Gợi ý chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm
Quá trình thụ tinh ống nghiệm là một trong những giải pháp hiệu quả cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. Quá trình IVF đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt sức khoẻ để tăng cơ hội thành công. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định là chế độ ăn uống. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn trong thụ tinh ống nghiệm
Các cặp vợ chồng hiếm muộn khi thực hiện IVF điều mong muốn nhất chính là kết quả. Chế độ dinh dưỡng chính là một phần quyết định đến khả năng thành công của quá trình này. Chế độ ăn uống cân đối, giàu chất dinh dưỡng và hạn chế các thực phẩm không lành mạnh có thể gia tăng cơ hội thành công trong IVF.
Chế độ ăn uống khoa học lành mạnh tạo môi trường thuận lợi trong tử cung giúp quá trình thụ tinh và phát triển của phôi thai gặp thuận lợi. Vì vậy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể của cặp vợ chồng tham gia thực hiện IVF. Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp duy trì cơ thể khoẻ mạnh và tâm lý tốt, tăng cơ hội thành công và mang lại kết quả tốt cho quá trình thụ tinh.
2. Nên ăn gì trước khi thực hiện IVF?
Trước khi thực hiện phương pháp IVF, chế độ ăn khoa học và đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống trước khi thực hiện IVF:
- Các loại rau lá xanh đậm và hoa quả tươi: Rau cải, bông cải xanh, rau chân vịt,… bổ sung nhiều chất xơ, và chất chống oxi hoá giúp thúc đẩy nội tiết bên trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy rau là xanh đậm còn có khả năng kích thích một số nhóm dây thần kinh tự động thải bỏ Estrogen thừa ra khỏi cơ thể. Trái cây như dứa, kiwi, mâm xôi, cam,… cung cấp nhiều vitamin và các chất chống oxi hoá cũng nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
- Thực phẩm giàu kẽm: Các loại thực phẩm chứa kẽm gồm hàu, sò, ổi, lòng đỏ trứng để giúp cải thiện chất lượng tinh trùng và giúp trứng phát triển tốt hơn.
- Các loại hạt: Những loại hạt như hạt dẻ, óc chó, hạnh nhân, hướng dương,… rất tốt cho cơ thể vì chúng chứa nhiều chất béo bão hoà, giúp tăng khả năng đậu thai. Hạt hướng dương giàu kẽm,giúp cân bằng hormone sinh sản trong cơ thể, làm tăng chất lượng trứng cho phụ nữ.
- Cá hồi: Giàu axit béo Omega-3, giúp điều chỉnh lượng hormone sinh sản, đồng thời tăng lưu lượng máu tới cơ quan sinh sản. Các cặp vợ chồng nên cho cá hồi vào thực đơn hàng ngày để cải thiện chế độ dinh dưỡng.
- Các loại đậu: Đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan,… là thực phẩm giàu protein, ít chất béo. Đây là những thực phẩm cần thiết để có một buồng trứng tốt.
- Các loại thịt: Như thịt gà, thịt bò, thịt lợn,… giàu protein. Chất này sẽ ảnh hưởng rất lớn trong việc sản xuất hormone cơ thể, tác động đến sự phát triển của buồng trứng.
3. Nên ăn gì sau khi thực hiện IVF?
Sau khi thực hiện quá trình IVF, chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm rất quan trọng để tăng cơ hội thành công và hỗ trợ quá trình phôi phát triển. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống sau khi thực hiện IVF:
- Thực phẩm giàu protein: Protein có vai trò kiểm soát việc sản xuất nội tiết tố của cơ thể . Các hormone này quyết định số lượng và chất lượng trứng của nữ giới. Chất lượng trứng tốt sẽ là nền tảng cho sự thành công của IVF. Các thực phẩn chứa protein như thịt bò, thịt dê, thịt gà, trứng, sữa các loại đậu,…
- Thực phẩm giàu carbohydrate tốt: Cung cấp năng lượng để khởi nguồn cho nhiều hoạt động của cơ thể. Bánh mì nguyên cám, diêm mạch, khoai lang, yến mạch,… là những thực phẩm chứa chất này. Phụ nữ sau chuyển phôi nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
- Thực phẩm chứa chất béo tốt: Mang lại vô số ích lợi to lớn cho tim mạch, giúp giảm nồng độ LDL cholesterol. Ngoài ra, còn giúp cân bằng nồng độ đường trong máu và insulin.
- Thực phẩm chứa axit folic: Đây là một trong những vitamin nhóm B, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh. Thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người đặc biệt là mẹ bầu và sự phát triển bình thường của thai nhi. Vậy nên sau chuyển phôi mẹ bầu nên chú ý bổ sung thực nhóm này. Axit folic chứa trong các thực phẩm súp lơ, bắp cai, măng tây, bí đao,…
- Rau xanh và trái cây: Ưu tiên ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng giúp bổ sung dưỡng chất và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
- Thực phẩm bổ máu: Là những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt, axit folic và vitamin B12, các dưỡng chất này giúp hỗ trợ tăng cường sản xuất hồng cầu và cải thiện chất lượng máu. Phôi thai đang phát triển cần được cung cấp đầy đủ, vì thế các thực phẩm như cải xoăn, cải thìa, bông cải xanh,… rất tốt trong quá trình tái tạo tự nhiên của các tế bào sau chuyển phôi.
- Uống đủ nước: Bất cứ ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển phôi, bạn cũng cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Người trưởng thành cần 35g trên 1kg trọng lượng cơ thể. Có thể bổ sung thêm nước từ các loại sinh tố, hoa quả và các loại trái cây.
4. Những thực phẩm cần kiêng trước và sau chuyển phôi
Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng, chị em phụ nữ cũng cần tránh những thực phẩm dưới đây để quá trình trước và sau chuyển phôi diễn ra thuận lợi:
- Thực phẩm chế biến sẵn: Các thực phẩm đóng gói như xúc xích, đồ hộp, thịt xông khói,… chứa nhiều chất phụ gia và bảo quản, không tốt cho quá trình trước và sau khi thực hiện IVF.
- Thực phẩm nhiều đường: Cố gắng giảm tiêu thụ đường tinh khiết, đường mỳ và thực phẩm có nhiều đường. Thay vào đó, ưu tiên thức ăn giàu chất xơ và có hàm lượng đường tự nhiên như trái cây.
- Thực phẩm có khả năng làm tuột phôi thai: Dứa, đu đủ xanh, rau răm,… sẽ làm co bóp tử cung mạnh. Từ đó phôi thai có thể bị đẩy ra khỏi tử cung,
- Caffein và đồ uống có cồn: Trà, cà phê, rượu, bia,… là những đồ uống không chỉ không tốt cho sức khoẻ mà còn không tốt cho phôi thai trong cơ thể người mẹ.
5. Một số lưu ý cho chị em sau khi chuyển phôi
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp thì chế độ nghỉ ngơi cũng rất quan trọng cho chị em phụ nữ sau chuyển phôi. Chị em cần chú ý những điều sau:
- Nghỉ ngơi: Sau chuyển phôi, hãy nghỉ ngơi và tránh hoạt động hay vận động mạnh trong vài ngày. Tuy nhiên, không nên năm 1 chỗ, hãy vận động nhẹ nhàng để duy trì sự lưu thông máu tốt cho tử cung và niêm mạc.
- Tránh căng thẳng: Hạn chế tình trạng căng thẳng, lo lắng và stress. Các tác động tiêu cực này có thể ảnh hưởng đến quá trình thai nghén.
- Tránh tiếp xúc với hoá chất: Hoá chất có thể gây dị ứng hoặc phản ứng mạnh trong cơ thể, sẽ gây hại cho cả mẹ và bé.
- Bổ sung dưỡng chất: Vitamin và khoáng chất là một phần cần thiết đảm bảo cơ thể đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
- Tránh quan hệ tình dục: Sau chuyển phôi từ 10-14 ngày Bệnh viện không khuyến cáo quan hệ vợ chồng bởi có thể gây cơn co thắt tử cung, phôi thai có thể bị đẩy ra khỏi cơ thể người mẹ.
Khi thực hiện quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng cữ một số thực phẩm không phù hợp và bổ sung vi chất cần thiết là rất quan trọng để tăng khả năng thành công và hỗ trợ quá trình thai nghén. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn và lời khuyên từ bác sĩ và đội ngũ y tế để đảm bảo quá trình IVF diễn ra thuận lợi và an toàn. Sự kiên nhẫn, chăm chỉ và tinh thần lạc quan sẽ là chìa khóa để đạt được mục tiêu của ba mẹ trong hành trình tìm con.
Bài viết trên đã gợi ý chế độ ăn cho người làm thụ tinh ống nghiệm. Hy vọng các cặp vợ chồng chuẩn bị sức khoẻ tốt, sẵn sàng trong hành trình tìm con. Chúc các cặp vợ chồng sớm đón con yêu khoẻ mạnh, kháu khỉnh trào đời!
Để đặt lịch khám 1-1 tại Bệnh viện chúng tôi, bạn có thể liên hệ một trong những phương thức sau đây:
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
- Địa chỉ: 87 Lý Chiêu Hoàng, Phường 10, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 033 758 6226
- Email: lienhe@benhvienhiemmuonsaigon.vn