Làm IVF có đau không & Một số điều cần lưu ý
Làm IVF có đau không – Đó là một trong những mối bận tâm của rất nhiều ba mẹ đang chuẩn bị thực hiện quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF) để tìm con. Vậy sự thật là như thế nào? Ba mẹ hãy cùng Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết dưới đây, cũng như tìm hiểu thêm thông tin để quá trình làm IVF được nhẹ nhàng hơn nhé.
1. Hé lộ sự thật đằng sau câu hỏi làm IVF có đau không?
IVF (thụ tinh ống nghiệm) là một giải pháp mang lại hy vọng cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, nỗi lo về việc “làm IVF có đau không” luôn là một rào cản lớn. Thực tế, cảm giác đau đớn khi làm IVF là có thật nhưng ở mức độ khác nhau đối với mỗi người và mỗi giai đoạn.
Để có được lời giải đáp cặn kẽ cho câu hỏi làm ivf có đau không, hãy cùng Bệnh Viện HTSS & NH Sài Gòn điểm qua các bước mà người phụ nữ cần phải trải qua trong suốt quá trình thụ tinh trong ống nghiệm nhé!
1.1 Kích thích buồng trứng
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình IVF, người vợ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một lượng thuốc kích thích vừa đủ để buồng trứng sản xuất nhiều hơn mức bình thường. Quá trình này kéo dài từ 10 – 12 ngày, và trong suốt thời gian đó, người vợ sẽ phải tiêm thuốc hàng ngày đúng một khung giờ.
Giai đoạn này, nếu người vợ chịu được cơn đau của các mũi tiêm thì hãy yên tâm vì những giai đoạn sau sẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên người vợ cũng đừng quá lo lắng vì các bút tiêm kích trứng được thiết kế rất mỏng, mảnh và ngắn nên người vợ hoàn toàn có thể tự tiêm tại nhà hoặc tại các trạm y tế gần nhất mà không cần đến bệnh viện.
1.2 Chọc hút trứng
Bước tiếp theo sau khi kích thích buồng trứng là chọc hút những trứng đã đạt kích thích và trưởng thành. Đây cũng là bước mà khiến các ba mẹ luôn trăn trở là làm IVF có đau không. Quá trình này diễn ra nhanh chóng, khoảng 10 – 15 phút, với sự hỗ trợ của gây mê, nên người bệnh hoàn toàn không hề gây đau đớn. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa một cây kim nhỏ qua ngả âm đạo và tiến hành hút trứng từ buồng trứng.
Sau khi chọc hút, một số người có thể sẽ cảm thấy đau nhẹ nhưng không đáng kể. Với những trường hợp đau nhiều, khó thở, người bệnh cần liên hệ ngay với Bác sĩ để được tư vấn kịp thời cũng như có chỉ định kiểm tra trực tiếp tại cơ sở Y tế nếu cần thiết.
1.3 Chuyển phôi
Sau khi trứng và tinh trùng đã được thụ tinh trong phòng thí nghiệm, phôi được nhẹ nhàng chuyển vào tử cung của người mẹ để tiếp tục hành trình phát triển. Phôi được chuyển qua một ống nhựa nhỏ từ cổ tử cung vào buồng tử cung.
Toàn bộ quá trình chuyển phôi cũng diễn ra rất nhanh, chỉ mất khoảng 5 – 10 phút. Nếu người bệnh đã từng đi khám phụ khoa thì hãy tưởng tượng cảm giác chuyển phôi cũng tương tự như vậy nên bạn hoàn toàn có thể gác lại mọi nỗi lo “làm IVF có đau không”.
1.4 Mang thai
Sau phôi đã được chuyển vào buồng tử cung, người vợ phải theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của cơ thể để đảm bảo thai nhi đang phát triển. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ có thể cảm thấy các dấu hiệu khó chịu như: Buồn nôn và ói mửa, mệt mỏi, nhạy cảm với mùi vị, đau nhức ngực,… do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Đây là dấu hiệu bình thường cho thấy sự phát triển của thai nhi và sẽ giảm dần vào những tháng cuối kỳ thai.
2. Các nguyên nhân và giải pháp giảm đau khi làm IVF
Vậy “làm IVF có đau không” – Hầu hết các trường hợp làm IVF đều không gây đau, nhưng điều này còn tùy theo cơ địa của mỗi người mà có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc đau âm ỉ vài tiếng sau khi chọc hút trứng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể làm cho quá trình IVF gây ra cảm giác khó chịu:
2.1 Tác dụng phụ của thuốc kích trứng
Những cảm giác khó chịu, buồn nôn, chóng mặt, khó thở, căng tức vùng bụng dưới có thể là do sau khi người vợ tiêm thuốc kích trứng, hàm lượng hormone cao trong cơ thể làm buồng trứng to lên gấp 3 – 5 lần. Nhưng cũng đừng quá lo lắng vì tình trạng này là hoàn toàn bình thường và sẽ kết thúc trong khoảng từ 1 – 2 ngày nên không nhất thiết phải uống thuốc giảm đau.
2.2 Hiện tượng quá kích buồng trứng
Nếu sau từ 3 đến 5 ngày mà tình trạng chướng bụng vẫn không thuyên giảm mà còn tăng thêm thì có thể là do bạn đã bị quá kích buồng trứng. Quá kích buồng trứng là tình trạng có quá nhiều trứng khi chọc hút, có thể là từ 20 trứng trở lên. Đây là một trong những lý do khiến ba mẹ luôn đặt câu hỏi “làm IVF có đau không”.
Nguyên nhân gây đau khi quá kích buồng trứng là vì dịch tiết ra từ buồng trứng nhiều sẽ làm cho tràn dịch ổ bụng khiến bụng người bệnh to lên và cảm thấy căng tức. Tràn dịch ổ bụng nhiều quá sẽ dẫn đến tràn dịch màng phổi gây khó thở. Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng sẽ gây cho người vợ cảm giác khó chịu và đau đớn.
2.3 Giải pháp giảm đau tức thì cho người làm IVF
Để tránh tình trạng quá kích buồng trứng và giảm nỗi sợ “làm IVF có đau không”, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Ăn các thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt dê, lòng trắng trứng, rau xanh đậm màu. Thời điểm nên bổ sung nhiều đạm là từ khi dùng thuốc kích trứng đến khi hút trứng.
- Uống nhiều nước, tốt nhất là từ 2 đến 2,5 lít/ngày và bổ sung chất điện giải từ nước dừa, Oresol pha đúng tỷ lệ.
- Không nằm một chỗ, không vận động mạnh và kiêng làm “chuyện ấy” vì sẽ dễ gây xoắn buồng trứng làm các cơn đau tức vùng bụng tăng lên.
- Trong những trường hợp buồng trứng đa nang, bác sĩ sẽ chọn liều kích thích buồng trứng thấp, sau đó tăng dần để giảm nguy cơ gây quá kích buồng trứng.
- Đối với những trường hợp được đánh giá ban đầu có nguy cơ quá kích buồng trứng cao, bạn nên lựa chọn các phương pháp khác như IVM – thụ tinh bằng trứng non. Tuy nhiên, đến hiện tại, tỷ lệ quá kích buồng trứng xảy ra là cực kỳ thấp, hoặc nếu có xảy ra thì nó cũng nhẹ nhàng, hoàn toàn có thể điều trị tại bệnh viện nên bạn cũng không cần phải lo lắng làm IVF có đau không.
3. Các lưu ý trước, trong và sau khi làm IVF
Để giảm nỗi lo “làm IVF có đau không”, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn đưa ra một số lưu ý cho các cặp vợ chồng chuẩn bị làm IVF tìm con, giúp ba mẹ chuẩn bị tinh thần thật tốt để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, đó là:
- Trước khi tiến hành thực hiện IVF, các cặp vợ chồng sẽ phải thực hiện một loạt các xét nghiệm để kiểm tra và đánh giá chức năng sinh sản cũng như tình trạng sức khỏe tổng quát.
- Sau đó, người vợ sẽ trải qua khám tiền mê để xác định xem có đủ điều kiện thực hiện quá trình gây mê hay không, điều này rất quan trọng trong quá trình chọc hút trứng sau này.
- Nếu mọi điều kiện đều được đáp ứng, người vợ sẽ được hẹn trở lại bệnh viện vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo để tiếp tục thăm khám và điều trị.
- Khi bắt đầu quá trình IVF, hãy giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh lo lắng quá mức vì stress và mệt mỏi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình này. Thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, thiền hay yoga.
- Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình IVF. Hãy đảm bảo rằng cả hai vợ chồng có giấc ngủ sâu vào mỗi đêm.
- Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trứng của người mẹ phát triển tốt, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho phôi thai có cơ hội bám vào thành tử cung và phát triển. Hãy bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, cần uống đủ nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng trong cơ thể và hỗ trợ quá trình thải độc tự nhiên.
- Sau khi chuyển phôi thành công, tùy theo phác đồ điều trị của bác sĩ mà người mẹ tuân thủ các chỉ dẫn về sức khỏe sinh sản. Hãy nhớ luôn tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi sức khỏe của mình. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
- Làm IVF có thể gây ra một số cảm giác đau đớn và khó chịu nhưng đó chỉ là những khoảnh khắc nhỏ nhoi trên con đường lớn đến với hạnh phúc. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, ba mẹ hoàn toàn có thể vượt qua quá trình này một cách dễ dàng hơn.
Tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn, quá trình IVF được thực hiện một cách nhẹ nhàng và tận tình nên sẽ đảm bảo không đau, không khó chịu, và người bệnh có thể trở về nhà ngay trong ngày.
Đừng để nỗi lo làm IVF có đau không làm cản bước các cặp đôi trên hành trình đến với con yêu, hãy liên hệ qua số HOTLINE của bệnh viện để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng ba mẹ trên hành trình đầy ý nghĩa này.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo:
- In vitro fertilization (IVF). (2024). Retrieved 10 August 2024, from https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/in-vitro-fertilization/about/pac-20384716
- IVF (In Vitro Fertilization). (2024). Retrieved 10 August 2024, from https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/22457-ivf
- https://www.nhs.uk/conditions/ivf/what-happens/