Hệ bài tiết hay hệ tiết niệu là một trong những hệ cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Hệ bài tiết có chức năng lọc máu thành nước tiểu và đào thải ra ngoài. Nhưng nếu hệ bài tiết mắc bệnh thì sức khỏe của con người bị ảnh hưởng rất nhiều.

Hệ bài tiết và những bệnh lý liên quan
Hệ bài tiết và những bệnh lý liên quan

1. Tổng quan cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết

Hệ bài tiết thực hiện chức năng thải bỏ những chất lỏng, những chất dư thừa trong cơ thể ra bên ngoài. Hệ bài tiết của con người gồm những cơ quan sau đây:

1.1 Thận

Trong hệ bài tiết của con người có 2 quả thận, nằm hai bên trái phải đối xứng với cột sống. Thận là cơ quan dạng đặc, trọng lượng khoảng 135 gram, kích thước 12 x 6 x 3 cm. Các nhu mô thận dày khoảng 1.8 cm, tính dai và bao phủ phía ngoài thận.

Thận có chức năng lọc máu và bài tiết chất thải đã lọc được vào nước tiểu. Giúp điều hòa thể tích và thành phần trong máu, điều hòa độ pH, chỉ số huyết áp và đường huyết.

Bên cạnh đó, cơ quan này còn là nơi sản xuất ra nội tiết Calcitriol và Erythropoietin, liên quan đến nhiều hoạt động bên trong cơ thể.

Trong hệ bài tiết của con người có 2 quả thận, chức năng lọc máu thành nước tiểu
Trong hệ bài tiết của con người có 2 quả thận, chức năng lọc máu thành nước tiểu

1.2 Niệu quản

Niệu quản trong hệ bài tiết có chức năng dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, được chia thành ba đoạn, đó là niệu quản trên, giữa và dưới. Độ dài của cơ quan này từ 25 – 30cm và đường kính trong khoảng 3 mm.

1.3 Bàng quang

Bàng quang của hệ bài tiết có cấu trúc là một túi rỗng lớn để chứa nước tiểu. Khi rỗng, bàng quang không chứa nước tiểu thì sẽ lấp toàn bộ phía sau khớp mô. Nhưng khi đầy nước tiểu, kích thước của nó sẽ tăng vượt trên khớp mu và sát rốn.

Bàng quang và bể thận được nối thông nhau bằng niệu quản, cấu tạo gồm 4 lớp đó là niêm mạc, hạ niêm mạc, cơ chắc và thanh mạc.

Thể tích của bàng quang khoảng 300 – 500 ml và có thể thay đổi nếu mắc các bệnh lý liên quan đến hệ bài tiết.

Bàng quang có chức năng chứa nước tiểu và khi đầy thì sẽ được thải bỏ ra ngoài.

Bàng quang của hệ bài tiết có cấu trúc là một túi rỗng lớn để chứa nước tiểu
Bàng quang của hệ bài tiết có cấu trúc là một túi rỗng lớn để chứa nước tiểu

1.4 Niệu đạo

Niệu đạo hay còn được biết là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài miệng sáo. Niệu đạo của hai giới có cấu tạo cũng như kích thước khác nhau. Đặc biệt, đường niệu đạo ở nữ ngắn hơn và dễ bị viêm nhiễm hơn nam giới.

Mặt khác, đường niệu đạo của nam giới còn là đường cho tinh trùng xuất ra ngoài.

Tham khảo thêm:

2. Hệ bài tiết và các bệnh liên quan

2.1 Tăng sản tuyến tiền liệt

Đây là một dạng bệnh lành tính, bệnh lý này làm cho tuyến tiền liệt phình to, gia tăng kích thước. Bệnh lý này rất phổ biến ở nam giới lớn tuổi và không liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt.

Triệu chứng thường gặp của tăng sản tuyến tiền liệt là nam giới thường xuyên mắc tiểu và đi tiểu thường xuyên do làm gia tăng áp lực đè lên niệu đạo.

Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là theo dõi tình trạng bệnh hoặc bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc như thuốc chẹn alpha. Nếu bệnh nặng thì phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc.

Tăng sản tuyến tiền liệt là một bệnh phổ biến của hệ bài tiết
Tăng sản tuyến tiền liệt là một bệnh phổ biến của hệ bài tiết

2.2 Tiểu không tự chủ

Đây là tình trạng bàng quang mất đi khả năng kiểm soát vận động, dẫn đến sự rò rỉ nước tiểu. Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh, đó là:

  • Người bệnh mắc bệnh tiểu đường
  • Người đang mang thai hoặc vừa mới sinh con
  • Bàng quang hoạt động quá mức
  • Các bệnh trên tiền liệt tuyến
  • Cơ của bàng quang yếu
  • Cơ nâng đỡ niệu đạo yếu
  • Đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn
  • Người mắc bệnh như đa xơ cứng, Parkinson,…
  • Chấn thương tủy sống
  • Táo bón nặng

Phần lớn các ca bệnh này đều được điều trị bằng cách thay đổi lại lối sống, như kiểm soát lượng nước xuất định kỳ. Nhưng nếu tình trạng nặng hơn bệnh nhân sẽ được can thiệp bằng phẫu thuật đặt ống dẫn nước tiểu nhân tạo.

Tiểu không tử chủ là tình trạng hoạt động mất kiểm soát của bàng quang trong hệ bài tiết
Tiểu không tử chủ là tình trạng hoạt động mất kiểm soát của bàng quang trong hệ bài tiết

2.3 Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh lý này xảy ra khi có sự hiện diện của vi khuẩn hoặc virus xâm nhập hệ bài tiết và gây bệnh. 

Bệnh lý này khá phổ biến ở phụ nữ. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là nóng rát khi đi tiểu. Một số người bệnh khác thì bị đi tiểu lắt nhắt và cảm giác đi tiểu không hết.

Để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng tiểu thì xét nghiệm nước tiểu là vô cùng cần thiết. Khi đã xác định được bệnh, các chuyên gia sẽ chỉ định thuốc kháng sinh trong vòng năm đến bảy ngày để điều trị tình trạng nhiễm trùng.

Bệnh lý xảy ra do sự xâm nhập vào hệ bài tiết và gây bệnh của vi khuẩn
Bệnh lý xảy ra do sự xâm nhập vào hệ bài tiết và gây bệnh của vi khuẩn

2.4 Sỏi hệ niệu

Đây là tên gọi chung của các bệnh lý do sỏi hiện diện tại bất kỳ cơ quan trong hệ bài tiết. Sự hoạt động của thận là nguyên nhân hình thành sỏi, đó là kết quả của sự lắng đọng của các tinh thể thải ra trong nước tiểu ở nồng độ cao.

Bên cạnh đó, lượng nước tiểu quá ít hoặc nồng độ chất khoáng trong nước tiểu cao, lắng đọng ở thận và lâu ngày chúng kết lại tạo thành sỏi. 

Các tinh thể này được tạo ra từ quá trình lọc máu tại các ống thận để hình thành nước tiểu. Chúng lắng đọng tại nhú thận và tại đây các tinh thể sẽ trải qua giai đoạn gắn kết với nhau.

Theo thời gian, kích thước của các tinh thể sẽ càng ngày càng lớn dần, tạo thành viên sỏi và bị giữ lại ở thận và tiếp tục phát triển.

Theo dòng đi của nước tiểu, các viên sỏi sẽ từ thận đi ra ngoài đi đến các cơ quan tiếp theo và có thể nằm yên tại đó, tạo thành sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Qua thời gian, chúng sẽ lớn dần lên, gây ra tình trạng tắc nghẽn, đi kèm là các cơn đau quặn thận dữ dội.

Việc cần làm ngay lúc này là giải quyết sớm sự tắc nghẽn bằng các phương pháp can thiệp, nhằm phòng tránh tình trạng nhiễm trùng và bảo tồn được chức năng của thận.

Là tình trạng xuất hiện sỏi trong hệ bài tiết
Là tình trạng xuất hiện sỏi trong hệ bài tiết

2.5 Rối loạn cương dương

Dựa theo đặc điểm giải phẫu học, rối loạn cương dương cũng là một bệnh lý thuộc hệ bài tiết. Đây là bệnh lý làm ảnh hưởng đến khả năng tình dục ở nam giới. 

Nguyên nhân của rối loạn cương dương là lưu lượng máu đưa đến bộ phận sinh dục bị hạn chế.

Cách thức điều trị bệnh lý này khá đa dạng, gồm dùng thuốc hay can thiệp bằng thủ thuật dụng cụ.

Rối loạn cương dương là một trong những bệnh lý khiến nam giới vô sinh
Rối loạn cương dương là một trong những bệnh lý khiến nam giới vô sinh

2.6 Suy thận

Bệnh lý thuốc hệ bài tiết này có thể là biến chứng của tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc chấn thương thận.

Nếu được chẩn đoán suy thận thì chức năng thận của người này đã không thể thải lọc tốt chất thải từ máu, khiến cơ thể bị nhiễm độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

2.7 Ung thư bàng quang

Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, bệnh thường xảy ra chủ yếu ở nam giới và người già.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh, như đau lưng, đau vùng chậu, khó tiểu,… Trong một số trường hợp khác, ung thư bàng quang còn là nguyên nhân dẫn đến một số rối loạn khác ở hệ bài tiết của người bệnh.

2.8 Viêm bàng quang kẽ

Khi mắc phải bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau bàng quang mạn tính, kèm theo các cơn đau vùng chậu ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu để bệnh tình kéo dài sẽ khiến cho bàng quang mất đi tính đàn hồi.

Bệnh lý này khiến cho bàng quan của hệ bài tiết mất đi tính đàn hồi
Bệnh lý này khiến cho bàng quan của hệ bài tiết mất đi tính đàn hồi

2.9 Một số bệnh lý khác

  • Nội mạc bàng quang tăng sinh
  • Tiểu máu
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Bàng quang tăng hoạt
  • Viêm tuyến tiền liệt

3. Những cách phòng ngừa bệnh ở hệ bài tiết

Những bệnh xuất hiện ở hệ bài tiết rất dễ tái lại. Cho nên để giảm nguy cơ mắc bệnh, mọi người nên chủ động phòng ngừa bằng những cách như sau:

  • Dung nạp đủ lượng nước mỗi ngày, lượng nước khác nhau tùy từng độ tuổi.
  • Hạn chế ăn nhiều muối, caffeine, rượu bia, thuốc là vì đay các chất có thể gây kích thích niệu đạo và làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.
  • Tập các bài tập chuyên biệt, giúp tăng cường sức khỏe của nhóm cơ ở vùng chậu.
  • Không nhịn tiểu, tiểu trước khi đi ngủ.
  • Dùng thiết bị bảo hộ khi lao động nặng để phòng ngừa những chấn thương ảnh hưởng đến đường tiết niệu.
  • Vệ sinh vùng sinh dục đúng cách, nhất là nữ giới, để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm.
  • Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.
  • Không nên ngâm mình quá lâu trong bồn tắm, nhất là với phụ nữ.
  • Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh hệ bài tiết, mọi người cần loại bỏ tận gốc các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh như sỏi niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt,…
  • Thăm khám sức khỏe tổng quát và sức khỏe hệ bài tiết thường xuyên, vì sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh ở hệ bài tiết nếu có.
Việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu cũng có gây bệnh ở hệ bài tiết
Việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu cũng có gây bệnh ở hệ bài tiết

Các bệnh thường ở hệ bài tiết hầu hết đều là bệnh đơn giản, có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Nhưng có một số bệnh rất dễ tái phát nếu không được điều trị triệt để và phòng ngừa đúng cách. 

Các bệnh lý ở hệ bài tiết có thể chữa trị và hồi phục hoàn toàn nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ của bệnh hệ bài tiết, người bệnh nên đi đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời, để các tránh biến chứng nguy hiểm.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Bên cạnh đó, bệnh viện còn cung cấp các gói thăm khám với mục đích là đánh giá sức khỏe tổng thể cho những cặp đôi đang có ý định mang thai.

Hệ thống máy móc ở Bệnh viện hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển, được kiểm định thường xuyên, góp phần giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://byjus.com/biology/disorders-of-the-excretory-system
  2. https://toppr.com/guides/biology/excretory-products/disorders-of-the-excretory-system
  3. https://unacademy.com/content/cbse-class-11/study-material/biology/disorders-of-excretory-system