do vùng dưới đồi gây nên.
  • Chỉ số BMI > 30 thì có thể do buồng trứng đa nang.
  • Biểu hiện là dây thần kinh ở vùng hố yên bị chèn ép, biểu hiện: đau đầu, chán ăn, tiểu nhiều,…
  • Người bệnh cảm thấy bị bốc hỏa, khô âm đạo có thể là thì do suy buồng trứng.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng người bệnh nên làm:

  • Xét nghiệm prolactin máu: nếu ở mức cao thì có thể là do suy giáp. Do đó, cần phải chụp thêm MRI hố yên và các u tuyến yên, hố yên.
  • Nồng độ FSH: nếu nồng độ cao thì có thể là do nguyên nhân suy buồng trứng. Còn nếu nồng độ nội tiết bình thường hoặc thấp thì nguyên nhân có thể là suy dưới đồi.
  • Đo nồng độ TSH máu.
  • Đo nồng độ testosterone máu và DHED – S.
  • Trường hợp nồng độ androgen cao thì có thể là đa nang buồng trứng hoặc khối u tiết androgen từ buồng trứng và tuyến thượng thận.
Hormone FSH cao dẫn đến tình trạng suy buồng trứng gây ra tình trạng vô kinh
Hormone FSH cao dẫn đến tình trạng suy buồng trứng gây ra tình trạng vô kinh

7. Phương pháp điều trị bệnh vô kinh

Dựa vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng vô kinh mà người bệnh có thể lựa chọn các cách điều điều trị phù hợp nhất:

  • Ăn kiêng và tập thể dục giảm cân ở mức độ vừa phải
  • Giữ tinh thần thoải mái
  • Chế độ luyện tập phù hợp, không quá mức
  • Người bệnh suy buồng trứng sớm nên cần điều trị hormon thay thế theo những gì bác sĩ chỉ định
  • Vô kinh có thể Labo nguyên nhân buồng trứng đa nang, quá sản nội mạc tử cung, béo phì và rối loạn chuyển hóa,… 
  • Giảm cân khoa học bằng việc ăn kiêng và tập thể dục,…
Nên lựa chọn việc ăn kiêng khoa học để tránh làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt
Nên lựa chọn việc ăn kiêng khoa học để tránh làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt
  • Phẫu thuật sẽ được chỉ định đối với người bệnh có nhiễm sắc thể Y hay có những tổn thương về sinh dục nhằm phục hồi và tạo hình âm đạo giúp máu kinh thoát ra.
  • Các phẫu thuật như: cắt bỏ mô sẹo trong tử cung và khối u lành tính.
  • Bên cạnh đó, phụ nữ cần nên đi khám sức khỏe định kỳ.
  • Phòng ngừa tình trạng vô kinh.

Điều trị vô kinh sẽ phụ thuộc vào những nguyên nhân gây ra tình trạng này, đó là:

  • Chế độ ăn uống khoa học: phụ nữ không nên bỏ bữa sáng, dinh dưỡng đủ chất, ưu tiên chọn các thực phẩm dễ tiêu, trái cây và hoa quả,…
  • Uống nhiều nước, hạn chế uống rượu bia, đồ uống có gas,…
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: ngủ đủ giấc, tập yoga, thư giãn đầu óc, tránh căng thẳng,…
  • Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc hormone và thuốc tránh thai có thể giúp ra kinh hoặc có thể kích hoạt quá trình rụng trứng để gây ra kinh nguyệt. 
  • Liệu pháp hormone được sử dụng để cân bằng nội tiết tố.
Người vô kinh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tránh thai trong quá trình điều trị
Người vô kinh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tránh thai trong quá trình điều trị

Phẫu thuật là rất hiếm khi được chỉ định, nhưng sẽ cần thiết trong một số trường hợp, như:

  • Sửa các khiếm khuyết do gen hoặc NST gây ra.
  • Điều trị khối u tuyến yên.
  • Loại bỏ mô sẹo ở tử cung (hội chứng Asherman)

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh, cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Hơn thế nữa, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phòng Lab được đánh giá đứng đầu Việt Nam và đi cùng là đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, là nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

Tham khảo thêm:

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/3924-amenorrhea
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/amenorrhea/symptoms-causes/syc-20369299
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482168