Căn bệnh nguy hiểm mang tên ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra ở tuyến tiền liệt và có diễn biến phát triển tương đối chậm và không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu.
1. Ung thư tiền liệt tuyến là gì
Ung thư tuyến tiền liệt phát triển ở tuyến tiền liệt, một tuyến nhỏ giống quả óc chó nằm bên dưới bàng quang và phía trước trực tràng ở nam giới. Tuyến nhỏ này tiết ra chất lỏng hòa với tinh dịch, nhằm giữ cho tinh trùng khỏe mạnh để thụ thai và mang thai.
Ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm. Nếu người bệnh phát hiện sớm và được điều trị kịp thời trước khi các tế bào ác tính lan ra ngoài tuyến tiền liệt sẽ có được kết quả tốt nhất.
2. Có mấy loại ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư biểu mô tuyến là loại thường gặp nhất. Ung thư biểu mô tuyến bắt đầu trong các tế bào của các tuyến và tiết ra chất lỏng. Hiếm khi, ung thư tuyến tiền liệt hình thành từ các loại tế bào khác.
Các loại ung thư tuyến tiền liệt ít phổ biến hơn bao gồm:
- Ung thư tuyến tiền liệt không biệt hóa
- Ung thư biểu mô tế bào vảy
- Ung thư biểu mô ống tuyến chuyển tiếp
- Sarcoma tuyến tiền liệt
3. Ung thư tiền liệt tuyến phổ biến như thế nào?
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh phổ biến, chỉ đứng sau ung thư da và có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe nam giới.
4. Các triệu chứng của ung thư tiền liệt tuyến
Người bị ung thư tuyến tiền liệt khi ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện bởi các triệu chứng mơ hồ hoặc gần như không biểu hiện. Tuy nhiên khi bệnh chuyển biến, sẽ có một số triệu chứng sau đây:
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
- Dòng nước tiểu yếu hoặc bị dừng lại đột ngột.
- Tiểu không tự chủ (do bàng quang bị mất kiểm soát).
- Đại tiện không tự chủ.
- Rối loạn cương dương và xuất tinh đau.
- Tinh dịch hoặc nước tiểu có máu.
- Thắt lưng dưới, hông và ngực xuất hiện các cơn đau bất thường.
5. Nguyên nhân gây ung thư tiền liệt tuyến là gì?
Cho đến nay các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể gây ra ung thư tiền liệt tuyến. Cũng như ung thư nói chung, ung thư tuyến tiền liệt hình thành khi các tế bào phân chia nhanh hơn bình thường.
Trong khi các tế bào bình thường cuối cùng sẽ chết còn tế bào ung thư thì không. Thay vào đó, chúng nhân lên và phát triển thành một khối gọi là khối u. Khi các tế bào tiếp tục nhân lên, các phần của khối u có thể vỡ ra và lan sang các bộ phận khác trên cơ thể (hay còn gọi là di căn).
Một số yếu tố được cho là nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt đó là:
- Tuổi: nguy cơ nam giới mắc bệnh này sẽ tăng cao khi trên 50 tuổi. Khoảng 60% bệnh ung thư tuyến tiền liệt xảy ra ở những người trên 65 tuổi.
- Chủng tộc hoặc sắc tộc: người da đen hoặc người gốc Phi có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.
- Yếu tố di truyền: các trường hợp tiền sử trong gia đình có bố, anh hoặc em mắc ung thư tiền liệt tuyến thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao gấp 2 – 3 lần so với bình thường.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã xác định được các yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt khác, nhưng bằng chứng còn chưa rõ ràng. Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác bao gồm:
- Hút thuốc.
- Viêm tuyến tiền liệt.
- Có chỉ số BMI > 30 (bị béo phì).
- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
- Tiếp xúc với chất độc màu da cam.
6. Chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến như thế nào?
Sàng lọc có thể giúp phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh trung bình, bạn có thể sẽ thực hiện xét nghiệm sàng lọc đầu tiên ở tuổi 55. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao, việc sàng lọc là vô cùng cần thiết.
Một số xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán bệnh có thể được chỉ định là:
- Xét nghiệm máu kháng nguyên (PSA): Tuyến tiền liệt tạo ra một loại protein gọi là kháng nguyên đặc hiệu protein (PSA). Mức PSA cao có thể chỉ ra bệnh ung thư. Mức độ cũng tăng lên nếu bạn mắc các bệnh lành tính, chẳng hạn như BPH hoặc viêm tuyến tiền liệt.
- Chẩn đoán qua hình ảnh: MRI hoặc siêu âm cắt ngang có thể hiển thị hình ảnh tuyến tiền liệt, bao gồm cả những khu vực nghi ngờ có thể là ung thư. Kết quả hình ảnh có thể giúp bác sĩ quyết định có nên thực hiện sinh thiết hay không.
- Sinh thiết: Trong quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô để xét nghiệm ung thư. Sinh thiết là cách chắc chắn duy nhất chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt hoặc xác định chính xác mức độ nguy hiểm của nó.
7. Các cấp độ và giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến
Loại ung thư này có 4 giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn 1: tế bào ung thư bắt đầu khu trú tại tuyến tiền liệt. Giai đoạn này khá khó nhận biết bởi không có biểu hiện cụ thể cũng như kích thước tuyến tiền liệt không to hơn so với bình thường. Nếu chỉ thăm khám trực tràng thì không thể phát hiện ra. Chỉ khi làm sinh thiết tuyến tiền liệt hoặc làm PSA thì mới biết.
- Giai đoạn 2: tế bào ung thư bắt đầu phát triển và kích thước tuyến bắt đầu lớn hơn. Khi này thăm khám trực tràng sẽ phát hiện ra.
- Giai đoạn 3: lúc này tế bào ung thư đã phá vỡ vỏ bọc của tuyến tiền liệt và bắt đầu di căn sang các cơ quan lân cận như trực tràng, bàng quang, túi tinh,..
- Giai đoạn 4: tế bào ung thư di căn tới gan, xương, phổi,…
8. Điều trị ung thư tiền liệt tuyến như thế nào?
Việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là tình trạng và tốc độ lây lan của tế bào ung thư. Hầu hết ung thư tiền liệt tuyến được chẩn đoán ở giai đoạn đầu đều có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
8.1 Theo dõi tích cực
Sau khi nghi ngờ có tế bào ung thư, người bệnh sẽ được kiểm tra và sinh thiết cứ sau một đến ba năm để theo dõi sự phát triển của ung thư. Theo dõi tích cực rất phù hợp với những trường hợp tế bào phát triển chậm, chỉ ở tuyến tiền liệt và không có triệu chứng rõ ràng. Nếu tình trạng chuyển biến xấu đi, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị.
8.2 Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt có thể loại bỏ thành công bệnh ung thư tuyến tiền liệt chưa lan rộng. Thường sẽ được chỉ định khi bệnh đang ở giai đoạn 1 hoặc 2.
8.3 Xạ trị
Xạ trị áp sát: Một hình thức xạ trị nội bộ, xạ trị áp sát bao gồm việc đặt các hạt phóng xạ vào bên trong tuyến tiền liệt. Phương pháp này tiêu diệt các tế bào ung thư trong khi vẫn bảo tồn các mô khỏe mạnh xung quanh.
Xạ trị bằng chùm tia ngoài: Với liệu pháp xạ trị bằng chùm tia ngoài (EBRT), một máy sẽ chiếu chùm tia X mạnh trực tiếp vào khối u. Các dạng EBRT chuyên dụng, như IMRT, có thể hướng liều lượng bức xạ cao tới khối u trong khi vẫn bảo vệ được các mô khỏe mạnh.
8.4 Liệu pháp hormone
Hormone Testosterone thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư. Liệu pháp hormone sử dụng thuốc để chống lại vai trò của Testosterone trong việc thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư.
Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn Testosterone tiếp cận các tế bào ung thư. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn để chúng không còn tạo ra Testosterone nữa. Phẫu thuật này là một lựa chọn cho những người không muốn dùng thuốc.
8.5 Hóa trị
Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bệnh nhân được chỉ định hóa trị hoặc kết hợp với liệu pháp hormone nếu ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt.
Các tác dụng không mong muốn khi điều trị ung thư tiền liệt tuyến, bao gồm:
- Đi tiểu không tự chủ: vấn đề này có thể được cải thiện trong vòng 6 tháng đến 1 năm.
- Rối loạn cương dương: phẫu thuật, xạ trị và các phương pháp điều trị khác có thể làm tổn thương dây thần kinh cương dương trong dương vật và ảnh hưởng đến khả năng cương cứng.
- Vô sinh: các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hoặc xuất tinh của bạn, dẫn đến vô sinh. Nếu muốn có con sau này, người bệnh có thể bảo quản tinh trùng trong ngân hàng tinh trùng trước khi bắt đầu điều trị.
9. Có thể phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến không?
Chúng ta không thể ngăn ngừa hoàn toàn ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh nếu thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Kiểm tra tuyến tiền liệt định kỳ để phát hiện rủi ro kịp thời nếu có.
- Duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh.
- Thường xuyên tập thể dục và duy trì lối sống lành mạnh.
- Chế độ ăn uống khoa học giàu chất xơ, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.
- Không hút thuốc lá.
Có thể thấy ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Việc kiểm tra nam khoa định kỳ là cách tối ưu giúp nam giới phát hiện và có biện pháp xử lý khi bệnh ở giai đoạn sớm để có thể chữa khỏi dứt điểm. Hầu hết các trường hợp phát hiện sớm, tích cực điều trị người bệnh vẫn tiếp tục sinh hoạt bình thường.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn ngoài chuyên khoa hỗ trợ sinh sản còn có chuyên khoa Nam khoa với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, cùng với trang thiết bị hiện đại đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất cũng như đưa ra phác đồ điều trị phụ hợp nhất với từng trường hợp.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: