Chuyển phôi & Bí quyết tăng tỷ lệ thành công
Chuyển phôi là giai đoạn quan trọng nhất nằm trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Mục đích của kỹ thuật này là đưa phôi thai vào tử cung của người mẹ để phát triển thành thai nhi khỏe mạnh. Quá trình này cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng của bác sĩ hỗ trợ sinh sản về việc nên chuyển phôi tươi hay phôi trữ.
1. Tìm hiểu chuyển phôi là gì? Vì sao cần chuyển phôi?
Chuyển phôi là một thủ thuật đưa phôi thai vào tử cung của người mẹ, nằm trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Phôi thai có thể được nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5, người mẹ có thể được chuyển phôi tươi hoặc phôi đã được trữ đông từ chu kỳ trước.
Quá trình chuyển phôi IVF thường diễn ra vào khoảng ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt, sau khi niêm mạc tử cung của người mẹ đạt độ dày chuẩn và sức khỏe ở trạng thái tốt, sẵn sàng cho việc mang thai.
Phương pháp này lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1984. Nhờ sự tiến bộ của y học và thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ, quy trình chuyển phôi đã ít gây đau đớn và không tác động nhiều đến tử cung của người mẹ. (1)
Chuyển phôi được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Vô sinh do rối loạn phóng noãn, tắc nghẽn hoặc tổn thương vòi trứng, hoặc đã phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng.
- Vô sinh do các bệnh lý tại buồng tử cung như lạc nội mạc trong cơ tử cung hoặc u xơ tử cung.
- Vô sinh do tinh trùng bất thường như số lượng ít, dị dạng, độ di động kém,…
- Cặp vợ chồng lớn tuổi, người vợ bị suy giảm dự trữ buồng trứng.
- Đã từng áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản khác nhưng không thành công.
- Vô sinh không rõ nguyên nhân.
- Các cặp đôi mang gen bệnh như Thalassemia, Hemophilia,… cần trường hợp này cần thực hiện xét nghiệm tiền làm tổ để phòng ngừa các bệnh di truyền cho thế hệ sau.
2. Phân biệt giữa chuyển phôi tươi và phôi trữ đông
2.1 Chuyển phôi tươi là gì?
Chuyển phôi tươi thường diễn ra sau 3 – 5 ngày kể từ khi kích thích buồng trứng và chọc hút noãn. Giai đoạn này, phôi được tạo thành từ sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng mà không trải qua quá trình đông lạnh.
2.2 Chuyển phôi trữ là gì?
Chuyển phôi trữ là sử dụng phôi đã được đông lạnh và lưu trữ trong môi trường nitơ lỏng ở nhiệt độ cực thấp, -196 độ C. Khi chuyển phôi trữ, không cần kích thích buồng trứng và chọc hút noãn. Thay vào đó, niêm mạc tử cung của người mẹ sẽ được chuẩn bị thật kỹ để trước khi chuyển phôi trữ.
Hiện nay, tỷ lệ phôi sống sót sau khi rã đông rất cao. Các phôi sẽ được chuyên viên phôi học đánh giá chất lượng trước khi trữ đông, nhằm đảm bảo tỷ lệ sống sót sau khi rã.
Sau khi rã phôi, chúng cũng sẽ được đánh giá lại một lần nữa trước khi được chuyển vào buồng tử cung của người mẹ.
Việc lựa chọn phương pháp trữ đông phôi mang lại sự an tâm cho các cặp vợ chồng trong quá trình điều trị hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
3. Những lưu ý giúp quá trình chuyển thuận lợi
3.1 Trước khi chuyển phôi
Trước khi bắt đầu, chuyên gia hỗ trợ sinh sản sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng Estrogen từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian chuẩn bị niêm mạc trước khi chuyển phôi khoảng 2 – 3 tuần.
Estrogen có thể được bác sĩ chỉ định các dạng dùng như đường uống, tiêm, đặt âm đạo hoặc dán qua da để kích thích sự phát triển của nội mạc tử cung và ngăn ngừa rụng trứng tự nhiên.
Sau một tuần sử dụng Estrogen, người bệnh sẽ được cho đi siêu âm để kiểm tra sự phát triển của niêm mạc tử cung.
Khi lớp niêm mạc tử cung đạt độ dày cần thiết, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng Progesterone để tăng cường nội tiết tố, mục đích chuẩn bị cho phôi làm tổ.
Progesterone sẽ được đặt vào âm đạo trước khi chuyển phôi từ 2 – 5 ngày. Khi sức khỏe của người bệnh đã sẵn sàng, bác sĩ sẽ xác định ngày thích hợp để chuyển phôi.
Dưới đây là một số điều mà người bệnh cần lưu ý trong giai đoạn này, đó là:
- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của chuyên gia hỗ trợ sinh sản.
- Ăn uống bình thường, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trước ngày chuyển phôi.
- Trước khi chuyển phôi, người bệnh cần nhịn tiểu khoảng 60 phút.
- Người bệnh tuyệt đối không được đeo đồ trang sức, trang điểm, xịt nước hoa khi vào phòng thủ thuật. (2)
3.2 Trong quá trình chuyển phôi
Người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn tiểu và nằm trên bàn sản khoa. Bác sĩ thực hiện thủ thuật sử dụng găng tay khử khuẩn và vệ sinh tử cung của bạn bằng cách đặt mỏ vịt, lau cổ tử cung bằng tăm bông.
Qua hình ảnh siêu âm qua bụng, bác sĩ sẽ quan sát niêm mạc tử cung, xác định vị trí cổ tử cung và vị trí cần đặt phôi.
Bác sĩ sẽ đưa catheter ngoài có nòng kim loại vào buồng tử cung để xác định vị trí đặt phôi. Khi vào đến buồng tử cung, bác sĩ cố định catheter ngoài và rút nòng kim loại ra, sau đó đưa catheter trong chứa phôi vào buồng tử cung thông qua catheter ngoài. Phôi sẽ được bơm từ từ vào tử cung.
Sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ rút catheter và tháo mỏ vịt, hoàn tất quá trình. (3)
3.3 Sau khi chuyển phôi
Sau khi chuyển phôi, người bệnh nên nằm nghỉ khoảng 1 – 2 giờ để theo dõi. Nếu mọi thứ ổn định, người bệnh có thể về nhà và sinh hoạt bình thường.
Một số triệu chứng thường gặp sau khi chuyển phôi:
- Sau chuyển phôi, người bệnh thường có cảm giác co thắt và nặng vùng bụng.
- Buồn nôn, trường hợp người bệnh nên uống nước và ăn nhẹ.
- Sau 14 ngày, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho người bệnh sử dụng trong 14 ngày. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của chuyên gia, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc khác khi chưa có bất kỳ chỉ định nào.
- Sau chuyển phôi, người bệnh nên đi lại nhẹ nhàng, tránh leo cầu thang, vận động mạnh cho đến khi thử thai. Người bệnh không nên nằm yên một chỗ, mà hãy tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tránh nguy cơ hình thành huyết khối.
- Trước khi đến ngày thử beta hCG, các cặp vợ chồng không nên quan hệ. Nếu kết quả beta dương tính, vẫn tiếp tục kiêng quan hệ cho đến khi xác định có thai qua siêu âm.
Hãy đến Bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu cơ thể bắt đầu xuất hiện những triệu chứng sau đây:
- Đau bụng, chướng bụng trong thời gian dài không khỏi.
Khó thở. - Tiểu ít.
- Tăng cân nhanh, thường xuyên buồn nôn.
- Ra huyết âm đạo bất thường.
- Sốt cao.
4. Tại sao chuyển phôi đông lạnh ngày càng phổ biến
Hiện nay, tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản, kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh đã được áp dụng nhiều hơn và ngày càng trở nên phổ biến. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của kỹ thuật chuyển phôi đông lạnh:
4.1 Tăng tỷ lệ thụ thai thành công cao hơn
Trước khi tiến hành chồng chọc trứng, người mẹ sẽ phải sử dụng một lượng lớn thuốc kích thích buồng trứng, lúc này lượng nội tiết tố trong cơ thể tăng cao so với bình thường và điều này không tốt cho phôi làm tổ.
Hơn thế nữa, việc kích thích buồng trứng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá kích buồng trứng. Trường hợp này, việc đông lạnh các phôi chất lượng tốt và chờ đến thời điểm thích hợp để chuyển phôi sẽ đem lại hiệu quả thụ thai tốt hơn.
4.2 Giảm thiểu tình trạng mang đa thai
Một số trường hợp, người mẹ được chẩn đoán là có khả năng thụ thai thấp, cho nên họ sẽ được bác sĩ chỉ định phải chuyển nhiều phôi cùng lúc để tăng xác suất thành công, nhưng việc này dễ gây ra tình trạng mang đa thai.
Mang đa thai (thai đôi hoặc thai ba) có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ thiếu cân.
4.3 Tiết kiệm chi phí điều trị
Trước khi kỹ thuật chuyển phôi trữ đông trở nên phổ biến, đa số các ca bệnh đều chỉ định chuyển phôi tươi, do đó chi phí cho mỗi lần chuẩn bị tinh trùng và trứng rất cao.
Với sự tiến bộ của khoa học và đặc biệt là kỹ thuật đông lạnh phôi, hiệu quả của chuyển phôi đông lạnh tương đương với chuyển phôi tươi.
Những phôi còn lại sau lần chuyển phôi tươi sẽ được đem đi đông lạnh và bảo quản, sau đó chúng có thể được sử dụng cho các lần chuyển phôi tiếp theo nếu lần đầu chưa thành công, điều này giúp các gia đình tiết kiệm chi phí đáng kể.
5. Nên chuyển phôi ngày 3 hay ngày 5 để tăng tỷ lệ thành công?
Phôi là kết quả của quá trình kết hợp giữa trứng và tinh trùng, sau đó chúng được nuôi dưỡng trong tủ nuôi cấy. Sau 3 – 5 ngày, phôi phát triển và phân chia thành khoảng 8 – 10 tế bào, lúc này có thể chuyển vào tử cung của người mẹ.
Theo một số bài thống kê, tỷ lệ thành công khi chuyển phôi ngày 5 cao hơn ngày 3 khoảng. Vì phôi ngày 5 có thêm thời gian để theo dõi sự phát triển, cho phép các chuyên gia phôi học có thể chọn lựa những phôi khỏe mạnh nhất với khả năng làm tổ cao nhất. Hơn nữa, khi chuyển phôi ngày 5 sẽ giúp hạn chế tối đa tỷ lệ mang đa thai.
Phôi ngày 5 phải là những phôi có sức sống mạnh và có điều kiện phát triển tốt nhất. Chính vì thế, tùy vào quá trình theo dõi sự phát triển của phôi mà chuyên gia hỗ trợ sinh sản sẽ tư vấn cho gia đình người bệnh liệu phôi có đủ điều kiện để nuôi tiếp đến ngày 5 hay không.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tu nghiệp ở nước ngoài, luôn cập nhật kỹ thuật mới, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn.
Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị cho các cặp đôi.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu y khoa tham khảo:
- IVF Embryo Transfers: The Complete Guide 2024. (2024). Retrieved 22 June 2024, from https://www.pfcla.com/blog/embryo-transfers
- Embryo Transfer. (2024). Retrieved 22 June 2024, from https://med.emory.edu/departments/gynecology-obstetrics/patient-care/patient-education/embryo-transfer/index.html
- Embryo transfer procedure for in vitro fertilization – IVF Advanced Fertility Center of Chicago IVF embryo transfer technique and video. (2024). Retrieved 22 June 2024, from https://advancedfertility.com/ivf-in-detail/embryo-transfer/