Mẹ bầu không tăng cân là tình trạng đáng lo ngại ở những người phụ nữ đang mang thai. Với những mẹ bầu không tăng cân sẽ gặp những tình trạng gì trong thai kỳ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKI. Phan Nguyễn Hoàng Vân – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn.

Những cách tăng cân hiệu quả dành cho mẹ bầu không tăng cân
Những cách tăng cân hiệu quả dành cho mẹ bầu không tăng cân

1. Mẹ bầu không tăng cân nguyên nhân do đâu? 

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng cân chậm trong suốt quá trình mang thai. Đó là: 

  • Sự trao đổi chất trong cơ thể mẹ diễn ra nhanh.
  • Ốm nghén quá nhiều.
  • Không có cảm giác thèm ăn.
  • Không muốn tăng cân nhiều nên có chế độ ăn kiêng nhằm giữ vóc dáng.
  • Cơ thể mẹ mắc một số bệnh lý khiến cân nặng không thể tăng. 
  • Căng thẳng, stress: một số mẹ bầu khi mang thai hormone thay đổi khiến bản thân dễ nhạy cảm hơn. Tâm trạng bất ổn cũng khiến mẹ bầu không thể ăn uống đầy đủ.
  • Cơ địa: nhiều mẹ bầu có cơ địa khó tăng cân nên dù ăn uống đầy đủ vẫn không tăng cân như mong muốn.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu không tăng cân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu không tăng cân

2. Mẹ bầu không tăng cân có sao không?

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không tăng cân là điều bình thường, thậm chí mẹ bầu còn có thể giảm được vài cân. Tuy nhiên, mức tăng cân khi mang thai sẽ cần phải tăng lên vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.

Số cân tối thiểu mà thai phụ nên tăng trong thời kỳ mang thai phụ thuộc vào cân nặng của bản thân trước khi thụ thai, cùng nhiều yếu tố khác. Nếu thai phụ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn trước khi mang thai, thông thường chỉ cần tăng cân ít hơn trong giai đoạn bắt đầu mang thai cùng với chỉ số khối cơ thể thấp hơn. 

Đến tam cá nguyệt thứ hai và ba, mẹ bầu cần phải để tâm tới các chỉ số cân nặng một cách thận trọng. Tránh trường hợp thiếu cân cũng như thừa cân quá mức. Vì cả hai đều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. 

Trong giai đoạn tam cá nguyệt 2 và 3, mẹ bầu cần tăng ít nhất từ 360g đến 450g mỗi tuần. Mẹ trong nhóm thừa cân có BMI từ 25 – 29,9 cần tăng khoảng 6 – 11kg để tránh bị tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao. Mẹ bầu thuộc nhóm thừa cân béo phì chỉ cần tăng từ 5 – 9kg là đủ.

Mẹ bầu không tăng cân có thể là do ốm nghén, nôn ói
Mẹ bầu không tăng cân có thể là do ốm nghén, nôn ói

3. Mẹ bầu không tăng cân sẽ xảy ra điều gì?

Mẹ bầu không tăng cân suốt thai kỳ có thể khiến cả mẹ và con có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn. Những đứa trẻ có mẹ tăng cân quá ít khi mang thai có nhiều khả năng đối mặt với các nguy cơ như:

  • Kém phát triển
  • Sinh non
  • Thiếu cân
  • Bị hạn chế tăng trưởng trong tử cung (khi em bé không phát triển như mong đợi)
  • Có có nguy cơ mắc một số bệnh và tình trạng khác cao hơn, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa và Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Trong ba tháng đầu nếu mẹ bầu không tăng cân hoàn toàn không có ảnh hưởng gì tới em bé. Vì lúc này bào thai còn nhỏ cho nên nhu cầu dinh dưỡng không cao. Tuy nhiên, nếu trong suốt 6 tháng sau mẹ không tăng cân hoặc tăng rất ít lại ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Vì thế mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo cân nặng tăng ổn định.

Mẹ bầu không tăng cân có thể xảy ra tình trạng sinh non
Mẹ bầu không tăng cân có thể xảy ra tình trạng sinh non

4. Lời khuyên cho mẹ bầu không tăng cân

4.1 Tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng, tránh carbohydrate tinh chế

Carbohydrate tinh chế không những không chứa dinh dưỡng mà còn có hại cho sức khỏe của mẹ bầu không tăng cân. Carbohydrate tinh chế là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, thúc đẩy cảm giác no trong thời gian ngắn (chỉ khoảng 1 giờ).

Mặc dù tạo cảm giác ngon miệng nhưng lại khiến mẹ bầu nhanh đói hơn. Tiêu thụ carb tinh chế không chỉ khiến mẹ dễ bị béo phì mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Vì vậy, nếu mẹ muốn tăng cân khỏe mạnh hãy tránh tuyệt đối hoặc hạn chế thực phẩm này như nước ngọt, thức ăn nhanh,…

Mẹ hãy tập trung vào các chất béo, chất xơ và protein lành mạnh như: bơ, cá béo như cá hồi, các loại hạt, bánh mì nguyên hạt, rau xanh, thịt đỏ, trứng, phô mai,…

Protein là một dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu không tăng cân
Protein là một dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu không tăng cân

4.2 Tăng lượng calo trong mỗi bữa ăn

Mỗi bữa ăn mẹ hãy thử thêm một thìa dầu ô liu, phô mai kem hoặc phô mai giàu calo vào các món ăn. Nghiên cứu đã chỉ ra việc bổ sung thêm chất bổ sung protein vào bữa ăn sẽ giúp mẹ tăng cân khỏe mạnh.

Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều protein vì có thể hạn chế sự phát triển của bé. Chị em mang thai nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bổ sung thêm lượng protein phù hợp. 

4.3 Bổ sung trái cây 

Giai đoạn mang thai, nước là nguồn khoáng chất không thể thiếu cho cơ thể của mẹ và bé. Mẹ bầu cần uống đủ từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Đối với một số mẹ bầu không tăng cân, có thể thay thế nước bằng trái cây, nước ép nguyên chất từ rau củ quả.

Chúng cung cấp cho bé axit folic, một loại vitamin giúp hình thành các tế bào khỏe mạnh và giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Mẹ lưu ý nên lựa chọn các loại trái cây ít ngọt để đảm bảo lượng đường huyết ở mức ổn định.

Trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu không tăng cân
Trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu không tăng cân

4.4 Chia nhỏ bữa ăn

Mẹ bầu không tăng cân thay vì ăn 3 bữa chính, nên chia nhiều bữa phụ. Mẹ hãy thử ăn sáu bữa ăn nhẹ cỡ nhỏ mỗi hai giờ hoặc lâu hơn. Ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên cũng giúp chống lại tình trạng ốm nghén.

Ví dụ, thay vì ăn một bữa tối đầy đủ, mẹ hãy ăn một miếng bánh mì nguyên hạt với sữa chua Hy Lạp và quả mọng. Hoặc ăn vặt bằng các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, macca,… Những bữa ăn nhẹ này vẫn có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng và cung cấp lượng calo cần thiết mà không khiến mẹ thấy chán ăn.

Nếu đôi khi mẹ không có cảm giác thèm ăn, hãy thử uống sinh tố rau củ quả tươi để dễ ăn hơn. 

4.5 Xây dựng thói quen tập thể dục

Tập thể dục khi mang thai rất tốt cho sức khỏe của thai phụ và em bé trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt là khi thực hiện điều độ và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ cần đảm bảo rằng mẹ ăn đủ chất để đạt được mục tiêu về thể lực và lượng calo.

Tập thể dục sẽ khiến cơ thể mẹ phải tiêu hao lượng calo đáng kể, từ đó mẹ cũng chóng đói và thèm ăn hơn. 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc chỉ tăng nhẹ, nên tăng cường hoặc duy trì ít nhất 150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải (chẳng hạn như đi bộ nhanh) mỗi tuần.

Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng mẹ có thể tham khảo như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội,..

Tuy nhiên trước khi tập, thai phụ cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn lựa bài tập phù hợp nhất. Đồng thời cũng nên chọn địa điểm tập rộng rãi, khô thoáng và thoải mái.

Tập thể dục giúp mẹ bầu mau đói và kích thích sự thèm ăn
Tập thể dục giúp mẹ bầu mau đói và kích thích sự thèm ăn

4.6 Bổ sung vitamin

Ngoài các chất dinh dưỡng tự nhiên, mẹ bầu không tăng cân nên bổ sung thêm các loại vitamin như sắt, canxi, Omega 3,… không những giúp mẹ có một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp trẻ ngăn ngừa được các bệnh lý không mong muốn. 

5. Khi nào mẹ bầu không tăng cân cần gặp bác sĩ

Đôi khi, buồn nôn và nôn mửa dữ dội và liên tục có thể khiến mẹ không thể tăng cân khi mang thai. Nếu chị em mang thai nằm trong số 1 đến 3% phụ nữ mắc chứng nôn nghén nặng, em bé rất có thể không nhận được các chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng cần thiết để phát triển. Ngoài ra mẹ còn phải đối mặt với tình trạng bị mất nước, ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của bé. 

Nếu mẹ bầu không tăng cân theo tiêu chuẩn cần phải tới các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám.

Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi mẹ bầu không tăng cân có sao không? Hy vọng những thông tin mà Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn cung cấp sẽ hữu ích đối với các mẹ bầu đang gặp tình trạng như trên.

Việc tăng cân là cần thiết, nếu mẹ không thể tăng cân cũng không nên căng thẳng, stress cũng như ép bản thân phải bổ sung thật nhiều dinh dưỡng. Hãy giữ tâm trạng luôn thoải mái, và gặp bác sĩ để có phương pháp phù hợp nhất với tình trạng của bản thân.

Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000617.htm
  2. https://www.sarahremmer.com/help-im-pregnant-and-not-gaining-enough-weight