Hormone LH giống như hormone kích thích nang trứng, nó được sản xuất và giải phóng bởi các tế bào ở tuyến yên trước.

Hormone LH và FSH có mối liên hệ gì với sức khỏe
Hormone LH và FSH có mối liên hệ gì với sức khỏe

1. Hormone LH là gì?

Hormone LH hay Luteinizing hormone là một nội tiết sinh sản quan trọng ở cả phụ nữ và nam giới. Nó được sản xuất bởi tuyến yên và nồng độ hormone trong máu được duy trì bởi trục HPG, một mạch nội tiết chịu trách nhiệm điều chỉnh chức năng sinh sản.

Ở nam giới, hormone luteinizing kích thích tế bào Leydig trong tinh hoàn sản xuất testosterone, hoạt động cục bộ để hỗ trợ sản xuất tinh trùng. Testosterone cũng tác động lên khắp cơ thể để tạo ra các đặc tính nam như tăng khối lượng cơ bắp, mở rộng thanh quản để tạo ra giọng nói trầm và sự phát triển của lông mặt và cơ thể.

Ở phụ nữ, hormone tạo hoàng thể thực hiện các vai trò khác nhau trong hai nửa của chu kỳ kinh nguyệt.

Trong tuần thứ nhất đến tuần thứ hai của chu kỳ, hormone LH cần thiết để kích thích các nang trứng trong buồng trứng sản sinh ra hormone sinh dục nữ, estradiol.

Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ, nồng độ hormone luteinizing tăng cao khiến nang noãn vỡ ra và giải phóng một tế bào trứng trưởng thành ra khỏi buồng trứng, quá trình này gọi là rụng trứng.

Trong thời gian còn lại của chu kỳ (tuần thứ 3 đến tuần thứ 4), phần còn sót lại của nang trứng tạo thành thể vàng. Hormone tạo hoàng thể kích thích hoàng thể sản xuất progesterone, rất cần thiết để hỗ trợ giai đoạn đầu của thai kỳ nếu quá trình thụ tinh xảy ra.

Hormone LH là một trong những nội tiết sinh sản quan trọng ở cả hai giới
Hormone LH là một trong những nội tiết sinh sản quan trọng ở cả hai giới

2. Hormone LH được kiểm soát như thế nào?

Sự tiết hormone LH từ tuyến yên trước được điều hòa thông qua một hệ thống gọi là trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. Ở vùng dưới đồi, kisspeptin kích thích giải phóng hormone giải phóng Gonadotropin, liên kết với các thụ thể ở tuyến yên trước.

Điều này kích thích cả sự tổng hợp và giải phóng hormone luteinizing (và hormone kích thích nang trứng). Hormone luteinizing được giải phóng sẽ được đưa vào máu, nơi nó liên kết với các thụ thể ở tinh hoàn và buồng trứng để điều chỉnh sự tiết hormone và sản xuất tinh trùng hoặc trứng.

Ở nam giới, testosterone tạo ra phản hồi tiêu cực này và ở phụ nữ, estrogen và progesterone cũng có tác dụng tương tự ngoại trừ điểm giữa của chu kỳ kinh nguyệt. Tại thời điểm này, sự tiết estrogen cao từ buồng trứng sẽ kích thích sự gia tăng hormone luteinizing từ tuyến yên, gây ra sự rụng trứng.

Việc điều chỉnh giải phóng hormone luteinizing rất quan trọng để duy trì khả năng sinh sản. Việc đo nồng độ hormone luteinizing có trong nước tiểu có thể được sử dụng để dự đoán thời điểm hormone LH tăng vọt ở phụ nữ và từ đó dự đoán thời điểm rụng trứng.

Đây là một trong những phương pháp được ứng dụng trong bộ dụng cụ dự đoán ngày rụng trứng được các cặp vợ chồng muốn thụ thai sử dụng.

Hormone LH có chức năng điều hòa và giải phóng hormone Gonadotropin
Hormone LH có chức năng điều hòa và giải phóng hormone Gonadotropin

3. Cơ thể thừa hormone LH sẽ xảy ra hiện tượng gì?

Quá nhiều hormone LH có thể là dấu hiệu của vô sinh. Do sự tiết hormone LH được kiểm soát chặt chẽ bởi trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục, nên nồng độ hormone luteinizing cao trong máu có thể cho thấy việc sản xuất steroid sinh dục từ tinh hoàn hoặc buồng trứng giảm (ví dụ như suy buồng trứng sớm).

Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng phổ biến ở phụ nữ có liên quan đến nồng độ hormone luteinizing cao và giảm khả năng sinh sản. Trong tình trạng này, sự mất cân bằng giữa hormone tạo hoàng thể và hormone kích thích nang trứng có thể kích thích sản xuất testosterone không phù hợp.

Các tình trạng di truyền, chẳng hạn như hội chứng Klinefelter và hội chứng Turner, cũng có thể dẫn đến nồng độ hormone luteinizing cao. Hội chứng Klinefelter là một rối loạn chỉ xảy ra ở nam giới và là kết quả của việc mang thêm một nhiễm sắc thể X (người bệnh có nhiễm sắc thể XXY, thay vì nhiễm sắc thể XY).

Kết quả là tinh hoàn có kích thước nhỏ và không tiết ra đủ lượng testosterone để hỗ trợ sản xuất tinh trùng.

Ngược lại, hội chứng Turner là một rối loạn chỉ xảy ra ở phụ nữ do mất một phần hoặc toàn bộ nhiễm sắc thể X (người bệnh mang nhiễm sắc thể XO chứ không phải XX). Với những người bệnh bị ảnh hưởng, chức năng buồng trứng bị suy giảm. Do đó cơ thể sẽ phải tăng việc sản xuất hormone LH để kích thích chức năng buồng trứng.

Nếu lượng LH trong cơ thể quá nhiều có thể gây ra tình trạng suy buồng trứng ở nữ giới
Nếu lượng LH trong cơ thể quá nhiều có thể gây ra tình trạng suy buồng trứng ở nữ giới

4. Cơ thể thiếu hormone LH sẽ xảy ra hiện tượng gì? 

Quá ít hormone tạo hoàng thể cũng sẽ dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ, vì nồng độ hormone LH cần phải đảm bảo đủ để tham gia vào chức năng tinh hoàn hoặc buồng trứng. 

Ở nam giới, một ví dụ về tình trạng nồng độ hormone luteinizing thấp đó là hội chứng Kallmann, có liên quan đến sự thiếu hụt bài tiết hormone giải phóng gonadotrophin từ vùng dưới đồi.

Đối với phụ nữ, thiếu hụt hormone LH có nghĩa là quá trình rụng trứng không xảy ra hoặc khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

Lượng hormone LH quá thấp là nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn
Lượng hormone LH quá thấp là nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn

​5. Thế nào được coi là mức LH bình thường?

Đối với chị em phụ nữ, lượng hormone LH lưu thông trong máu sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Còn ở nam giới, mức LH thường ổn định. Theo như BSCKI. Phan Nguyễn Hoàng Vân, hormone LH (đối với phụ nữ) ở mức bình thường sẽ giao động khoảng:

  • Ngày 1-14 (Giai đoạn nang trứng): 1-12 IU/L
  • Ngày ~14 (Rụng trứng): 16-104 IU/L
  • Ngày 14-28 (Giai đoạn hoàng thể): 1-12 IU/L

6. Khi nào nên kiểm tra mức LH?

Hormone LH ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản ở cả nam và nữ. Vì lý do này, mức độ của nó thường được kiểm tra nếu một cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai. LH cũng được theo dõi chặt chẽ nếu phụ nữ đang được điều trị bằng các công nghệ hỗ trợ sinh sản, chẳng hạn như IVF. 

Ở nữ giới, kinh nguyệt không đều, các triệu chứng sớm của thời kỳ tiền mãn kinh và dậy thì sớm hoặc muộn đều có thể là dấu hiệu của sự rối loạn nồng độ LH. Ở nam giới, các triệu chứng testosterone thấp có thể cho thấy LH lưu hành thấp.

Nếu kinh nguyệt của nữ giới đang bị rối loạn thì nên kiểm tra nồng độ FSH trong cơ thể
Nếu kinh nguyệt của nữ giới đang bị rối loạn thì nên kiểm tra nồng độ FSH trong cơ thể

7. Mối liên hệ giữa FSH và LH

Hormone FSH và hormone LH đều là những nội tiết tố được sản xuất ở phần trước của tuyến yên và đều được điều hòa bởi trục HPG. Chúng phối hợp với nhau để tác động đến các tế bào trong tuyến sinh dục, đó là lý do tại sao sự cân bằng của chúng trong máu rất quan trọng để duy trì chức năng sinh sản.

Ở phụ nữ, FSH và LH cùng tác động lên các tế bào khác nhau trong buồng trứng để tạo điều kiện thuận lợi cho trứng trưởng thành và rụng trứng hàng tháng. Cả hai hormone này cũng quan trọng sau khi rụng trứng.

Tỷ lệ LH lưu hành so với FSH, còn được gọi là tỷ lệ LH:FSH, là phép đo được sử dụng để giúp chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ở phụ nữ. Nếu chị em mắc PCOS, tỷ lệ LH:FSH có thể sẽ cao hơn 1.

Ở nam giới, FSH và LH tác động lên các tế bào khác nhau trong tinh hoàn để điều chỉnh chức năng sinh sản. Các tế bào Sertoli, chịu trách nhiệm cho sự trưởng thành của các tế bào tinh trùng chưa trưởng thành, được tác động bởi FSH. Trong khi đó, LH tạo điều kiện sản xuất testosterone bằng cách kích thích tế bào Leydig.

Hormone LH là hormone quan trọng trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản ở cả hai giới. Vì vậy, nếu bạn lo ngại bản thân có nồng độ hormone này ở mức quá thấp hoặc quá cao, hãy tiến hành kiểm tra để có phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Sài Gòn.

Bên cạnh, cung cấp các dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân khó có con ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Bên cạnh hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19406029
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/body/22255-luteinizing-hormone
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK539692