Mẹ bầu ngủ nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi
Mẹ bầu ngủ nhiều có tốt không hiện vẫn còn đang là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ đang mang thai. Ngoài việc chú ý đến dinh dưỡng thì giấc ngủ cũng rất quan trọng với mẹ bầu. Nhưng nếu mẹ bầu ngủ nhiều thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKII. Hồ Cao Cường – BSHTSS, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn.
1. Khi mang thai tại sao mẹ bầu ngủ nhiều
Ai cũng biết rằng, đối với phụ nữ mang thai thì giấc ngủ đóng vai trò quan trọng. Nhưng khi mang thai, thì mẹ bầu ngủ nhiều hơn so với bình thường.
Nguyên nhân là do trong cơ thể của mẹ bầu sẽ tiết ra nhiều Progesterone giúp cơ thể điều hòa khi có sự thay đổi lớn.
Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, mẹ bầu phải chịu nhiều sức ép, nên các cơ quan như tim, gan, thận hay các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể cũng phải hoạt động mạnh mẽ hơn. Đây là nguyên nhân giải thích cho việc mẹ bầu buồn ngủ và thường mệt mỏi.
Thông thường, mẹ bầu ngủ nhiều vào 3 tháng đầu (nghén ngủ), nhưng đối với từng người thì mức độ nghiêm trọng và thời gian nghén sẽ khác nhau. Đây cũng chính là giai đoạn mà các nội tiết tố trong cơ thể của mẹ bầu tăng giảm nhanh nhanh chóng.
Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, thì thời gian ngủ của mẹ bầu sẽ thay đổi. Lúc này, chúng ta có thể dễ dàng nhận rằng bà bầu sẽ ngủ nhiều hơn, ngáp nhiều hơn và thường trong trạng thái lờ đờ buồn ngủ.
Thông thường, giấc ngủ của mẹ bầu có thể kéo dài từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày.
Những mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng thì sẽ có nguy cơ sinh mổ nhiều hơn gấp 5 lần so với những người ngủ đủ giấc. Hơn thế nữa, quá trình chuyển dạ của mẹ bầu thiếu ngủ sẽ diễn ra lâu và khó khăn hơn.
Cho nên, mẹ bầu hay buồn ngủ nhiều là câu chuyện hoàn toàn bình thường và việc đảm bảo mẹ bầu được ngủ đủ giấc là một điều vô cùng quan trọng để giúp người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tham khảo thêm:
2. Mẹ bầu ngủ nhiều có tốt không?
Ngoài việc đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu, thì việc mẹ bầu ngủ đủ giấc là điều quan trọng không kém.
Vì trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu phải chịu nhiều sức ép lớn, cho nên các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động tích cực hơn so với bình thường, nhằm cung cấp đủ khối lượng máu cần thiết.
Nhưng nếu mẹ bầu ngủ nhiều thì có thể gây ra một số tình trạng như sau, đó là:
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tắc mạch phổi, vì khi nằm lâu sẽ tạo điều kiện cho khối máu ở tĩnh mạch dưới di chuyển lên tĩnh mạch phổi gây ra tắc nghẽn.
- Cứng khớp và cơ, vì ngủ nhiều thì mẹ bầu sẽ có ít thời gian vận động và tập thể dục. Bên cạnh đó, ngủ nhiều sẽ làm tăng đường huyết dễ dẫn tới đái tháo đường thai kỳ.
3. Mẹ bầu ngủ nhiều như thế nào để không làm ảnh hưởng tới thai nhi
Để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con, mẹ bầu ngủ nhiều nên dành khoảng 9 tiếng cho giấc ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.
Trong giai đoạn đầu mang thai, nồng độ Progesterone tăng nhanh nên mẹ bầu cần ngủ nhiều hơn. Nếu như hôm nào mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi cũng có thể ngủ thêm một lúc nữa cũng không ảnh hưởng nhiều.
Để hạn chế tình trạng ngủ nhiều, mẹ bầu cần phải có một giấc ngủ đêm thật tốt, cho nên mọi người nên cần chú ý những điều sau:
- Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ.
- Giữ một tâm trạng thoải mái, hạn chế làm những công việc nặng nhọc.
- Hạn chế uống nước trước khi ngủ.
- Ăn uống hợp lý, ăn nhiều cá, ngũ cốc, rau xanh, thức ăn chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
- Vận động, tập luyện thể dục phù hợp, điều này sẽ giúp tinh thần của mẹ bầu tốt hơn và xương khớp dẻo dai hơn.
Những tháng cuối của thai kỳ, bé sẽ lớn lên nhiều và người mẹ nên có tư thế tốt khi ngủ. Người mẹ có thể nằm nghiêng về cả 2 bên nhưng tốt nhất là nằm nghiêng bên trái, vì nằm ở tư thế này sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn và làm giảm nguy cơ sinh non.
4. Phương pháp cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu ngủ nhiều
Vào 3 tháng cuối thai kỳ hay cả giai đoạn mang thai, có khá nhiều trường hợp mẹ bầu thường gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như ngủ nhiều, khó ngủ hoặc mất ngủ, nguyên nhân là do:
Căng thẳng lo âu về sự phát triển, sức khỏe của thai nhi là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu, làm cho mẹ bầu ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn.
Em bé phát triển càng lớn, đồng thời làm tăng sự chèn ép vào hoạt động của hệ tiêu hóa và suy giảm dẫn đến tình trạng khó tiêu, thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn, táo bón hoặc tiêu chảy.
Thai nhi càng ngày càng phát triển làm cho mẹ có thói quen ngủ nhiều cũng khó tìm được tư thế thoải mái để ngủ.
Đối với mẹ bầu, hoạt động của thận phải tăng lên gần 50% so với bình thường, kết quả là làm tăng lượng ure máu và lượng nước tiểu thải ra nhiều hơn. Tiểu đêm là một trong những nguyên nhân phổ biến làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.
Để có một giấc ngủ ngon, chị em phụ nữ có thể áp dụng các phương pháp sau đây, cụ thể là:
4.1 Tam cá nguyệt thứ 1
Nồng độ Progesterone tăng, làm cho người mệt mỏi và mẹ bầu ngủ nhiều. Biện pháp giúp mẹ bầu ngủ ngon trong 3 tháng đầu thai kỳ là:
- Nghỉ ngơi nhiều và ngủ khi cảm thấy buồn ngủ.
- Uống nhiều nước, ăn thực phẩm lỏng vào buổi sáng, hạn chế ăn vào ban đêm.
- Bánh quy và các đồ ăn nhẹ sẽ giúp hạn chế tình trạng nghén và buồn nôn, nên nhỏ nhiều bữa ăn để tránh dạ dày trống rỗng.
- Ngủ nghiêng về bên trái để giúp lưu thông máu và dùng gối đặt giữa hai đầu gối hoặc dưới bụng để tạo cảm giác thoải mái hơn.
- Duy trì thời gian ngủ đúng giờ vào mỗi đêm.
4.2 Tam cá nguyệt thứ 2
Vào 3 tháng giữa thai kỳ, những cách sau đây giúp mẹ bầu ngủ nhiều cải thiện giấc ngủ, đó là:
- Hạn chế ăn thức ăn có nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên, nhằm tránh tình trạng ợ nóng.
- Tư thế nằm giữ đầu và cổ cao, giúp cho hạn chế tình trạng trào ngực.
- Chia bữa thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Hạn chế ăn đồ ăn trước khi ngủ.
4.3 Tam cá nguyệt cuối
Đây là thời điểm mà những mẹ bầu ngủ nhiều có sự thay đổi về giấc ngủ, như khó ngủ hơn, mất ngủ. Các biện pháp sau đây sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn:
- Nên ngủ nghiêng về phía bên trái, điều này giúp làm tăng sự lưu thông máu cho thai nhi và các cơ quan khác của mẹ như tử cung, tim, thận,…
- Hạn chế uống các loại nước có ga vì sẽ làm tình trạng chuột rút ở chân nặng hơn.
- Mẹ bầu có thể thức dậy xem TV, đọc sách vì sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ đối với những mẹ bầu khó ngủ.
- Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chế độ nghỉ ngơi cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cho nên, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu nên dành khoảng 7 – 9 tiếng cho giấc ngủ.
5. Tư thế ngủ tốt nhất dành cho mẹ bầu ngủ nhiều
Theo nhiều nghiên cứu, mẹ bầu ngủ nhiều nên tư thế ngủ nằm nghiêng về 1 bên là tư thế ngủ tốt nhất trong các giai đoạn của thai kỳ, vì nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu thở tốt hơn và làm giảm áp lực lên tử cung.
Nằm nghiêng bên trái được cho là tư thế ngủ được khuyến khích nhất, vì:
- Giúp tiếp thêm chất dinh dưỡng và dẫn máu đến nhau thai.
- Tránh tình trạng tử cung đè vào gan.
- Giảm bớt áp lực lên lưng, chân và tạo cảm giác thoải mái cho người mẹ.
- Giảm hiện tượng phù chân, nhất là giai đoạn ở những tháng cuối thai kỳ.
- Tránh được tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới, làm giảm lượng máu về tim,…
Bên cạnh đó, một số tư thế ngủ khác có thể giúp phụ nữ mang thai cảm thấy thoải mái, đó là:
- Kê một gối ở dưới người để làm giảm tình trạng trào ngược.
- Nâng chân cao bằng gối, nhằm giúp giảm sưng và đau chân.
- Sử dụng gối chuyên dành cho mẹ bầu, giúp nâng đỡ cơ thể và hỗ trợ gây áp lực cho vùng lưng.
Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh, cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.
Hơn thế nữa, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phòng Lab được đánh giá đứng đầu Việt Nam và đi cùng là đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, là nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: