Rối loạn kinh nguyệt là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống sinh hoạt, nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì

Kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra theo chu kỳ, đây là tình trạng bong lớp niêm mạc tử cung do sự thay đổi nội tiết làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12 tuổi trở lên. Một chu kỳ trung bình là 28 ngày, nhưng có một số trường hợp ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 ngày.

Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nào, có thể do nội tiết gây ra, tổn thương thực thể tại cơ quan sinh dục nữ hoặc đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sống.

Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, khác nhau về mức độ, biểu hiện ở từng giai đoạn như dậy thì, sinh con, mãn kinh. Tình trang này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.

Rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện ở nhiều nhóm tuổi của phụ nữ
Rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện ở nhiều nhóm tuổi của phụ nữ

Tham khảo thêm: Chu kỳ kinh nguyệt và những điều bạn cần biết

2. Nhận biết rối loạn kinh nguyệt

Bất thường về chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên vẫn nên chú ý khi gặp một số biểu hiện bất thường sau của rối loạn kinh nguyệt.

Bất thường về chu kỳ kinh: khi vòng kinh của bạn kéo dài trên 35 ngày hay còn gọi là kinh thưa hay dưới 22 ngày là kinh mau, thậm chí vô kinh là không có kinh từ 6 tháng trở lên.

Bất thường về máu kinh:

  • Cường kinh gọi là băng kinh, lượng máu kinh nhiều hơn 20ml/kỳ.
  • Thiểu kinh số ngày có kinh ít hơn 2 ngày, lượng kinh ít hơn 20ml/kỳ.
  • Rong kinh thì số ngày có kinh nhiều hơn 7 ngày.

Màu máu kinh: máu kinh bình thường là máu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nhưng nếu có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hoặc hồng nhạt thì đó là điều bất thường.

Triệu chứng bất thường đi kèm khác: thống kinh là hiện tượng phổ biến nhất, triệu chứng thường có là đau bụng dưới khi hành kinh, cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan rộng ra toàn bụng. Ngoài ra có thể thấy một số triệu chứng kèm theo như căng tức ngực, buồn nôn, tâm tính thất thường, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Quan sát số ngày hành kinh xem bạn có thực bị rối loạn kinh nguyệt
Quan sát số ngày hành kinh xem bạn có thực bị rối loạn kinh nguyệt

3. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt đều có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng không phải ai cũng biết được chính xác nguyên nhân từ đâu. Một số nguyên do gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp

3.1 Ảnh hưởng của nội tiết tố

  • Sự cân bằng nội tiết tố đều ảnh hưởng đến từng giai đoạn của người phụ nữ, bao gồm tuổi dậy thì, mang thai, sinh con, mãn kinh.
  • Giai đoạn dậy thì, cơ thể của nữ giới trải qua những thay đổi lớn. Mất vài năm thì nồng độ Estrogen và Progesterone mới có thể đạt được sự cân bằng và đây được xem là thời gian mà chu kỳ kinh nguyệt dễ xảy ra bất thường nhất.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh đây là thời điểm suy giảm của buồng trứng, nội tiết tố nữ thay đổi làm chu kỳ và lượng máu kinh cũng thay đổi theo.
  • Giai đoạn mãn kinh tính từ 12 tháng kể từ ngày kinh nguyệt cuối cùng, sau thời kỳ này, phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt.
  • Hầu hết phụ nữ không có kinh trong thời gian mang thai, cho con bú.

3.2 Nguyên nhân thực thể

  • Thai ngoài tử cung, dọa sảy thai.
  • Tổn thương cổ tử cung, polyp cổ tử cung, buồng tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung, buồng trứng đa nang.
  • Bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường, bệnh lý liên quan đến tuyến yên.
  • Viêm nhiễm đường sinh dục, niêm mạc tử cung.
  • Thay đổi điều kiện sống, thói quen sinh hoạt, bị áp lực học tập, gia đình hoặc công việc làm cho người phụ nữ chán nản hay buồn rầu.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cân hoặc giảm cân quá mức cũng làm kinh nguyệt bị rối loạn.
  • Sử dụng thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường hoặc thuốc điều trị cao huyết áp.
Nếu kỳ kinh kéo dài hoặc rút ngắn lại thì bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt
Nếu kỳ kinh kéo dài hoặc rút ngắn lại thì bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt

4. Các dạng rối loạn kinh nguyệt 

4.1 Rong kinh

Đây là hiện tượng chảy máu kinh nguyệt được xem là nặng, tình trạng này gây cản trở các hoạt động hàng ngày và cả trong công việc. Lượng máu mất ở mỗi kỳ kinh bình thường khoảng 50 – 150ml. Nhưng nếu mất nhiều máu, gấp hơn 10 lần lượng máu thông thường ở mỗi kỳ kinh, phải thay băng vệ sinh liên tục mỗi giờ đó là hiện tượng rong kinh.

Rong kinh có thể xuất hiện ở các giai đoạn khác nhau, có thể xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên hoặc vào những năm 40 – 50 tuổi, khi phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh.

Ngoài ra, rong kinh còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như:

  • Nội tiết tố trong cơ thể đang mất cân bằng
  • Viêm nhiễm cổ tử cung, tử cung, vùng chậu
  • Đa nang buồng trứng
  • U xơ tử cung, viêm tử cung
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
  • Suy giáp
  • Chế độ ăn uống hoặc tập luyện bị thay đổi thất thường
  • Rong kinh cần được thăm khám, kiểm tra để tìm nguyên nhân và hướng can thiệp nhằm xử trí kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Rối loạn kinh nguyệt nếu không được phát hiện được nguyên nhân và điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng
Rối loạn kinh nguyệt làm tỷ lệ thụ thai của người phụ nữ thấp đi

4.2 Vô kinh

Ngược lại với rong kinh, đó là tình trạng hoàn toàn không có kinh nguyệt hoặc mất kinh. Vô kinh được xem là bình thường ở trước tuổi dậy thì, đang mang thai và sau mãn kinh. Nếu phụ nữ không có kinh nguyệt hàng tháng và không thuộc 3 nhóm vừa kể trên, nên thăm khám ngay để được bác sĩ tư vấn giải pháp can thiệp phù hợp. Có 2 loại vô kinh, đó là:

  • Vô kinh nguyên phát: nữ giới đã bước sang tuổi 16 nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt. Nguyên nhân là từ những bất thường trong hệ thống nội tiết, vấn đề ở buồng trứng, vùng dưới đồi hoặc bất thường về bộ mã di truyền.
  • Vô kinh thứ phát: nữ giới có kinh nguyệt đều đặn nhưng đột ngột lại mất kinh trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Nguyên nhân do rối loạn nội tiết tố trong, gặp vấn đề ở tuyến yên, tuyến giáp, bệnh lý u nang buồng trứng hoặc đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.

4.3 Đau bụng kinh

Phụ nữ ai cũng đều bị đau bụng kinh trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Ở một số người, triệu chứng đau bụng kinh sẽ xảy ra nhẹ nhàng ở mỗi tháng. Nhưng nếu tình trạng đau đớn và kéo dài gọi là thống kinh, nữ giới cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ để sức khỏe được chăm sóc đúng cách.

Ngoài những cơn đau bụng trong chu kỳ kinh, phụ nữ còn gặp các tình trạng như chuột rút là do tử cung co thắt dưới sự kích hoạt của Prostaglandin, đây là một chất giống như hormone được sản xuất bởi các tế bào niêm mạc ở tử cung, giúp lưu thông trong máu. Ai bị thống kinh đều có cảm giác tiêu chảy hoặc muốn ngất xỉu, người nhợt nhạt và đổ nhiều mồ hôi bởi vì Prostaglandin lúc này làm tăng tốc độ co bóp tử cung, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp và làm chóng mặt.

4.4 Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hay còn gọi PMS, triệu chứng thường xuất hiện vào ngày 5 – 7 ngày trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, và sẽ biến mất ngay khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Theo một số khảo sát, kết quả có khoảng 30 – 40% phụ nữ có thể gặp phải các triệu chứng tiền kinh nguyệt nặng nề, gây ảnh hưởng đến các hoạt động và công việc hàng ngày. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt gồm có:

  • Đầy bụng, căng, sưng và tức ngực
  • Nhức đầu, táo bón
  • Dễ tức giận, cáu gắt, lo lắng và bối rối
  • Căng thẳng, tâm trạng thất thường, mất khả năng tập trung
  • Trầm cảm

Hội PMS gây ra do sự tăng, giảm nồng độ Estrogen và Progesterone trong cơ thể, ảnh hưởng đến các chất được tiết ra ở não, như Serotonin là một chất có khả năng ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc.

Nguyên nhân một số phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt lại phát triển hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là một dạng nặng nhất của PMS vẫn chưa rõ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, những trường hợp này xảy ra là do có sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.

4.5 Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt

Tên viết tắt là PMDD là một dạng nghiêm trọng nhất của hội chứng PMS. Có khoảng 3 – 8% phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống khi gặp phải tình trạng PMDD.

Các triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là dễ cáu gắt, lo lắng và tâm trạng thay đổi thất thường. Với những phụ nữ có tiền sử trầm cảm, bị trầm cảm sau sinh đều có nguy cơ bị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt cao hơn những người phụ nữ bình thường.

5. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm khác, phải kể đến:

Thiếu máu: do rong kinh, cường kinh kéo dài gây mất nhiều máu, làm phụ nữ bị thiếu máu, da xanh xao, mệt mỏi, thở gấp, loạn nhịp tim, nguy hiểm hơn có thể bị đe dọa đến tính mạng trong trường hợp thiếu máu nặng.

Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa tăng cao: thời gian hành kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện trong các sinh hoạt hàng ngày, mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ tấn công và gây nên các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến.

Khó đậu thai: chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến phụ nữ khó canh thời điểm rụng trứng, dẫn đến khó thụ thai thành công nếu nặng có thể dẫn đến vô sinh.

Đời sống tình dục bị ảnh hưởng: chu kỳ kinh kéo dài khiến người phụ nữ không thể quan hệ tình dục, nếu quan hệ vào những ngày hành kinh sẽ khiến nữ giới dễ mắc các bệnh phụ khoa.

Ảnh hưởng đến nhan sắc: EstrogenProgesterone đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sắc đẹp nữ giới. Rối loạn hormone sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc chị em, khiến làn da dễ nổi mụn, sạm màu, kém mịn màng, tâm trạng dễ cáu gắt, nóng nảy.

Rối loạn kinh nguyệt khiến phụ nữ dễ cáu gắt, mệt mỏi, nhức đầu
Rối loạn kinh nguyệt khiến phụ nữ dễ cáu gắt, mệt mỏi, nhức đầu

Bệnh lý phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng của các bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì có thể xảy ra các biến chứng gây chèn ép các cơ quan lân cận, biểu hiện của các bệnh lý ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, đe dọa tính mạng phụ nữ nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn tự tin là bệnh viện tiên phong trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn tại Sài Gòn. Bệnh viện cung cấp các dịch vụ xét nghiệm đánh giá tiền sản, giúp các cặp vợ chồng có thể tìm ra nguyên nhân muộn con và phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời. Ngoài ra, bệnh viện còn sở hữu đội ngũ các chuyên gia đầu ngành có hơn 10 năm trong kinh nghiệm, điều này giúp cho tỷ lệ mang thai ở các cặp vợ chồng được tăng cao.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN