Thuyên tắc ối là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm, chiếm 90% nguyên nhân tử vong khi người bệnh gặp phải tình trạng này. Thuyên tắc ối có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn thai kỳ nào nên mẹ bầu phải hết sức cẩn trọng.

Thuyên tắc ối - Nguyên nhân & Cách điều trị
Thuyên tắc ối – Nguyên nhân & Cách điều trị

1. Tìm hiểu định nghĩa thuyên tắc ối là gì?

Thuyên tắc ối (Amniotic Fluid Embolism Syndrome – AFE) hay hội chứng phản vệ trong thai kỳ, là một biến chứng sản khoa nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Thuyên tắc ối là tình trạng rất hiếm gặp chỉ xuất hiện ở 1/40.000 trường hợp ở Bắc Mỹ và 1/53.800 trường hợp ở Châu Âu. Tuy nhiên đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trong giai đoạn chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh.

Thuyên tắc ối xảy ra khi nước ối, tế bào thai nhi, tóc, lông tơ xâm nhập vào máu của người mẹ thông qua hệ thống tĩnh mạch tại vị trí nhau thai bám, triệu chứng thường giống như phản ứng dị ứng nhưng có thể dẫn gây suy tim phổi cấp và xuất huyết nghiêm trọng. (1)

Bệnh thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ, mổ lấy thai, sảy thai, chấn thương bụng, chọc nước ối,… tình trạng này xảy ra khác nhau theo từng trường hợp, chẳng hạn:

  • Xảy ra trong quá trình chuyển dạ chiếm 70%.
  • Xảy ra khi mổ lấy thai, dù thai phụ đã hoặc chưa chuyển dạ chiếm 19%.
  • Màng ối còn nguyên vẹn chiếm 12%.
  • Sau sinh bằng đường tự nhiên chiếm 11%;

Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh thuyên tắc ối, vẫn có thể cứu sống cả thai phụ và em bé.

Thuyên tắc ối là biến chứng sản khoa nguy hiểm ảnh thưởng đến tính mạng của người mẹ
Thuyên tắc ối là biến chứng sản khoa nguy hiểm ảnh thưởng đến tính mạng của người mẹ

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thuyên tắc ối

Thuyên tắc ối có thể xảy ra trước, trong và sau sinh. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện trong các trường hợp nạo hút thai, chấn thương vùng bụng hoặc truyền dịch ối.

Thông thường, biến chứng thuyên tắc ối xảy ra ở giai đoạn cuối của quá trình chuyển dạ, gây ra các triệu chứng như khó thở đột ngột, da xanh tái, tụt huyết áp, phù phổi, và các biểu hiện thần kinh như mất ý thức, lú lẫn, hôn mê, co giật. Quá trình thuyên tắc ối ở sản phụ được chia thành hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: có khoảng 80% sản phụ bị thuyên tắc ối sẽ ngừng tim phổi trong những phút đầu tiên.
  • Giai đoạn 2: mặc dù có nhiều người bệnh khó có thể vượt qua được giai đoạn 1, nhưng có khoảng 50% có thể vượt qua và tiến vào giai đoạn này. Sản phụ trong lúc này sẽ bị chảy máu nhiều kèm theo rét run nặng, ho và nôn ói. Thai phụ sẽ gặp phải các biểu hiện rối loạn đông máu do mất nhiều máu, đờ tử cung,… cũng có thể gây suy tuần hoàn dẫn đến suy thai và tử vong thai nhi nếu không được mổ lấy thai kịp thời.
Thuyên tắc ối có thể xảy ra trước, trong và sau sinh
Thuyên tắc ối có thể xảy ra trước, trong và sau sinh

3. Những đối tượng dễ gặp phải tình trạng thuyên tắc ối 

Thuyên tắc ối là biến chứng sản khoa cực kỳ nguy hiểm cho thai phụ. Dưới đây là một số yếu tố khiến mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng này, cụ thể là:

  • Sản phụ trên 35 tuổi.
  • Siêu âm thấy bất thường ở nhau thai
  • Người mẹ bị cao huyết áp, mắc bệnh tiền sản giật
  • Người mẹ mang đa thai, đa ối.
  • Thai chết lưu hoặc thai suy.
  • Rách cao hoặc đoạn dưới cổ tử cung.
  • Thai lớn.
  • Người mẹ thực hiện xét nghiệm chọc dò ối.
  • Vỡ ối.

4. Thuyên tắc ối gây ra những biến chứng gì?

Bệnh thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa gây suy hô hấp cấp và suy tuần hoàn. Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là người bệnh sẽ đột ngột chuyển tím tái, trụy tim mạch, rối loạn đông máu do mất máu quá nhiều. (2)

Nếu tình trạng thuyên tắc ối không được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con, chẳng hạn:

  • Ngừng tim phổi, kèm theo tình trạng rối loạn đông máu, mất máu ồ ạt, dẫn đến thiếu oxy toàn thân, đặc biệt là thiếu oxy não.
  • Người mẹ bị sốc do không bù máu kịp thời gây giảm thể tích tuần hoàn, suy gan, suy thận,… Thai phụ có thể phải lọc thận, lọc máu và chạy tuần hoàn ngoài cơ thể.
  • Tình trạng này gây trụy tim mạch, gây phù phổi cấp do truyền bù máu và dịch với khối lượng lớn để duy trì thể tích tuần hoàn và bảo vệ các cơ quan.
Thuyên tắc ối có thể gây suy hô hấp cấp và suy tuần hoàn, truỵ tim mạch
Thuyên tắc ối có thể gây suy hô hấp cấp và suy tuần hoàn, truỵ tim mạch

5. Chẩn đoán thuyên tắc ối bằng cách nào?

Việc chẩn đoán thuyên tắc ối dựa trên việc nhận diện các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng và loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác. (3)

  • Cần nghi ngờ tắc mạch ối ở những sản phụ hoặc mới sinh có thể gặp phải biến chứng trụy tim mạch đột ngột, khó thở, thiếu oxy nghiêm trọng, co giật, đặc biệt khi mất máu mà không truyền máu kịp có kèm theo rối loạn đông máu nội mạch lan tỏa.
  • Chiếm khoảng 25% tổng số là các trường hợp không điển hình, biểu hiện suy hô hấp cấp và hạ huyết áp.
  • Người bệnh cần được chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu bao gồm kiểm tra yếu tố đông máu, men tim, chất điện giải, nhóm máu và công thức máu toàn phần.
  • Đo điện tâm đồ (ECG) của người bệnh để đánh giá nhịp tim.
  • Đo oxy xung để kiểm tra nồng độ oxy trong máu.
  • Chụp X-quang ngực để xem những khu vực xung quanh tim có bị tràn dịch hay không.
  • Tiến hành siêu âm để đánh giá chức năng tim.
Thuyên tắc ối khiến huyết áp của người mẹ giảm và suy hô hấp cấp
Thuyên tắc ối khiến huyết áp của người mẹ giảm và suy hô hấp cấp

6. Phương pháp điều trị thuyên tắc ối

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ khoảng 30.000 ca sinh thì có một ca bị thuyên tắc ối, với tỷ lệ tử vong của mẹ chiếm gần 90%. Trong số những người sống sót, có hơn 85% bị tổn thương thần kinh do thiếu oxy não. Với thai nhi, tỷ lệ tử vong chiếm 60% và trong 50% các bé sống sót cũng phải chịu di chứng thần kinh nặng nề.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, có 72% các trường hợp tử vong thai phụ là do tai biến sản khoa, trong đó có 34,7% tử vong do thuyên tắc ối.

Các phương pháp điều trị khẩn cấp tình trạng này bao gồm:

6.1 Với thai phụ

  • Đặt một ống catheter vào một động mạch để theo dõi huyết áp và đặt ống vào tĩnh mạch ở ngực để cung cấp dịch truyền, máu hoặc thuốc điều trị cần thiết.
  • Cung cấp oxy thông qua đặt ống, việc này giúp thai phụ thở dễ dàng hơn.
  • Trường hợp nếu thai phụ mất nhiều máu, cần truyền máu và các dịch thay thế.
  • Có thể chỉ định dùng các loại thuốc để cải thiện và hỗ trợ chức năng tim.
Theo thống kê cứ khoảng 30.000 ca sinh thì có một ca bị thuyên tắc ối
Theo thống kê cứ khoảng 30.000 ca sinh thì có một ca bị thuyên tắc ối

6.2 Với trẻ sơ sinh

  • Bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi thai nhi và có thể được sinh ra ngay sau khi tình trạng của mẹ ổn định.
  • Hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh được sinh ra trong trường hợp này sẽ được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt để theo dõi.

7. Các cách giúp phòng ngừa thuyên tắc ối

  • Thai phụ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Duy trì một lối sống tích cực, giảm căng thẳng.
  • Liên hệ với bác sĩ ngay nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thường xuyên đi khám để theo dõi sức khỏe và tiến triển của bệnh, giúp chuyên gia có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp trong tương lai.
  • Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết là điều hết sức quan trọng.
  • Thực hiện khám thai định kỳ đúng hẹn.
  • Thai phụ cần biết và chú ý đến các dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai để phát hiện và điều trị kịp thời và hiệu quả.

8. Theo dõi thai kỳ tại Bệnh Viện HTSS & Nam Học Sài Gòn

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của thuyên tắc ối sẽ giúp người bệnh hạn chế tối đa các trường hợp xấu nhất cho cả mẹ và bé. 

Vì vậy, mẹ bầu cần được tư vấn và hỗ trợ bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, vì sẽ giúp sản phụ nắm rõ tình trạng sức khoẻ của thai nhi để phòng tránh sớm thuyên tắc ối và các vấn đề sức khoẻ khác.

Theo dõi thai kỳ là biện pháp phòng ngừa các tai biến sản khoa hiệu quả
Theo dõi thai kỳ là biện pháp phòng ngừa các tai biến sản khoa hiệu quả

Tại Bệnh Viện HTSS & Nam Học SG, sở hữu hệ thống siêu âm hiện đại và tiên tiến như siêu âm 2D, 3D và máy siêu âm 4D được nhập khẩu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, thai phụ cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc thai kỳ đầy đủ giúp xác định các nguy cơ tiềm ẩn.

Đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản khoa, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường có thể dẫn đến thuyên tắc ối. Đồng thời, các bác sĩ luôn sẵn sàng xử lý khẩn cấp khi thai phụ có dấu hiệu mắc phải bệnh này.

Dịch vụ chăm sóc thai kỳ toàn diện, theo dõi sức khỏe chặt chẽ của mẹ và bé, giúp giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng trong sản khoa. Ngoài ra, người mẹ còn được tư vấn và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa tại nhà để giảm thiểu rủi ro.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tu nghiệp ở nước ngoài, luôn cập nhật kỹ thuật mới, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị cho các cặp đôi.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. Amniotic fluid embolism. (2024). Retrieved 25 June 2024, from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4874066/
  2. Amniotic Fluid Embolism (Anaphylactic Syndrome of Pregnancy). (2024). Retrieved 25 June 2024, from https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15463-amniotic-fluid-embolism
  3. Amniotic Fluid Embolism. (2024). Retrieved 25 June 2024, from https://rarediseases.org/rare-diseases/amniotic-fluid-embolism/