Bệnh loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp ở người già. Bệnh thường tiến triển âm thầm và không có dấu hiệu cụ thể. Vậy dấu hiệu của bệnh loãng xương là gì? Triệu chứng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh loãng xương có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
Bệnh loãng xương có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

1. Bệnh loãng xương là gì?

“Bệnh loãng xương có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản không?”, trước khi trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần hiểu khái niệm loãng xương là gì. 

Bệnh loãng xương là tình trạng khiến xương bị yếu, xốp. Trong bệnh loãng xương, cơ thể tái hấp thu nhiều mô xương hơn và tạo ra ít mô xương hơn để thay thế, làm giảm mật độ xương. Một người có thể không nhận ra mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương.

Bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất hông, đốt sống cột sống và một số khớp ngoại vi, chẳng hạn như cổ tay.

Bệnh loãng xương là bệnh khiến xương bị xốp và yếu
Bệnh loãng xương là bệnh khiến xương bị xốp và yếu

2. Triệu chứng bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương hầu như không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh sẽ không cảm nhận được hoặc nhận thấy bất cứ điều gì báo hiệu bản thân có thể bị loãng xương. Chỉ khi người bệnh bị gãy xương đột ngột sau một cú ngã nhỏ, mới biết bản thân bị loãng xương.

Tuy nhiên, người bệnh bị loãng xương có thể thông qua một số dấu hiệu sau để nhận thấy bản thân có sự bất thường và tiến hành thăm khám, đó là:

  • Đột ngột mất một inch chiều cao.
  • Thường cúi người về phía trước nhiều hơn trong vô thức.
  • Khó thở.
  • Đau lưng dưới hoặc đau cột sống phần thắt lưng.
Bệnh loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi
Bệnh loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi

3. Nguyên nhân gây bệnh loãng xương là gì?

Tuổi tác là yếu tố chủ yếu gây ra căn bệnh loãng xương. Xương của chúng ta là mô sống giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể.

Chúng liên tục thay thế tế bào và mô trong suốt cuộc đời cho đến khoảng 30 tuổi, cơ thể chúng ta tự nhiên tạo ra nhiều xương hơn lượng xương mất đi.

Sau 35 tuổi, quá trình tiêu xương diễn ra nhanh hơn khả năng xương tái tạo, điều này gây ra sự mất dần khối lượng xương.

Đối với nam giới, độ tuổi mà nồng độ testosterone giảm có thể là từ 55 đến 60 tuổi. Nhưng ở phụ nữ, chứng loãng xương đau nhức bắt đầu sớm nhất là ở tuổi ba mươi do ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, thiếu canxi khi mang thai và sau khi mang thai, sinh nhiều con và giảm các bài tập chịu trọng lượng so với nam giới.

Nồng độ testosterone giúp là nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương ở nam giới
Nồng độ testosterone giúp là nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương ở nam giới

Nguy cơ loãng xương cũng cao hơn ở những phụ nữ có nguy cơ mãn kinh sớm do di truyền hoặc lý do khác. Nguyên nhân là do chu kỳ kinh nguyệt và tiếp xúc với hormone estrogen là cần thiết cho sự hình thành xương, giúp xương chắc khỏe.

Vì vậy, những phụ nữ có AMH thấp hoặc dự trữ trứng thấp ở giai đoạn đầu đời sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với phụ nữ bình thường. 

Bên cạnh yếu tố tuổi tác, các tác nhân sau cũng có thể làm gia tăng khả năng bị bệnh loãng xương:

  • Nữ giới ở giai đoạn mãn kinh.
  • Sử dụng chất kích thích như thuốc lá thường xuyên.
  • Rối loạn nội tiết: bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến tuyến cận giáp, tuyến giáp và hormone (như bệnh tuyến giáp và tiểu đường).
  • Các bệnh về đường tiêu hóa (như bệnh celiac và bệnh viêm ruột).
  • Rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến xương (như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp).
  • Rối loạn về máu (hoặc ung thư ảnh hưởng đến máu của bạn như đa u tủy).
  • Cơ thể bị thiếu hụt canxi và vitamin D trong thời gian dài. 
  • Không tập luyện thể dục. 
  • Tiền sử gia đình có người thân từng bị loãng xương.
Cơ thể thiếu hút canxi trong thời gian dài sẽ dễ gây ra bệnh loãng xương
Cơ thể thiếu hụt canxi trong thời gian dài sẽ dễ gây ra bệnh loãng xương

Một số loại thuốc hoặc thủ tục phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương như:

  • Thuốc lợi tiểu.
  • Corticosteroid (thuốc điều trị viêm).
  • Thuốc dùng để điều trị động kinh.
  • Thuốc giảm cân.
  • Liệu pháp hormone điều trị ung thư (bao gồm điều trị ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt).
  • Thuốc chống đông máu.
  • Thuốc ức chế bơm proton (như thuốc điều trị chứng trào ngược axit, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể).

4. Điều trị bệnh loãng xương bằng cách nào?

Các loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương, bao gồm:

Những người mắc bệnh loãng xương thường có triệu chứng khó thở
Những người mắc bệnh loãng xương thường có triệu chứng khó thở
  • Bisphosphonates: đây là loại thuốc chống tiêu xương giúp làm chậm quá trình mất xương và giảm nguy cơ gãy xương ở một người.
  • Chất chủ vận hoặc chất đối kháng estrogen: các bác sĩ còn gọi đây là chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc (SERMS). Nó có thể làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống ở phụ nữ sau mãn kinh.
  • Calcitonin (Calcimar, Miacalcin): giúp ngăn ngừa gãy xương cột sống ở những người sau mãn kinh và có thể giúp kiểm soát cơn đau sau khi gãy xương.
  • Hormone tuyến cận giáp, chẳng hạn như teriparatid: cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt loại hormone này được sử dụng để điều trị cho những người có nguy cơ gãy xương cao vì nó kích thích sự hình thành xương.

Ngoài ra, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh cũng không cần thiết phải điều trị bằng thuốc. Khi không sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt: tích cực ăn uống lành mạnh, chăm rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp.
Chế độ ăn chứa nhiều canxi giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương
Chế độ ăn chứa nhiều canxi giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương

5. Bệnh loãng xương có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Trên thực tế, bệnh loãng xương không trực tiếp dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, có thể có một số liên kết gián tiếp giữa loãng xương và vấn đề vô sinh hiếm muộn.

Phụ nữ mang thai thường tăng cường huy động canxi và tiêu xương vào giai đoạn sau của thai kỳ, điều này đôi khi có thể dẫn đến chứng loãng xương và gãy xương, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ.

Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương
Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương

Ngoài ra, gần như tất cả phụ nữ bị suy buồng trứng sớm do thiếu hụt estrogen đều bị ảnh hưởng bởi chứng loãng xương. Tuy nhiên, loãng xương liên quan đến thai kỳ vẫn là một tình trạng hiếm gặp.

Theo nghiên cứu, phụ nữ có lượng trứng dự trữ thấp trong giai đoạn đầu đời cũng dễ bị loãng xương hơn. Thiếu vitamin D cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Ở nam giới, loãng xương thường liên quan đến lượng testosterone thấp, ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và có thể dẫn đến rối loạn cương dương cũng như số lượng tinh trùng thấp, khiến việc thụ thai khó khăn.

Những người có thói quen không lành mạnh đều có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương
Những người có thói quen không lành mạnh đều có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương

Quá trình giảm mật độ xương ở phụ nữ bắt đầu sớm hơn nam giới, nguyên nhân thường do thiếu vitamin, thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mang thai nhiều lần, ít tập thể dục,… Ngoài ra, phụ nữ cũng có nguy cơ mãn kinh sớm do vì một số lý do di truyền hoặc lý do khác từ đó làm tăng nguy cơ bị loãng xương sớm. 

Mặc dù bản thân bệnh loãng xương không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng nếu bệnh diễn biến nghiêm trọng có thể dẫn đến gãy xương cột sống hoặc xương hông khi mang thai. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ khuyên thai phụ bị loãng xương nên sinh mổ để tránh gãy xương chậu trong khi sinh. 

6. Đàn ông vô sinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn?

Các bác sĩ cho rằng vô sinh ở nam giới là nguyên nhân gây ra khoảng 60% các trường hợp vô sinh và các vấn đề này có thể do các bệnh như bệnh loãng xương và tiểu đường gây ra.

Vô sinh ở nam giới thường liên quan đến nồng độ testosterone thấp, điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, mật độ xương và mức năng lượng. Các bác sĩ nội tiết đã phát hiện ra rằng khoảng 1/3 nam giới khó thụ thai có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và loãng xương.

Hơn nữa, nồng độ testosterone thấp có thể đẩy nhanh quá trình phân hủy xương, dẫn đến mật độ xương thấp hơn.

7. Phòng ngừa bệnh loãng xương bằng cách nào? 

  • Có chế độ ăn giàu canxi bao gồm sữa, sữa đông và các sản phẩm từ sữa, cá, lòng đỏ trứng,…
  • Bổ sung canxi khi mang thai và sau sinh.
  • Tuân thủ chế độ tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ và nâng vật nhẹ để cải thiện chất lượng và sự cân bằng của xương.
  • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc bao gồm điều trị nội tiết tố để ngăn ngừa bệnh loãng xương.
  • Kiểm tra mức vitamin D và mật độ khối xương của bạn, hơn thế nữa nếu bạn có tiền sử chấn thương.
  • Bỏ thuốc lá ngay bây giờ.
  • Giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
  • Tập yoga để cải thiện sức khỏe xương và tư thế.
Người mãn kinh là đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương
Người mãn kinh là đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương

Thông qua thông tin mà Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn cung cấp, hy vọng đã giải đáp cho bạn thắc mắc Loãng xương có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không? 

Hãy duy trì một lối sống cân bằng, đảm bảo luôn cung cấp đủ cho cơ thể lượng canxi và vitamin D cần thiết cũng như rèn luyện thể dục thể thao để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả. 

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm tìm ra nguyên nhân hiếm muộn, bệnh viện còn cung cấp các gói khám đánh giá sức khỏe tổng quát, các xét nghiệm liên quan đến sinh sản và các xét nghiệm nam khoa, phụ khoa. 

Hơn thế nữa, bệnh viện còn sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4443-osteoporosis
  2. https://www.popsugar.com/family/does-osteoporosis-affect-fertility-44687462