Mẹ bầu bị viêm gan B có lây truyền sang con không?
Mẹ bầu bị viêm gan B mà một trong những trường hợp nguy hiểm ở giai đoạn thai kỳ. Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B có khoảng 90% nguy cơ mắc bệnh mãn tính suốt đời.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKI. Nguyễn Tuấn Anh – Bác sĩ Hỗ trợ sinh sản, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn.
1. Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng do virus HBV gây ra. Đối với hầu hết mọi người, viêm gan B diễn ra trong thời gian ngắn, còn được gọi là cấp tính và kéo dài dưới sáu tháng. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp, nhiễm trùng trở thành mãn tính, có nghĩa là bệnh kéo dài lâu hơn sáu tháng.
Viêm gan B mãn tính sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan – nghĩa là trên gan xuất hiện sẹo vĩnh viễn.
Hầu hết người trưởng thành mắc bệnh này đều hồi phục hoàn toàn, ngay cả khi có các triệu chứng nghiêm trọng. Trẻ sơ sinh và trẻ em nếu lây truyền từ mẹ sẽ có nhiều khả năng bị nhiễm viêm gan B mãn tính.
Mẹ bầu bị viêm gan B có thể truyền nhiễm bệnh sang cho thai nhi. Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu) nếu mẹ bị bệnh thì tỷ lệ lây truyền sang con là 1%. Ở giai đoạn 3 tháng giữa (tam cá nguyệt 2) thì tỷ lệ lây truyền sang con sẽ là 10%. Trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B ở 3 tháng cuối thì tỷ lệ lây truyền sẽ lên tới 60 – 70%.
2. Mẹ bầu bị viêm gan B sẽ có biểu hiện gì?
Mẹ bầu bị viêm gan B cấp tính có những biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Chúng thường xuất hiện khoảng 1 đến 4 tháng sau khi bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Đau bụng.
- Nước tiểu có màu đậm.
- Thường xuyên sốt cao.
- Đau mỏi các khớp.
- Chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.
- Buồn nôn và ói mửa (không phải nôn nghén).
- Luôn cảm thấy mệt mỏi và mất sức.
- Vàng da.
3. Nguyên nhân mẹ bầu bị viêm gan B là gì?
Virus HBV (gây bệnh viêm gan B) được truyền từ người này sang người khác thông qua máu, tinh dịch hoặc các chất dịch cơ thể khác. Nó không lây lan qua đường hô hấp như hắt hơi hoặc ho.
HBV là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm gan B, vi khuẩn này có thể lây lan thông qua:
- Quan hệ tình dục: mẹ bầu có thể bị viêm gan B nếu quan hệ tình dục không an toàn với người chồng bị nhiễm bệnh. Virus có thể lây truyền nếu máu, nước bọt, tinh dịch của người bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Vô tình bị kim đâm cũng là mối lo ngại của nhân viên y tế và bất kỳ ai tiếp xúc với máu người.
- Bản thân mẹ bầu mắc bệnh viêm gan B do lây truyền từ mẹ sang con.
- Lây nhiễm khi du lịch đến các khu vực có tỷ lệ nhiễm HBV cao, như Châu Á, Quần đảo Thái Bình Dương, Châu Phi và Đông Âu.
3. Biến chứng nguy hiểm khi mẹ bầu bị viêm gan B
Mẹ bầu bị viêm gan B nếu chuyển biến nghiêm trọng sẽ gây ra các bệnh sau:
- Xơ gan: đây là tình trạng viêm liên quan đến nhiễm viêm gan B có thể dẫn đến sẹo gan lan rộng (xơ gan), có thể làm giảm khả năng hoạt động của gan.
- Ung thư gan. Những người bị nhiễm viêm gan B mãn tính có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn bình thường.
- Suy gan. Suy gan cấp tính là tình trạng các chức năng quan trọng của gan ngừng hoạt động. Nếu người bệnh bị suy gan, bắt buộc phải ghép gan để duy trì sự sống.
- Kích hoạt lại virus viêm gan B. Những người mắc bệnh viêm gan B mãn tính bị ức chế hệ thống miễn dịch sẽ dễ bị tái hoạt động của virus viêm gan B. Điều này có thể dẫn đến tổn thương gan đáng kể hoặc thậm chí là suy gan. Điều này bao gồm những người dùng thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như corticosteroid liều cao hoặc hóa trị.
- Trước khi dùng những loại thuốc này, bạn nên xét nghiệm viêm gan B. Nếu xét nghiệm dương tính với viêm gan B, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa về gan (bác sĩ chuyên khoa gan) trước khi bắt đầu các liệu pháp này.
- Các bệnh khác như bệnh thận hoặc viêm mạch máu.
4. Mẹ bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không?
Mẹ bầu bị viêm gan B thường không gây ra vấn đề nguy hiểm gì cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên vẫn có trường hợp em bé sinh ra mắc viêm gan do bị lây truyền từ mẹ nếu không có biện pháp dự phòng.
Nhiễm virus viêm gan B ở trẻ sơ sinh có nguy cơ rất cao dẫn đến nhiễm trùng dai dẳng. Trẻ sinh ra từ những bà mẹ mang mầm bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng do tiếp xúc với máu và dịch cơ thể trong khi sinh.
Những đứa trẻ có nguy cơ này chỉ có thể được xác định thông qua sàng lọc trong thời kỳ mang thai. Phát hiện và ngăn ngừa virus lây truyền ở giai đoạn sớm là phương pháp tối ưu để em bé được sinh ra khỏe mạnh.
Mẹ bầu bị viêm gan B cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. Ngay khi mang thai, chị em phụ nữ nên xét nghiệm huyết thanh HBV đầy đủ và sàng lọc HBsAG (sàng lọc viêm gan B). Nếu HBsAG cho kết quả dương tính, mẹ bầu sẽ cần phải thực hiện xét nghiệm HBeAG, xét nghiệm chức năng gan và tải lượng virus (HBV DNA).
Ngay khi trẻ chào đời, em bé sẽ được tiêm kết hợp globulin miễn dịch và liều vắc xin viêm gan B đầu tiên trong khoảng 4 giờ sau khi sinh, sau đó là tiêm đầy đủ vắc xin viêm gan B.
Đối với những phụ nữ dương tính với HBsAg có lượng virus cao (> 200.000 IU/mL hoặc 5,3 log IU/ml), nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng tenofovir trong khoảng thời gian thai kỳ 28 – 32 tuần, để giảm hơn nữa nguy cơ lây truyền cho em bé khi sinh.
Không có bằng chứng về việc lây truyền HBV qua việc cho con bú.
Tất cả trẻ em của những bà mẹ có HBsAg dương tính nên được xét nghiệm HBsAg và anti – HBs lúc 9 –12 tháng tuổi (ít nhất 3 tháng sau liều vắc xin HBV cuối cùng). Hầu hết trẻ em nhiễm HBV đều phát triển thành nhiễm trùng mãn tính. Chúng không có triệu chứng và ít tổn thương gan nhưng có lượng virus cao.
Trẻ em mắc bệnh viêm gan B mãn tính (CHB) cần được theo dõi hàng năm bằng các xét nghiệm chức năng gan, huyết thanh học và tải lượng virus HBV.
5. Mẹ bầu bị viêm gan B được điều trị như thế nào?
Hầu hết mẹ bầu bị viêm gan B được chẩn đoán mãn tính đều cần điều trị suốt đời. Các biện pháp điều trị bệnh bao gồm:
- Thuốc kháng virus. Một số loại thuốc kháng virus như entecavir (Baraclude), tenofovir (Viread), lamivudine (Epivir), adefovir (Hepsera) và telbivudine – có thể giúp chống lại virus và làm chậm khả năng gây tổn thương gan của virus.
- Những loại thuốc này được dùng bằng đường uống. Bác sĩ có thể khuyên nên kết hợp hai loại thuốc này hoặc dùng một trong những loại thuốc này với interferon để cải thiện đáp ứng điều trị.
- Tiêm interferon: Interferon alfa-2b (Intron A) là phiên bản nhân tạo của một chất do cơ thể sản xuất để chống nhiễm trùng. Nó được sử dụng chủ yếu cho những người trẻ mắc bệnh viêm gan B muốn tránh điều trị lâu dài hoặc những phụ nữ muốn mang thai trong vòng vài năm sau khi hoàn thành một đợt điều trị hữu hạn.
- Phụ nữ nên sử dụng biện pháp tránh thai trong quá trình điều trị bằng interferon. Interferon không nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, nôn, khó thở và trầm cảm.
- Ghép gan: nếu gan của người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng, ghép gan có thể là một lựa chọn. Trong quá trình ghép gan, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ lá gan bị tổn thương và thay thế bằng lá gan khỏe mạnh.
- Hầu hết gan được cấy ghép đều đến từ những người hiến tặng đã qua đời, và một số ít đến từ những người hiến tặng còn sống, những người hiến một phần gan của họ.
Mẹ bầu bị viêm gan B nếu lây truyền sang trẻ sơ sinh mà không có biện pháp điều trị có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Trẻ sẽ có nguy cơ phải mang bệnh suốt đời. Vì vậy nếu chị em đang mang thai mắc viêm gan B cần tích cực điều trị và tham khảo ý kiến từ bác sĩ để phòng ngừa hậu quả không đáng có.
Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.
Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: