Sau khi thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI), có không ít chị em gặp tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt. Vậy nguyên nhân nào dần đến rối loạn kinh nguyệt sau IUI? Có cách nào để nào cải thiện không? Bài viết dưới đây chúng tôi giải đáp đến bạn đọc. 

Rối loạn kinh nguyệt sau IUI
Rối loạn kinh nguyệt sau IUI

1. Vì sao bị rối loạn kinh nguyệt sau IUI? 

IUI là 1 phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả dành cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của IUI dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.

Sau một cả một quá trình tác động lên các cơ quan sinh dục để hoàn tất quá trình bơm IUI. Chu kỳ kinh nguyệt của chị em có những thay đổi nhất định. Trong đó có nhiều chị em gặp trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt.

Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt sau khi thực hiện IUI đó là:

  • Rối loạn nội tiết tố hoặc bị quá kích buồng trứng khi tiêm thuốc kích trứng.
  • Do quá trình tác động khiến các cơ quan sinh dục như vòi trứng, tử cung,… bị tổn thương.

2. Dấu hiệu thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt sau IUI

Các dấu hiệu thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt đó là:

  • Kinh nguyệt xuất hiện sớm (dưới 26 ngày).
  • Xuất hiện bất thường giữa 2 chu kỳ kinh.
  • Kinh nguyệt bị thưa (chu kỳ 45 ngày).

3. Cách cải thiện rối loạn kinh nguyệt 

Để điều hòa kinh nguyệt, tốt nhất chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa điều trị. Ngoài ra, chị em nên tạo lập chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học để chu kỳ kinh đều trở lại. Cụ thể đó là:

3.1 Bồi bổ đầy đủ các chất dinh dưỡng

Để điều hòa kinh nguyệt, tăng tỷ lệ thành công cho lần thực hiện IUI tiếp theo chị em nên bồi bổ đầy đủ các chất dinh dưỡng. Cụ thể đó là:

  • Các loại hoa quả như cam, chuối, dưa hấu, bưởi, bơ, lựu,…
  • Sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa
  • Các loại rau xanh như rau diếp cá, xà lách,…
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt điều, hướng dương,…
  • Các loại đậu: Đậu nành, đậu đen, đậu tương,…
  • Lúa mạch.

3.2 Tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng 

Chị em nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, tập thể dục thể thao đều đặn. Đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất bên trong giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tránh bệnh tật.

Vận động nhẹ nhàng
Vận động nhẹ nhàng

3.3 Giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái

Ngoài các cách cải thiện rối loạn kinh nguyệt sau IUI trên, bạn cũng cần giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Không nên chán nản hay buồn phiền, nên tham gia các hoạt động nhẹ nhàng: tập yoga, gặp gỡ bạn bè,…

4. Một số biểu hiện kinh nguyệt khác sau khi làm IUI 

Biểu hiện khác sau khi làm IUI
Biểu hiện khác sau khi làm IUI

Ngoài biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, chị em gặp phải một số vấn đề về kinh nguyệt dưới đây.

4.1 Bị rong kinh

Rong kinh xảy ra khi kì kinh nguyệt của chị em kéo dài hơn 7 ngày. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gián đoạn cuộc sống sinh hoạt của chị em.

Việc mất nhiều máu có thể làm:

  • Giảm chất lượng cuộc sống, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu.
  • Chất lượng cuộc sống đi xuống, cơ thể bị suy nhược do mệt mỏi.
  • Là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Chị em có thể mắc các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, phụ khoa,…
  • Cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như: U nang, u xơ tử cung,…

4.2 Bị chậm kinh

Đây cũng là biểu hiện thường gặp sau khi làm IUI. Chậm kinh xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện đều đặn. Các chuyên gia, bác sĩ xác định chậm kinh xảy ra khi:

  • Người bệnh bị tâm lý căng thẳng, lo âu, bồn chồn.
  • Do tác dụng phụ của các loại thuốc trong quá trình thực hiện IUI. Bạn cũng không cần quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ mất đi tác dụng phụ. Đồng thời kinh nguyệt ổn định trở lại.

5. Bao lâu có thể bơm IUI cho lần tiếp theo? 

Tỷ lệ thành công của IUI phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nếu sau 2 tuần tính từ thời điểm bơm tinh trùng, chị em sẽ quay trở lại bệnh viện để thử thai. Nếu thất bại thì sau khoảng 3 chu kỳ kinh bạn có thể bơm cho lần tiếp theo. Đây là điều kiện cần và đủ để tử cung của chị em được hồi phục sau nhưng lần bơm trước đó.

Trong thời gian này sẽ có những biến đổi nhất định phụ thuộc vào cơ địa cũng như sức khỏe của từng chị em.

Theo các bác sĩ, người bệnh được chỉ định bơm 3 lần IUI. Nếu không thành công, bác sĩ sẽ khuyên chuyển sang làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Phương pháp này nhanh chóng, gia tăng cơ hội thụ thai cao.

Trên đây là những thông tin về vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau IUI. Hy vọng rằng bài viết cung cấp đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Giúp bạn đọc biết cách nhận biết đồng thời có phương pháp cải thiện đúng cách để điều hòa kinh nguyệt.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN