Sảy thai là điều mà không một thai phụ nào mong muốn. Đáng tiếc thay, nếu sảy thai xảy ra, không có phương pháp điều trị y tế nào có thể ngăn chặn được.

Sau sảy thai thì mất bao lâu mới có thể mang thai trở lại
Sau sảy thai thì mất bao lâu mới có thể mang thai trở lại

1. Sảy thai là gì?

Sảy thai là tình trạng thai bị hư trong 20 tuần đầu tiên. Khi nó xảy ra trong ba tháng đầu, còn được gọi là sảy thai sớm.

Nguy cơ sảy thai giảm đáng kể khi quá trình mang thai tiến triển. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ sảy thai là 9,4% ở tuần thứ 6 của thai kỳ, 4,2% ở tuần thứ 7, 1,5% ở tuần thứ 8, 0,5% ở tuần thứ 9 và 0,7% ở tuần thứ 10.

2. Phân loại sảy thai

2.1 Dọa sảy thai 

Khi cơ thể mẹ bầu có dấu hiệu cho thấy có thể bị sảy thai thì đó được gọi là “dọa sảy”. Trong trường hợp này, chị em mang thai có thể bị chảy máu âm đạo nhẹ hoặc hơi đau bụng dưới. Hiện tượng có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần và cổ tử cung vẫn đóng.  

Cơn đau và chảy máu có thể thuyên giảm và tiếp tục mang thai cũng như sinh con khỏe mạnh.

Sảy thai là tình trạng thai bị hư trong 20 tuần đầu tiên
Sảy thai là tình trạng thai bị hư trong 20 tuần đầu tiên

2.2 Sảy thai không báo trước

Sẽ không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào trước đó. Thai phụ có thể bị chảy máu âm đạo và đau bụng dưới dữ dội đột ngột. Không có bất kỳ biện pháp nào có thể ngăn ngừa được tình trạng này. 

2.3 Sảy thai hoàn toàn 

Đó là khi các mô thai bị đào thải hoàn toàn ra khỏi tử cung. Chảy máu âm đạo có thể tiếp tục trong vài ngày. Cơn đau quặn thắt giống như cơn chuyển dạ hoặc cơn đau dữ dội trong kỳ kinh là phổ biến – đây là hiện tượng tử cung co bóp để rỗng.

2.4 Sảy thai không hoàn toàn

Đôi khi, một số mô thai sẽ vẫn còn trong tử cung. Chảy máu âm đạo và đau bụng dưới có thể tiếp tục xảy ra khi tử cung tiếp tục cố gắng làm trống. 

2.5 Sảy thai lỡ

Mặc dù thai nhi đã chết nhưng vẫn còn trong tử cung của người mẹ. Đa số các trường hợp này thai đều đã bị hư, nhưng chỉ được phát hiện khi siêu âm định kỳ.

2.6 Sảy thai liên tiếp

Rất ít trường hợp phụ nữ bị sảy thai nhiều lần. Nếu liên tiếp xảy ra, cần thăm khám chuyên sâu với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị để ngăn chặn điều đáng tiếc tiếp tục xảy ra.

Thai càng lớn thì tỷ lệ sảy thai càng ít
Thai càng lớn thì tỷ lệ sảy thai càng thấp

3. Dấu hiệu sảy thai là gì?

Nếu chị em đang mang thai có những dấu hiệu dưới đây, hãy liên hệ cho bác sĩ và tới cơ sở y tế gần nhất để có phương án xử trí kịp thời.

Chảy máu tươi bất thường: đây là dấu hiệu đầu tiên của sảy thai. Ngoài ra, chị em cũng cần lưu ý việc chảy máu âm đạo hoặc đau bụng trong thời kỳ đầu mang thai cũng có thể báo hiệu thai ngoài tử cung hoặc thai trứng. 

Đau bụng: mẹ bầu có thể cảm thấy đau quặn hoặc đau dai dẳng vùng thắt lưng và vùng chậu. 

Đau bụng: đau bụng thường bắt đầu sau khi bạn bị chảy máu lần đầu. Nó có thể cảm thấy chuột rút hoặc dai dẳng, nhẹ hoặc sắc nét, hoặc có thể giống như đau thắt lưng hoặc áp lực vùng chậu.

Đau quặn vùng bụng hoặc vụng thắt lưng là dấu hiệu của sảy thai
Đau quặn vùng bụng hoặc vụng thắt lưng là dấu hiệu của sảy thai

4. Nguyên nhân gây sảy thai là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hư thai. Khoảng 50 đến 70% trường hợp sảy thai trong ba tháng đầu được cho là ngẫu nhiên do bất thường nhiễm sắc thể trong phôi được thụ tinh.

Thông thường, điều này có nghĩa là trứng hoặc tinh trùng có số lượng nhiễm sắc thể bất thường. Có quá nhiều hoặc quá ít nhiễm sắc thể có thể khiến em bé không thể phát triển bình thường. Những vấn đề này thường xảy ra một cách tình cờ.

Các nguyên nhân khác có thể kể đến đó là:

  • Vấn đề nội tiết tố trong cơ thể người mẹ. 
  • Làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường bức xạ hoặc hóa chất độc hại.
  • Lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
  • Mang thai ở độ tuổi trên 35: phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng sinh con có bất thường về nhiễm sắc thể và dẫn đến hư thai. Trên thực tế, những người ở độ tuổi 40 có nguy cơ sảy cao gấp đôi so với những người ở độ tuổi 20. 
  • Có tiền sử sảy thai: những phụ nữ đã bị hỏng thai từ hai lần trở lên liên tiếp có nhiều khả năng lặp lại tình trạng này lần nữa. 
  • Mắc các bệnh hoặc rối loạn mãn tính: bệnh tiểu đường được kiểm soát kém, rối loạn tự miễn dịch (như hội chứng kháng phospholipid hoặc lupus) và rối loạn nội tiết tố (như hội chứng buồng trứng đa nang) là một số tình trạng có thể làm tăng nguy cơ hỏng thai.
  • Tử cung hoặc cổ tử cung có vấn đề: có một số bất thường tử cung bẩm sinh, dính tử cung nghiêm trọng (dải mô sẹo) hoặc cổ tử cung yếu hoặc ngắn bất thường (được gọi là suy cổ tử cung) làm tăng khả năng sảy thai.
Tử cung bị dị tật hoặc mắc một số bệnh làm tăng nguy cơ sảy thai ở nữ giới
Tử cung bị dị tật hoặc mắc một số bệnh làm tăng nguy cơ sảy thai ở nữ giới
  • Tiền sử dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về di truyền: nếu người mẹ hoặc thành viên gia đình có bất thường về di truyền, đã từng mắc bệnh liên quan đến dị tật, mẹ bầu sẽ có nguy cơ hư thai cao hơn bình thường.  
  • Nhiễm trùng: nghiên cứu cho thấy nguy cơ thai hỏng cao hơn một chút nếu chị em mang thai mắc bệnh listeria, quai bị, rubella, sởi, cytomegalovirus, parvovirus, lậu, HIV và một số bệnh nhiễm trùng khác.
  • Thuốc: một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, vì vậy trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ sung nào, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ. 
  • Khoảng thời gian giữa các lần mang thai ngắn: nguy cơ sảy sẽ cao hơn nếu chị em có thai trong vòng ba tháng sau khi sinh.
HIV cũng như các căn bệnh xã hội là nguyên nhân dẫn đến sảy thai
HIV cũng như các căn bệnh xã hội là nguyên nhân dẫn đến sảy thai

5. Điều trị sau sảy thai như thế nào?

Nếu sảy thai nhưng không gây ra mối đe dọa nào đối với sức khỏe người mẹ, mẹ có thể chọn nghỉ ngơi và để mô tự đào thải ra khỏi cơ thể. Việc chờ cho mô tự bong ra có thể khiến chị em bị chảy máu nhẹ và chuột rút trong vài tuần. Chảy máu và chuột rút sẽ trở nên nặng hơn ngay trước khi mô thai được đào thải hoàn toàn ra bên ngoài. 

Hoặc thai phụ có thể lựa chọn thực hiện phẫu thuật để loại bỏ mô. Phương pháp được sử dụng chủ yếu nhất là hút và nạo. Bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt vào âm đạo, sau đó làm sạch cổ tử cung và âm đạo bằng dung dịch sát trùng, đồng thời làm giãn cổ tử cung bằng các thanh kim loại hẹp.

Trong hầu hết các trường hợp, thai phụ sẽ được dùng thuốc an thần thông qua đường truyền tĩnh mạch và gây tê cục bộ để làm tê cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa một ống nhựa rỗng qua cổ tử cung và tiến hành hút mô ra khỏi tử cung của người mẹ.

Cuối cùng, họ sẽ sử dụng một dụng cụ hình thìa gọi là nạo để cạo nhẹ nhàng mọi mô còn sót lại trên thành tử cung. Toàn bộ quy trình có thể mất khoảng 15 đến 20 phút.

Dù lựa chọn phương pháp nào, chị em cũng cần phải kiêng quan hệ tình dục và sử dụng thuốc đặt âm đạo ít nhất vài tuần cho đến khi không còn tình trạng chảy máu âm đạo nữa.

Phương pháp nạo hút sẽ được lựa chọn trong việc loại bỏ hoàn toàn các mô của thai
Phương pháp nạo hút sẽ được lựa chọn trong việc loại bỏ hoàn toàn các mô của thai

6. Biến chứng sau sảy thai

Đôi khi có thể có các biến chứng sau sảy thai, thường là khi mô thai không tự đào thải ra ngoài. Nếu chị em gặp các dấu hiệu dưới đây, cần lập tức tới các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị. 

  • Máu chảy ngày càng nhiều hơn.
  • Có rất nhiều cơn đau hoặc các cơn đau quặn liên tiếp. 
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng – ví dụ như dịch âm đạo có mùi hôi, sốt hoặc buồn nôn.

7. Nguy cơ sảy thai liên tiếp xảy ra ở đối tượng nào?

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và di truyền đặc biệt để tìm hiểu điều gì đang xảy ra sau hai lần sẩy thai liên tiếp, đặc biệt nếu người mẹ từ 35 tuổi trở lên hoặc mắc một số bệnh lý nhất định.

Đối với những người bị hư thai trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc sinh non vào tam cá nguyệt thứ ba cần phải có chế độ quản lý thai kỳ một cách thận trọng để tránh tình trạng sảy thai liên tiếp. 

8. Mất bao lâu để mang thai trở lại sau sảy thai?

Sau khi hỏng thai, đa số các chị em đều muốn có thể mang thai lần nữa một cách sớm nhất. Trên thực tế, chị em hoàn toàn thực hiện được điều này. Bởi sau khi mô thai được đào thải hoàn toàn, chị em sẽ có kinh trở lại sau 4 đến 6 tuần.

Tuy nhiên vì cơ thể vừa mới trải qua mất mát, chị em cần để cơ thể nghỉ ngơi và chuẩn bị thật tốt về thể chất lẫn tinh thần để lần mang thai tới không xảy ra rủi ro.

Đa số phụ nữ sau khi sảy thai thường sẽ mang thai lại trong thời gian sớm nhất
Đa số phụ nữ sau khi sảy thai thường sẽ mang thai lại trong thời gian sớm nhất

Mang thai và làm mẹ là một hành trình hạnh phúc và thiêng liêng đối với bất kỳ chị em phụ nữ nào. Vì vậy việc sảy thai là điều mà không một ai mong muốn xảy ra. Việc phòng tránh sảy thai là điều không thể, tuy nhiên nếu mẹ bầu xây dựng một thực đơn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng cùng một lối sống khoa học sẽ hạn chế được tình trạng này một cách tối đa.

Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://raisingchildren.net.au/pregnancy/miscarriage-stillbirth/miscarriage/miscarriage
  2. https://www.webmd.com/baby/understanding-miscarriage-basics