Nhiễm độc thai nghén biến chứng nguy hiểm của thai kỳ
Nhiễm độc thai nghén là tình trạng thường xuất hiện vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
1. Nhiễm độc thai nghén là gì?
Nhiễm độc thai nghén là tình trạng thường xuất hiện vào những tháng đầu hoặc những tháng cuối thai kỳ. Vì bệnh xuất hiện vào thời kỳ nghén của mẹ bầu, nên được gọi là nhiễm độc thai nghén.
Đa số các mẹ bầu thường gặp tình trạng nghén ở mức độ nhẹ đến trung bình, đi kèm cùng các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, ăn uống kém,… Nhưng nhiễm độc thai nghén thì lại có những triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Tình trạng này xảy ra do sự rối loạn co thắt của các mạch máu, bao gồm mạch máu ngoại biên và những mạch máu bên trong nội tạng. Khi rơi vào tình cảnh này, mẹ bầu có thể gặp một số biến chứng nghiêm trọng gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
2. Dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén
Ba tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian nhiễm độc thai kỳ nặng, gồm các triệu chứng buồn nôn, ăn uống kém,… Nhưng vào ba tháng cuối của thai kỳ, thì cơ thể người mẹ sẽ bị phù, huyết áp tăng hoặc xuất hiện protein trong nước tiểu,…
3. Triệu chứng nhiễm độc thai nghén
3.1 Ba tháng đầu
Mẹ bầu ở giai đoạn này sẽ có một số triệu chứng như nghén, mệt mỏi, buồn nôn, sụt cân, xanh xao,… Tình trạng này thường sẽ xuất hiện khi nữ giới mang thai được bốn tuần và kéo dài khoảng 3 tháng, sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất.
Còn với những trường hợp nặng, cơ thể người mẹ vẫn có triệu chứng nghén nhưng xảy ra sớm hơn, dần dần chúng trở nên nặng hơn. Người mẹ hầu như sẽ không ăn được gì, ăn vào sẽ nôn hết ra ngoài, do đó sức khỏe của người mẹ lúc này khá yếu.
3.2 Ba tháng cuối
Các triệu chứng nhiễm độc thai nghén sẽ rõ ràng hơn vào giai đoạn này, gồm các biểu hiện trên cơ thể người mẹ như sau:
Phù hai chân: chân của mẹ bầu sẽ phù rất to vào những tháng cuối. Lấy ngón tay ấn vào mắt cá chân và thấy lõm ở vị trí đó, từ đó có thể đoán được đấy hiện tượng phù chân. Với các trường hợp nặng hơn thì họ có thể bị phù ở cả mặt và hai tay.
Xuất hiện protein niệu: chỉ số protein niệu cao hơn 0,3g/l so với mức tiêu chuẩn.
Tăng huyết áp: huyết áp của mẹ sẽ tăng cao nếu nhiễm độc thai nghén. Trường hợp nếu huyết áp trên 140/90 mmHg thì nên đưa thai phụ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được theo dõi và điều trị.
4. Đối tượng có nguy cơ bệnh nhiễm độc thai nghén
Mặc dù nguyên nhân gây ra nhiễm độc thai nghén vẫn chưa được biết rõ, nhưng hiện tại vẫn có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ thai phụ mắc phải tình trạng này, gồm những yếu tố sau đây:
- Thai phụ trẻ và mang thai con đầu lòng: đây là những đối tượng dễ bị nhiễm độc thai nghén, tỷ lệ chiếm 3 – 10% với những người sinh con so, dưới 4% ở phụ nữ sinh con rạ.
- Nhóm người nữ giới da đen có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
- Thời tiết thay đổi
- Thai phụ hay mệt mỏi hoặc làm việc quá sức.
- Người bị béo phì, có chỉ số BMI>30
- Sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Người mắc các bệnh viêm loét dạ dày, suy thận mãn tính, tiểu đường, tim mạch,…
- Mắc các bệnh lý tự miễn, chẳng hạn như bệnh lupus, hội chứng kháng phospholipid.
- Những người mang thai con trai thì có tỷ lệ mắc nhiễm độc thai nghén cao hơn nhưng không nhiều.
- Tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước.
- Thai phụ có tiền sử mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, đa thai, nhiều nước ối, tiểu đường thai kỳ.
5. Biến chứng của nhiễm độc thai nghén
Nhiễm độc thai nghén sẽ gây ra một số biến nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, cụ thể là:
Biến chứng đầu tiên được nhắc đến đó là tiền sản giật và sản giật, tình trạng này xảy ra là do bà mẹ không được điều trị kịp thời.
5.1 Tiền sản giật
Biểu hiện tiền sản giật thường là choáng váng, mắt mờ, buồn nôn, protein niệu tăng, ít nước tiểu, tình trạng phù nề ngày càng nặng.
Nếu huyết áp tăng trên 160/100 mmHg thì mẹ bầu sẽ bị tiền sản giật. Tình trạng này thường gặp ở mẹ bầu sau tuần 20 thai kỳ.
5.2 Sản giật
Tình trạng này thường xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ, chuyển dạ hoặc sau khi sinh con.
Triệu chứng là người mẹ sẽ lên cơn co giật, tăng huyết áp, hôn mê, thậm chí là phù nề. Những triệu chứng này thường xảy ra với những người sinh con so và ở thai phụ từ tuần 30 trở đi.
Biểu hiện của tình trạng này là mắt đảo mẹ bầu lên trên, thân ưỡn ra sau, có thể ngừng thở ngay sau đó, co giật mạnh ở mặt, tay chân.
Nếu không cẩn thận thì sẽ làm cho mẹ bầu cắn phải lưỡi, sùi bọt mép, mặt tái xanh rồi chuyển sang xám xịt một cách nhanh chóng. Sau đó, cơn co giật sẽ giảm dần, thai phụ có thể hôn mê và thở rất mạnh.
Tình trạng này nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể dẫn đến thai phụ bị suy tim, phù phổi và thậm chí chảy máu não, tử vong.
6. Phương pháp chẩn đoán nhiễm độc thai nghén
Dựa vào các triệu chứng như phù hai chi dưới, huyết áp tăng, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm xét nghiệm nước tiểu để định lượng nồng độ protein giúp chẩn đoán nhiễm độc thai nghén.
Bên cạnh đó, còn có một số xét nghiệm khác dùng để chỉ định, đánh giá mức độ nặng của bệnh như:
- Số lượng tế bào tiểu cầu trong công thức máu
- Chỉ số men gan
- Nồng độ ure, creatinin máu trong nước tiểu
- Siêu âm vùng bụng
7. Điều trị nhiễm độc thai nghén như thế nào?
Nếu tình trạng nhiễm độc thai nghén kéo dài, thì tính mạng của hai mẹ con đều bị đe dọa, do đó nếu người mẹ mắc bệnh thì cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Dựa vào thời điểm xuất hiện triệu chứng mà bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
7.1 Ba tháng đầu
Nếu mắc bệnh mà triệu chứng chỉ có nôn nhẹ, thai phụ chỉ cần nằm nghỉ ngơi trong phòng. Nhưng nếu tình trạng nôn của mẹ bầu nặng hơn, phụ nữ mang thai cần ổn định tinh thần, giữ tâm lý thoải mái và tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng.
7.2 Ba tháng cuối
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, việc điều trị được xử lý theo từng vấn đề sức khỏe, đó là:
- Huyết áp: giữ huyết áp thai phụ ở mức ổn định, không được tăng cao quá hoặc thấp quá.
- Mẹ bầu nên dùng thuốc kháng sinh nhóm beta – lactam để điều trị tình trạng viêm cầu thận.
- Tình trạng phù nề: nếu mẹ bầu bị ứ natri ở máu, nên hạn chế việc nạp natri clorua vào cơ thể, truyền đạm giúp giảm protein máu thì cần tăng áp lực keo trong lòng mạch.
- Ngoài ra, mẹ bầu cần được bổ sung thêm các chất như acid folic, magie B6, nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển bình thường.
- Trường hợp nếu thai phụ nhiễm độc thai nghén trong lúc đang chuyển dạ, các bác sĩ cần đánh giá tình trạng hiện tại để thực hiện các biện pháp nội khoa và sản khoa thích hợp, mục đích là đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
8. Những lưu ý dành cho thai phụ bị nhiễm độc thai nghén
Nếu mẹ bầu đang gặp phải tình trạng nhiễm độc thai nghén, hãy lưu ý những điều dưới đây để có thể làm giảm thiểu tình trạng này, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi đến khi chào đời, đó là:
- Mẹ bầu hạn chế nằm ngửa, tư thế nằm đúng của mẹ bầu là nên nằm nghiêng bên trái để giúp tăng tuần hoàn máu, cung cấp đủ máu cho thai nhi.
- Cắt giảm lượng muối có trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày.
- Tuân thủ khám thai định kỳ đầy đủ
- Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh.
- Trường hợp người mang thai có tiền sử nhiễm độc thai nghén thì hãy nên thông báo cho bác sĩ để họ đưa ra phương pháp hỗ trợ phù hợp kịp thời.
Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa nhiễm độc thai nghén
9.1 Chế độ sinh hoạt
Nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Duy trì thói quen, lối sống tích cực, hạn chế căng thẳng.
Khi cơ thể gặp bất thường trong quá trình điều trị hãy liên hệ ngay đến chuyên gia.
Nên thăm khám định kỳ để theo dõi được tình trạng sức khỏe của thai phụ, diễn tiến của bệnh.
9.2 Chế độ dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng hợp lý.
9.3 Phòng ngừa nhiễm độc thai nghén
Để phòng ngừa nhiễm độc thai nghén hiệu quả, mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
- Cố gắng duy trì cân nặng phù hợp và giảm cân khi cần thiết.
- Nên điều trị các bệnh như cao huyết áp, suy thận,…
- Nên khám tiền sản trước khi có quyết định mang thai.
- Mẹ bầu nên nằm đúng tư thế được khuyến nghị khi mang thai.
- Cố gắng ăn nhạt để tránh tình trạng bị tăng huyết áp
- Nên khám thai định kỳ thường xuyên.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh, cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.
Hơn thế nữa, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phòng Lab được đánh giá đứng đầu Việt Nam và đi cùng là đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, là nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: